Góc khuất cuộc đời cố Tổng thống đa tình Sukarno

Bà Hartini (phải) thăm Trung Quốc
Bà Hartini (phải) thăm Trung Quốc
(PLO) -Năm 1945, sau khi lãnh đạo nhân dân Indonesia đấu tranh thoát khỏi ách thống trị của thực dân Hà Lan, ông Sukarno đã chính thức tuyên bố nhậm chức, trở thành vị Tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Indonesia từ 1945 - 1967. 

Vị lãnh tụ của phong trào độc lập này được đông đảo nhân dân yêu mến và ủng hộ, trở thành người anh hùng dân tộc của đất nước Vạn đảo nhưng lại có đời sống tình cảm rất phức tạp, từng trở thành đối tượng để CIA và các tổ chức tình báo nước ngoài giăng bẫy, lợi dụng…

Sự nghiệp vẻ vang, cuộc đời sóng gió và kết cục bi thảm

Sukarno (tên đầy đủ là Bung Sukarno, 1901-1970), sinh ngày 6/6/1901 trong một gia đình giáo viên ở Đông Java. Năm 1927 ông đỗ kỹ sư xây dựng và tham gia phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan, lập ra Liên minh dân tộc Indonesia. 

Tháng 3/1928 ông cải tổ tổ chức này thành Đảng Dân tộc Indonesia; tháng 12 cùng năm lại liên kết với một số đảng phái, tổ chức chính trị khác lập nên Liên minh Chính trị dân tộc Indonesia và làm chủ tịch tổ chức này; sau đó bị người Hà Lan bắt giam trong 2 năm (1929 – 1931).

Năm 1932 sau khi được thả, ông tham gia và được bầu làm Chủ tịch Đảng Indonesia. Năm 1933, ông lại bị bắt và bị lưu đày đến các đảo Flores, Sumatra trong 8 năm. 

Tháng 3/1942, Nhật xâm chiếm Indonesia, Sukarno coi Nhật là những người giải phóng cá nhân và đất nước ông. Tướng Nhật Imamura Hitoshi bổ nhiệm ông làm Cố vấn hàng đầu cho họ, cho phép ông thành lập và làm Chủ tịch “Trung tâm sức mạnh nhân dân”.

Tháng 6/1945, trước khi Nhật thất bại trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai đã tuyên bố Indonesia đồng chí độc lập. Sukarno đã ra tuyên bố “Pancasila” tức 5 nguyên tắc độc lập của Indonesia, gồm dân tộc, quốc tế, dân chủ, phồn vinh xã hội và tôn thờ Đấng Tối cao. 

Ngày 17/8/1945, sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng, Sukarno tiếp tục tuyên bố Indonesia độc lập và lên làm Tổng thống. Năm 1946, Hà Lan đem quân quay trở lại chiếm đóng Indonesia một lần nữa, Sukarno đã lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng chiến.

Tháng 12/1948, ông lại bị bắt và đưa đi đày tại đảo Bangka. Dưới áp lực của phong trào đấu tranh chống thực dân trong nước và sức ép dư luận quốc tế, năm 1949, chính phủ Hà Lan buộc phải công nhận nền độc lập của Indonesia. 

Tháng 12/1949, Sukarno lại trở thành Tổng thống, vào ở trong Dinh Toàn quyền Hà Lan, bắt đầu cuộc sống xa hoa…Ít lâu sau, dư luận bắt đầu lên tiếng chỉ trích ông không quan tâm đến chính trị và phục hưng, phát triển đất nước. Tuy trong thời gian này, y tế giáo dục có sự cải thiện, lòng tự tôn dân tộc được nâng cao, nhưng cũng phải trả giá khá đắt.

Năm 1956, để loại bỏ những người phản đối mình, Sukarno đã giải tán quốc hội và đưa ra các chính sách “dân chủ dưới sự chỉ đạo”, “kinh tế dưới sự chỉ đạo”, thực tế là thi hành chính sách độc đoán khiến đất nước liên tiếp xảy ra khủng hoảng.

Chân dung Tổng thống Sukarno
Chân dung Tổng thống Sukarno

Năm 1957, Sukarno mấy lần bị ám sát hụt. Năm 1958 tại Sumatra và Sulawesi xảy ra phản loạn, lạm phát nghiêm trọng, giá cả năm 1965 tăng 180 lần, năm 1967 tăng 600 lần so với năm 1958. Năm 1963, quan hệ giữa Indonesia với Mỹ bị xấu đi, sau đó lại “quay mặt” với Liên Xô.

