Gỡ vướng trong thi hành án các vụ án tham nhũng

Nghĩa vụ thi hành án của Dương Chí Dũng còn rất lớn.
Nghĩa vụ thi hành án của Dương Chí Dũng còn rất lớn.
(PLO) - Thi hành án dân sự nói chung, thi hành án các vụ việc tham nhũng, thu hồi tiền, tài sản cho nhà nước nói riêng ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn của dư luận xã hội và người dân. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo, yêu cầu báo cáo tình hình, kết quả thi hành án các vụ việc loại này. Điều đó vừa là động lực, vừa là trọng trách của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà trước tiên thuộc về cơ quan thi hành án dân sự và các Chấp hành viên.

Năm 2016 là năm đầu tiên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, năm diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Đối với công tác thi hành án dân sự, năm 2016 là năm đầu tiên tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự theo Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016; năm thứ hai triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự và Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (ngày 19/7/1946 - 19/7/2016). 

Bối cảnh và những sự kiện trọng đại nêu trên của đất nước cũng như của ngành Tư pháp, đã và đang tác động không nhỏ đến kết quả công tác thi hành án dân sự.

Thi hành án dân sự nói chung, thi hành án các vụ việc tham nhũng, thu hồi tiền, tài sản cho nhà nước nói riêng ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn của dư luận xã hội và người dân. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo, yêu cầu báo cáo tình hình, kết quả thi hành án các vụ việc loại này. Điều đó vừa là động lực, vừa là trọng trách của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà trước tiên thuộc về cơ quan thi hành án dân sự và các Chấp hành viên.

Trong thực tế, số việc THADS các vụ án thuộc nhóm tội tham nhũng không nhiều. Một số vụ việc thi hành án nổi cộm gần đây, được dư luận xã hội quan tâm không phải tất cả đều là án tham nhũng, mà chủ yếu là các vụ việc liên quan đến các tội phạm về kinh tế, với các tội danh như cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, nổi lên một số vụ việc điển hình, như: vụ Phạm Thanh Bình (Vinashin), vụ Nguyễn Đức Kiên, vụ Vũ Quốc Hảo (Công ty đầu tư tài chính II), vụ Huỳnh Thị Huyền Như…

Ngoài việc bị tuyên xử các hình phạt nghiêm khắc, người phải thi hành án trong các vụ án này còn phải thi hành phần trách nhiệm dân sự với giá trị phải thi hành rất lớn, có trường hợp số tiền phải thi hành án lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Nhận thức rõ việc thi hành án để thu hồi tiền, tài sản tham nhũng, tài sản cho nhà nước trong các vụ án nêu trên là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nhằm khắc phục hậu quả do tham nhũng, vi phạm pháp luật gây ra, góp phần đắc lực vào công tác đấu tranh chống tham nhũng, củng cố niềm tin của nhân dân và công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thời gian qua, các cơ quan THADS luôn chú trọng, chỉ đạo sát sao các Chấp hành viên trong việc tổ chức thi hành các vụ việc loại này; các Chấp hành viên cũng đã tích cực đôn đốc, xác minh, áp dụng các biện pháp thi hành án phù hợp để thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước ở mức cao nhất. 

Kết quả thi hành án các vụ án tham nhũng, thu hồi tiền, tài sản cho nhà nước đã có những chuyển biến nhất định; nhận thức của các cấp, các ngành, của Lãnh đạo và Chấp hành viên các cơ quan Thi hành án dân sự về trách nhiệm của mình trong việc tổ chức thi hành án các vụ việc loại này ngày càng được nâng lên; nhiều nơi đã thành lập Tổ, Nhóm chỉ đạo thi hành án, lập kế hoạch giải quyết đối với từng vụ việc; nhiều tài sản kê biên để bảo đảm thi hành án đã được tập trung xử lý; định kỳ hàng tháng báo cáo tiến độ, kết quả thi hành án bảo đảm đúng yêu cầu của Tổng cục THADS…

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, việc thi hành án các vụ việc loại này vẫn còn những hạn chế tồn tại, chưa đáp ứng yêu cầu; số tiền thu được còn quá ít so với tổng số phải thi hành; một số trường hợp xử lý tài sản để thi hành án còn chậm…

Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại nêu trên có cả khách quan và chủ quan, hay nói cách khác, quá trình thi hành án các vụ việc loại này còn nhiều vướng mắc, khó khăn, nổi lên là:

(i) Để thu được tiền, tài sản thi hành án, cơ quan THADS phải tiến hành xử lý các tài sản đã được các cơ quan tiến hành tố tụng kê biên, đồng thời, xác minh, truy tìm tài sản khác của đương sự để xử lý đảm bảo thi hành án. Tuy nhiên, nhiều vụ việc số tiền phải thi hành án lớn, nhưng tài sản để bảo đảm thi hành án có giá trị rất nhỏ, không đủ thi hành nghĩa vụ mà bản án đã tuyên.

