Gom ngàn tỷ, ba đại gia khuấy động thị trường bất động sản

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng mạnh tay đầu tư BĐS
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng mạnh tay đầu tư BĐS
(PLO) - Ba đại gia nổi tiếng trong giới BĐS liên tiếp tung ra các dự án nhằm khuấy động thị trường cho thấy lĩnh vực này vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư lắm tiền nhiều của.
Tham vọng của các ông lớn
Sau Vinpearl Nha Trang và Đà Nẵng, đại gia Phạm Nhật Vượng đang chuẩn bị để vào tháng 11 tới đây, Vinpearl Resort Phú Quốc sẽ chính thức khai trương. Với 750 phòng và 30 biệt thự, đây không những là khách sạn lớn nhất của Vingroup, mà còn là dự án lớn nhất và 5 sao đầu tiên ở Phú Quốc. Dự án này đang là tâm điểm quan trọng của ngành du lịch Việt vì thời điểm khai trương gắn liền với sự kiện Vòng chung kết Hoa hậu Việt Nam được tổ chức tại đây. Diện mạo của "đảo ngọc" sẽ thay đổi đáng kể khi Khu du lịch Vinpearl khai trương tháng 11 tới.
Tại Quảng Ninh, Vincom Center Hạ Long cũng đang trong quá trình gấp rút hoàn thiện để khai trương vào tháng 10. Còn ở TP.HCM, đại gia này mới đây đã khởi công khu đô thị Vinhomes Tân Cảng với tổng mức đầu tư lên tới 30.000 tỷ đồng. Đây là khu đô thị phức hợp đầu tiên của Vingroup tại TP.HCM, diện tích 43ha.
Đại gia Đào Hồng Tuyển cũng đang tiếp tục củng cố thêm khối tài sản khổng lồ của mình. Tập đoàn Tuần Châu liên doanh với Tập đoàn Amata (Thái Lan) xây dựng dự án khu đô thị công nghiệp công nghệ cao tại Quảng Ninh với tổng mức đầu tư lên tới 2 tỷ USD. Tập đoàn này cũng đang sở hữu danh hiệu "Cảng du thuyền nhân tạo Tuần Châu - vịnh Hạ Long lớn nhất Việt Nam". Dự án cảng này nằm phía Tây Nam đảo Tuần Châu, có tổng diện tích hơn 1,72 triệu m2, diện tích mặt nước hơn 661.000 m2, có sức chúa trên 2.000 tàu.
Chúa đảo" Tuần Châu tính vay 10.000 tỷ đồng để đầu tư dự án
Chúa đảo" Tuần Châu tính vay 10.000 tỷ đồng để đầu tư dự án
Một đại gia khác, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch CTCP tập đoàn FLC cũng đang đổ mạnh nguồn vốn vào thị trường BĐS. Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt dự án BĐS lớn được tập đoàn này công bố. Trong đó phải kể tới 2 thương vụ mua bán sáp nhập đình đám là dự án 36 Phạm Hùng với 198 tỷ đồng và FLC Garden City tích rộng gần 8ha tại xã Đại Mỗ. Cả hai dự án này đều sẽ được khởi công sớm trong quý III năm nay và theo ông Quyết, mức giá bán các sản phẩm bất động sản tại hai dự án này sẽ "hấp dẫn trong bối cảnh thị trường hiện nay".
Tìm kiếm dòng tiền
Trong lĩnh vực tài chính, trong năm 2013, Vingroup huy động thành công 200 triệu USD từ Quỹ đầu tư hàng đầu thế giới Warburg Pincus; 150 triệu USD từ khoản vay hợp vốn quốc tế (thời hạn 5 năm, lãi suất LIBOR + 5,5%/năm); 200 triệu USD trái phiếu quốc tế (thời hạn 4,5 năm, lãi suất 11,625%/năm). Năm 2014, Vingroup dự kiến sẽ phát hành, chào bán và niêm yết cổ phiếu phát hành thêm tại Sở GDCK nước ngoài.
Đến ngày 30/6, Vingroup có trị giá tổng tài sản 83.808 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 17.529 tỷ đồng. Mới đây, doanh nghiệp này cũng vừa công bố kế hoạch trả cổ tức 2013 bằng cả tiền mặt và cổ phiếu, thực hiện trong quý III. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục lọt vào danh sách những người giàu nhất Việt Nam. Theo Forbes, ông Vượng cùng với 52 tỷ phú khác đứng đồng hạng 1.092 với khối tài sản ròng là 1,6 tỷ USD.
Với tham vọng phát triển các dự án trên cả nước, đặc biệt là Quảng Ninh, mới đây đại gia Tuần Châu vừa ký kết với một ngân hàng với số tiền lên tới 10.000 tỷ đồng. "10.000 tỷ đồng, hiện các dự án của Tuần Châu chưa sử dụng đến nguồn vốn này, và chúng tôi ký để tính toán cho cơ hội trong tương lai", ông Tuyển tiết lộ.
Tại Quảng Ninh, tính đến thời điểm hiện tại, tập đoàn Tuần Châu có do ông Đào Hồng Tuyển làm Chủ tịch HĐQT có hàng loạt các dự án lớn thuộc lĩnh vực bất động sản, đầu tư, du lịch, thương mại chuỗi hàng hiệu quốc tế, khách sạn, vui chơi giải trí, du thuyền, bến cảng, sân golf, khai khoáng và công nghiệp tại Việt Nam.
FLC nổi lên từ các thương vụ mua bán dự án BĐS
FLC nổi lên từ các thương vụ mua bán dự án BĐS 
FLC cũng liên tục tăng nguồn vốn. Đến đầu năm 2014, sau vài lần huy động vốn, FLC Group có vốn điều lệ 1.544 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản được định giá 2.581 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt 1.823 tỷ đồng. FLC đã xác định là không chỉ đầu tư bất động sản nhà ở. Tới đây, FLC sẽ đi sâu vào cả nghỉ dưỡng và khách sạn.
Đầu tháng 5, công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM. Tập đoàn FLC đã liên tiếp ký kết 2 hợp đồng tài trợ vốn lên tới 22.000 tỷ đồng. Đặc biệt, trong khi các DN khác vẫn chật vật tìm vốn cho dự án bất động sản (BĐS) thì FLC công bố vừa được Quỹ đầu tư GEM cam kết "rót" vốn 200 tỷ đồng, kèm thỏa thuận mua 3 triệu cổ phiếu. Hiện FLC cũng đang ráo riết triển khai kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore.