Tháng 1/1965, Indonesia rút khỏi LHQ do tranh chấp với Malaysia. Sukarno kích động quần chúng tôn vinh ông là “lãnh tụ cách mạng vĩ đại, Tổng thống suốt đời”. 

Tháng 9/1965, Sukarno tham gia vào cuộc đảo chính của nhóm sĩ quan là đảng viên Đảng Cộng sản Indonesia bắt giam, sát hại 6 tướng lĩnh quân đội trong đó có Tư lệnh Lục quân rồi tuyên bố thành lập chính quyền mới. Nhưng tướng Suharto, Tư lệnh Quân khu Jakarta đã đem quân trấn áp, sau đó tiến hành đàn áp giết hại khoảng 300 ngàn đảng viên cộng sản.

Tháng 3/1966, Sukarno không còn thực quyền, buộc phải trao lại chính quyền cho Suharto. Tháng 3/1967 ông chính thức từ bỏ chức Tổng thống và bị giam lỏng, sau đó qua đời ngày 21/6/1970 vì bệnh thận.

Năm 1955, Sukarno là người tích cực khởi xướng và tham gia Hội nghị Á – Phi (Asian-African Conference) họp từ ngày 18 đến 24/4/1955 tại Bandung. Đây là hội nghị quốc tế lớn đầu tiên của người lãnh đạo 29 quốc gia các quốc gia châu Á, châu Phi họp mà không có mặt các nước thực dân, để bàn về  những vấn đề cùng quan tâm như bảo vệ hòa bình, giành độc lập dân tộc và phát triển kinh tế.

Mục đích của Hội nghị Bandung là thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước, cùng nhau bày tỏ không để cuốn vào cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, chống chủ nghĩa thực dân. Hội nghị Bandung trở thành cột mốc quan trọng, gián tiếp thúc đẩy việc hình thành Phong trào Không liên kết vào tháng 9/1961. Tại lễ khai mạc, ông Sukarno đã đọc bài diễn văn nổi tiếng với câu: “Đây là hội nghị quốc tế đầu tiên của người da màu trong lịch sử nhân loại…”.

9 bà vợ và… vô số người tình

Ông Sukarno là người khôi ngô tuấn tú, lại hào hoa phong nhã, phong lưu đa tình, nên đời sống tình cảm rất phóng khoáng. Xung quanh ông lúc nào cũng có những người đẹp vây quanh, thậm chí đi thăm nước ngoài cũng muốn có gái đẹp nước ngoài phục vụ.

Cựu Tổng thống Tunisia Habib Bourguiba từng kể lại trong cuốn hồi ký: Hồi Sukarno sang thăm Tunisia, khi nguyên thủ hai nước hội đàm vốn có rất nhiều vấn đề trọng đại cần phải thương thảo.

Nào ngờ ý kiến đầu tiên mà vị quốc khách Sukarno nêu ra cho chủ nhà là “Tôi muốn có một người phụ nữ”, khiến ông Habib Bourguiba sững sờ kinh ngạc, không biết trả lời thế nào cho phải. Đặc biệt, Sukarno rất thích người khác ca ngợi mình mạnh mẽ về tình dục…

Trong cuộc đời mình, Sukarno đã kết hôn ít nhất 9 lần và có rất nhiều người tình, bạn gái. 9 người vợ có danh tiếng của ông là: Siti Oetari ( kết hôn 1920, ly dị 1923), Inggrit Garnasih (cưới 1923, ly hôn 1945), Famawati (kết hôn 1945), Hartini (kết hôn 1954), Naoko Nemoto (kết hôn 1962, sau đổi tên thành Ratna Dewi Sukarno), Haryati (1963–1966), Kartini Manoppo (1959–1968), Yurike Sanger (1964–1968), Heldy Djafar (1966–1969).

Trong số 9 bà vợ, ông tuyên bố mình chỉ có “4 người vợ chính thức được chính quyền công nhận” với những cuộc tình đầy ái, ố, hỉ, nộ.

Người vợ đầu tiên là Inggrit Garnasih nhiều hơn Sukarno 12 tuổi, họ kết hôn năm 1923 sau khi ông kết thúc cuộc hôn nhân chớp nhoáng đầu tiên với Siti Oetari. Bà Inggrit không chỉ là người bạn đời thủy chung, mà còn là bạn chiến đấu của ông Sukarno trong cuộc đấu tranh chống thực dân Hà Lan, giành độc lập cho đất nước.

