Gieo mầm yêu thương - Ấm áp nghĩa tình

Mỗi suất ăn được trao đi là gửi luôn yêu thương theo cùng.
Mỗi suất ăn được trao đi là gửi luôn yêu thương theo cùng.
(PLO) - Mới chỉ hoạt động chính thức một năm nhưng những hoạt động thiện nguyện mà nhóm Gieo mầm yêu thương để lại trong những bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở 3, bệnh viện K ngập tràn yêu thương. Không chỉ lo bữa ăn chay cho bệnh nhân, những người sáng lập nhóm còn tổ chức những chương trình ca nhạc, những buổi học yoga miễn phí cho bệnh nhân.

Khi những người có máu tình nguyện gặp nhau...

Khác với nhiều tổ chức đơn vị tình nguyện hiện nay, các thành viên cốt cán của nhóm Gieo mầm yêu thương (GMYT) đều là cán bộ viên chức nhà nước. Mỗi người một công việc nhưng họ đều sắp xếp được thời gian nghỉ ngơi ít ỏi của mình để tham gia các nhóm thiện nguyện khác nhau. Như vợ chồng chị Trịnh Minh Hiền đóng góp tâm sức của mình với rất nhiều nhóm. Như chị Lan Anh, một trong những người đầu tiên làm cơm 5.000 đồng ở Hà Nội... 

Họ miệt mài với những hoạt động thiện nguyện của mình cho đến khi Lan Anh có em bé, buộc phải dừng lại công việc của mình. Nhưng trong thâm tâm mình, Lan Anh luôn mong muốn được giúp đỡ những mảnh đời khốn khó trong xã hội. Mong ước này của Lan Anh và tâm nguyện của vợ chồng anh Minh - chị Hiền gặp nhau, như một cơ duyên đã định sẵn. Mầm yêu thương của những người cùng có máu làm tình nguyện gặp nhau nên đâm chồi nảy lộc, thành lập nên nhóm GMYT.

Kế hoạch nấu cơm cho bệnh nhân ung thư được đặt ra đầu tiên. Và nấu cơm chay, một quyết định được sự đồng thuận của cả nhóm. Do khối lượng công việc nhiều nên để đảm bảo có thể tham gia và cùng làm, nhóm quyết định chọn phục vụ bệnh nhân vào bữa cơm chiều ngày chủ nhật. 

Ngay khi bắt đầu làm,  Lan Anh và vợ chồng chị Hiền đã quyết định lo trọn vẹn một bữa cho bệnh nhân, 2 bữa còn lại trong tháng sẽ kêu gọi từ bạn bè trong nhóm. Vợ chồng anh chị Tiến - Thúy, đồng sáng lập nhóm cho mượn địa điểm  và tặng gas mỗi buổi nấu cơm. Mọi công việc xem như đã lên lịch sẵn sàng.

Tuy nhiên, số lượng suất ăn phục vụ đã thay đổi đột ngột. Bởi ban đầu nhóm chỉ định nấu 100 suất nhưng khi vào viện thấy lượng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng khá đông nên quyết định tăng lên 200 suất mỗi ngày. Một điều đặc biệt quan trọng nữa, chính là khi quyết định nấu đồ chay các thành viên trong nhóm phải lên kế hoạch về thực đơn, thực phẩm cẩn thận, kỹ càng để đảm bảo dinh dưỡng cho những người đang chữa trị. 

Chị Hiền chia sẻ, điều quan trọng là đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân nên mọi thành viên trong nhóm đều phải nghiên cứu kỹ hàm lượng chất dinh dưỡng của các thực phẩm chay, các loại rau củ quả, nghiên cứu xem những người bệnh ít hoạt động như thế cần bao nhiêu calo là đủ... để sắp xếp thực đơn phù hợp, vừa ngon vừa đảm bảo dinh dưỡng. 

Sau khi phát cơm xong nhóm lại cắt cử một vài bạn tình nguyện viên (là sinh viên các trường đại học) ở lại, lên các khoa để thăm hỏi bệnh nhân xem suất ăn đã đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân chưa, bệnh nhân mong muốn điều gì. Trên cơ sở ấy nhóm sẽ thay đổi lựa chọn thức ăn phù hợp và dễ ăn hơn đối với bệnh nhân. 