Đọc thêm

Đạo đức kinh doanh cần được vun bồi từ gốc

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang dần nhận ra rằng: kinh doanh tử tế là cách duy nhất để đi đường dài. (Nguồn: Base)
(PLVN) - Mỗi quyết định kinh doanh không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn có thể tạo ra tác động mạnh mẽ đến xã hội. Chính vì thế, đạo đức doanh nhân không còn là câu chuyện lý thuyết mà cần trở thành cốt lõi để xây dựng một nền kinh tế bền vững và nhân văn.

Tuân thủ pháp luật - Trách nhiệm tối thiểu và bắt buộc của doanh nhân

Chính phủ cho ra mắt Cổng Pháp luật quốc gia giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin pháp lý. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) - Thời gian gần đây, dư luận không khỏi bàng hoàng trước hàng loạt vụ việc doanh nghiệp vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Từ những xưởng sản xuất hàng giả, hàng nhái quy mô lớn bị phanh phui, cho đến các chiêu trò lừa đảo tinh vi qua mạng, quảng cáo sai sự thật hay sử dụng hóa chất độc hại trong thực phẩm... Mỗi “cú phốt” như vậy đang trở thành hồi chuông cảnh tỉnh, phơi bày những “lỗ hổng” trong ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận người kinh doanh.

Niềm tin là tài sản lớn nhất của thương nhân

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người tiên phong trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, đồng thời thực hiện nhiều dự án phục vụ cộng đồng.
(PLVN) - Trong mọi thời đại, doanh nhân không chỉ là người tạo ra của cải vật chất, mà còn là lực lượng nòng cốt thúc đẩy phát triển xã hội và hình thành các chuẩn mực đạo đức trong kinh tế. Trong kỷ nguyên kinh tế số, với nhiều biến động, không phải vốn liếng hay tài sản mà chính niềm tin mới là điều tạo nên đẳng cấp và độ bền vững của một doanh nghiệp.