Sukarno khi còn là học sinh năm 1916
Sukarno khi còn là học sinh năm 1916

Ngày 17/8/1945, khi Sukarno đọc “Tuyên ngôn Độc lập” và trở thành Tổng thống, bà Inggrit trở thành Đệ nhất phu nhân ở tuổi ngoài 50 bên cạnh người chồng trẻ, đẹp trai. Vì vậy bà đã chủ động ly hôn với ông và giới thiệu người cháu gái trẻ đẹp 17 tuổi Fatmawati để ông kết hôn.

Sau khi Hà Lan quay lại xâm lược, năm 1948  Sukarno bị quân lính Hà Lan bắt đưa đi giam giữ tại nhà tù đảo Sumatra, bà vẫn tìm cách liên lạc tiếp tế quần áo, thực phẩm cho ông. Mặc dù trên danh nghĩa đã ly dị, nhưng bà Inggrit luôn theo sát, quan tâm đến sức khỏe, an nguy, ủng hộ sự nghiệp của ông, hết lòng hy sinh vì ông.

Ngày 21/6/1970, Sukarno qua đời, mặc dù đã rất già yếu, bà Inggrit vẫn bất chấp sự khuyên can, ngăn cản của mọi người, chống gậy đến bên linh cữu ông khóc than bày tỏ thương tiếc…

Fatmawati - người vợ xinh đẹp, thông minh

Bà Fatmawati có với ông Sukarno 4 người con (1 trai, 3 gái). Nữ Tổng thống đầu tiên của Indonesia Megawati Sukarnoputri (nhiệm kỳ 2001 – 2004) chính là trưởng nữ của hai ông bà.

Ông Sukarno là người Jawa ở Yoyakarta, còn Fatmawati lại là người Mã Lai ở Sumatra, giữa họ có sự khác nhau về ngôn ngữ và tập quán sinh hoạt; lại thêm bà tính tình mạnh mẽ, cương trực và có quan điểm độc lập, không muốn dựa dẫm vào chồng nên 2 người hay va chạm. Năm 1954, khi bà phát hiện ông có quan hệ tình ái với bà Hartini, liền chủ động rời Phủ Tổng thống, ly thân với ông.

Sau khi rời xa ông, bà vẫn tiếp tục hoạt động chính trị và giữ vị trí Chủ tịch Hiệp hội phụ nữ toàn quốc, nổi tiếng trên chính trường suốt một thời. Do có uy tín khá cao trong quần chúng nhân dân, nên dù đã chia tay chồng, bà Fatmawati vẫn được tôn xưng là “Quốc mẫu” và “Đệ nhất phu nhân”.

Cuộc tình sóng gió với “Đệ nhị phu nhân” Hartini

Bà Hartini là người Jawa. Trước khi kết hôn với ông Sukarno, bà là vợ một nhân viên cao cấp của hãng xăng dầu Mobil của Mỹ và đã là bà mẹ của 5 đứa con. Hartini rất xinh đẹp, yểu điệu, dịu dàng quyến rũ khiến Sukarno không cưỡng nổi, quyết chinh phục bằng được.

Khi ông quyết định kết hôn với bà đã gây rúng động dư luận. Nhiều người bày tỏ bất bình vì cho đó là sự bất công đối với Đệ nhất phu nhân Fatmawati. Các kẻ thù chính trị của ông cũng nhân chuyện này để công kích, chửi bới; ngay những người xung quanh ông cũng khuyên can, nhưng Sukarno vẫn kiên quyết cưới bà Hartini.

Giữa lúc sóng gió dư luận bủa vây, Sukarno đã lên đài phát thanh diễn thuyết: “Tôi là một tín đồ Hồi giáo sùng đạo, luôn tuân thủ giáo quy của kinh Koran. Khi mà Thánh Allah đã cho phép mỗi tín đồ được cùng lúc có 4 người vợ, thì sự kết hợp của tôi với Hartini rõ ràng là hợp pháp và hợp lý. Thánh Allah đã chúc phúc cho tôi và Hartini!”.

Thế là mọi sóng gió đều yên. Sau khi cưới, bà Hartini không bao giờ xuất hiện công khai, luôn ẩn cư ở biệt thự bên trong Phủ Tổng thống. Bà sinh cho ông 2 người con trai, được tôn xưng là “Đệ nhị phu nhân”…

(Còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.