Ví dụ, việc thi hành án đối với Dương Chí Dũng trong vụ Vinalines, theo quyết định của bản án thì Dương Chí Dũng và đồng bọn phải liên đới bồi thường cho Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam trên 358 tỷ đồng (chia theo phần: Dương Chí Dũng phải nộp 110 tỷ đồng). Quá trình thi hành án, cơ quan thi hành án đã xử lý tài sản đã kê biên và thu được trên 14 tỷ đồng, trong khi nghĩa vụ thi hành án của Dương Chí Dũng còn rất lớn.

(ii) Hầu hết đương sự phải thi hành án phần trách nhiệm dân sự trong các vụ việc loại này phải chấp hành hình phạt tù với thời hạn dài, thậm chí bị tuyên án tử hình, nhiều trường hợp không có tài sản, tiền, thu nhập để thi hành án; gia đình, ngưởi thân không có khả năng hỗ trợ thi hành án… 

(iii) Việc xác minh điều kiện thi hành án, ngoài các tài sản đã được kê biên, tuyên xử lý trong bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan THADS khó có thể xác minh được thêm tài sản hoặc nguồn thu nhập khác, vì tội phạm tham nhũng thường tìm mọi cách để tẩu tán, che giấu, hợp lý hóa tài sản, trong khi đó, cơ quan THADS chỉ có thể căn cứ vào tình trạng pháp lý hiện hành của tài sản để xử lý mà không có thẩm quyền điều tra, chứng minh nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có, hơn nữa, cơ chế quản lý tài sản ở nước ta hiện nay còn thiếu minh bạch, các giao dịch kinh tế, dân sự hiện nay vẫn chủ yếu được thực hiện bằng hình thức thanh toán tiền mặt, do đó khó kiểm soát được thu nhập, tài sản của tổ chức, cá nhân và cũng gây khó khăn cho việc áp dụng các biện pháp phong tỏa, kê biên tài sản của cơ quan có thẩm quyền.

(iv) Một số trường hợp, công tác phối hợp trong thi hành án dân sự hiệu quả chưa cao, trong đó có việc chậm đính chính, giải thích bản án hoặc chậm chuyển giao biên bản và tài liệu liên quan đến kê biên tài sản bảo đảm thi hành án, ví dụ như vụ Huyền Như; một số nơi, cơ quan THADS, Chấp hành viên còn ngại khó, chưa thực sự quyết liệt tổ chức thi hành án.

(v) Hoạt động hợp tác quốc tế trong việc thi hành án có yếu tố nước ngoài nói chung và trong truy tìm, xử lý tài sản bảo đảm thi hành án dân sự ở nước ngoài nói riêng còn chưa cụ thể, thậm chí chưa có quy định, dẫn đến công tác phối hợp, tổ chức thực hiện gặp khó khăn, lúng túng.

Nhận diện đầy đủ, chính xác những hạn chế, tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong thi hành án dân sự nói chung, trong thi hành án các vụ án tham nhũng, thu hồi tiền, tài sản cho nhà nước nói riêng sẽ giúp các chủ thể có liên quan đưa ra các biện pháp, giải pháp hữu hiệu trong chỉ đạo cũng như tổ chức thực hiện tốt các nhiệm được giao, qua đó có thể sớm thu hồi tiền, tài sản cho nhà nước, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, kéo giảm số việc và tiền phải thi hành án, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân trong công tác phòng chống tham nhũng.

Mỗi cơ quan Thi hành án dân sự, từng Chấp hành viên và cán bộ làm công tác thi hành án dân sự trong cả nước nghiêm túc khắc phục hạn chế, tồn tại, chủ động vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục tích cực, đẩy mạnh hơn nữa tiến độ thi hành án, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ thi hành án dân sự năm 2016, đó chính là việc làm thiết thực nhất chào mừng 70 năm ngày truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1946 – 19/7/2016).

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.