Báo chí – Doanh nghiệp đồng hành bước vào kỷ nguyên mới

Báo chí – Doanh nghiệp đồng hành bước vào kỷ nguyên mới
(PLVN) - Hơn 200 đại biểu là lãnh đạo Trung ương, chuyên gia, nhà báo, doanh nhân… đã tham dự Diễn đàn “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” do Báo Kinh tế & Đô thị và Học viện Báo chí Tuyên truyền tổ chức sáng 5/6. Tại đây, nhiều vấn đề liên quan đến báo chí, doanh nghiệp đã được đưa ra bàn bạc, thảo luận, nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ tương hỗ, cộng sinh giữa báo chí – doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

TKV hoàn thành kế hoạch 5 tháng đầu năm 2025

TKV hoàn thành kế hoạch 5 tháng đầu năm 2025
(PLVN) -  Tháng 5 năm 2025, với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Đảng ủy và Ban lãnh đạo điều hành Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), cùng sự cố gắng, quyết tâm các Ban chuyên môn và các đơn vị, Tập đoàn đã hoàn thành kế hoạch SXKD tháng 5/2025.

Hỗ trợ đổi mới sáng tạo: Để doanh nghiệp hấp thụ 'dinh dưỡng thể chế'

Các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo mong được tiếp cận các ưu đãi. (Ảnh: Đoan Trang)
(PLVN) - Nghị quyết 68-NQ/TW về kinh tế tư nhân và Nghị quyết số 138/NQ-CP ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân vừa được thông qua đã tạo ra nhiều cơ chế thông thoáng thúc đẩy doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển. Nhưng để tiếp cận, “hấp thụ” được các chính sách này lại không hề đơn giản...

Kỳ vọng lứa doanh nghiệp lớn mới sẽ 'ra ràng' - Bài 1: Doanh nghiệp gia đình nuôi khát vọng lớn

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan Triển lãm “Những thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân” sáng ngày 18/5/2025. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Doanh nghiệp (DN) gia đình là cấu phần chính của kinh tế tư nhân Việt Nam. Hiện khối DN gia đình ngày càng nuôi khát vọng lớn, đặt mục tiêu vượt ra khỏi khuôn khổ “của để dành” và nghĩ tới mục tiêu kiếm tài sản tỷ USD... Đây là lứa DN được kỳ vọng sẽ “lớn bổng” với sự chắp cánh của Nghị quyết 68 - NQ/TW.

Nhiều dự án năng lượng chuẩn bị vào giai đoạn 'nước rút'

Lãnh đạo EVN kiểm tra tiến độ Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1. (Ảnh: EVN)
(PLVN) -  Thời điểm kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9) là cột mốc mà rất nhiều dự án nguồn điện và lưới điện đặt mục tiêu hoàn thành, đưa vào sử dụng. Hiện, các đơn vị thi công, chủ đầu tư đang chuẩn bị vào giai đoạn nước rút để kịp tiến độ quan trọng này.

Chủ tịch Tập đoàn Charoen Pokphand cam kết phát triển lâu dài tại Việt Nam

Chủ tịch Tập đoàn Charoen Pokphand cam kết phát triển lâu dài tại Việt Nam
(PLVN) - Chủ tịch Tập đoàn Charoen Pokphand (Tập đoàn C.P.) - ông Soopakij Chearavanont cùng Ban Lãnh đạo cấp cao Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (CPV) gồm ông Montri Suwanposri – Phó Chủ tịch C.P. Việt Nam, ông Pawalit Ua-Amornwanit – Tổng Giám đốc C.P. Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo CPV mới có buổi diện kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vào chiều 16/5 tại Hà Nội.

Thủ tướng Việt Nam và Thái Lan chứng kiến thỏa thuận chuyển giao 50 tàu bay Boeing cho Vietjet Thái Lan

 Thủ tướng Việt Nam và Thái Lan chứng kiến thỏa thuận chuyển giao 50 tàu bay Boeing cho Vietjet Thái Lan
(PLVN) -  Vietjet và Boeing vừa trao thoả thuận hợp tác với Vietjet Thái Lan về việc chuyển giao 50 tàu bay Boeing 737 cho Vietjet Thái Lan, đóng góp vào phát triển kinh tế du lịch kết nối Thái Lan và Việt Nam cũng như các nước trong khu vực. Sự kiện diễn ra với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức đầu tiên của một Thủ tướng Thái Lan tới Việt Nam sau hơn một thập kỷ.