Không chỉ được ăn cơm, mỗi bệnh nhân còn được nhận một cốc chè tráng miệng, có thể là đỗ đen, đỗ xanh cả vỏ, chè khoai, chè ngô... mùa nào thức nấy... nên các bệnh nhân lại càng ngóng chờ mỗi lần nhóm GMYT xuất hiện.  

Sau một năm thực hiện bếp ăn, nhóm đã quyết định lựa chọn các bếp trưởng cho mỗi tuần bếp đỏ lửa. Hiện nay, nhóm cũng đang lên kế hoạch nấu cháo chay cho bệnh nhân ở Viện Bỏng Quốc gia.

Chuyện kỳ lạ ở Gieo mầm yêu thương

Chị Trịnh Hải Yến, một bếp trưởng thường xuyên của nhóm chia sẻ: “Ban đầu mình cũng chỉ định thử vào nhóm sinh hoạt xem mô hình hoạt động ra sao nhưng chỉ một lần tham gia thôi, mình đã không rút chân ra được. Tham gia cùng với nhóm thấy tâm mình yên hơn. Mình biết cũng có nhiều người ban đầu đến vì tò mò, muốn xem cách làm giò chay như thế nào, rồi sau đó cũng bị cuốn hút bởi tinh thần của nhóm trong mỗi lần bắc bếp và rồi họ cũng tham gia thường xuyên, đóng góp tâm sức với nhóm. Thực sự mình chỉ mong đủ sức khỏe, đủ tài chính để đi tiếp cùng nhau những chặng đường sau này”.

Hay như Lan Anh, một thành viên sáng lập của nhóm. Lan Anh làm công việc kinh doanh nên rất bận, bay ra bay vào Đà Nẵng liên tục nhưng luôn cố gắng sắp xếp vào ngày cuối tuần để vào bếp cùng với mọi người. 

Chị Yến tâm sự: “Có nhiều bệnh nhân sau khi nhận những suất cơm chay, nấn ná ở lại khu vực phát cơm để chờ được gặp các thành viên trong nhóm. Có những bệnh nhân rơi nước mắt khi trình bày, xin được đóng góp chút ít cho nhóm, dù chỉ 20-30.000 đồng. Các thành viên trong nhóm nhiều khi rất khó xử nhưng rồi nghĩ rằng đó là tấm lòng của họ nên phải nhận”. 

Chị Hiền cho biết, GMYT luôn mong muốn mọi người tham gia những lần trải nghiệm nấu những bữa ăn cho bệnh nhân hay cùng góp sức tổ chức chương trình hoạt động mang yếu tố tinh thần, đặc biệt là các bạn sinh viên. Chị tâm sự, có những bác hàng xóm của chị cứ trực chờ trưa Chủ nhật để cùng vào bếp với nhóm. Riêng chị, chị rất mong bữa cơm chay nào cũng có các bạn sinh viên tham gia để các bạn có thể hiểu được giá trị của cuộc sống, và yêu thương những người khốn khó hơn mình. 

Tuy nhiên, một điều lạ lùng chưa từng xảy ra ở bất kỳ một nhóm từ thiện nào, lại thường xuyên liên tục diễn ra ở nhóm GMYT.  Đó là chuyện “từ chối  nhận tiền quyên góp”. Rất nhiều người vì không thể tham gia nấu bếp cùng nhóm đã muốn được đóng góp chút ít nhưng các thành viên trong nhóm luôn từ chối vì “còn nhiều tiền lắm, chưa cần đóng”. Điều mà các thành viên mong muốn là mọi người phải tự vào bếp để cảm nhận tình cảm của nhóm, mong muốn mọi người vào bếp để những đồng tiền mình gửi đi làm từ thiện phải bắt nguồn từ trái tim mình. 

Điều mà các thành viên trong nhóm mong muốn nhất là mọi người đóng góp bằng nguyên liệu như các loại gia vị, dầu ăn, gạo, rau... Và mới đây, nhóm đã không giấu được mừng vui khi chia sẻ, nhóm đã được anh Vũ Minh Thắng ủng hộ  lâu dài tinh chất gạo lứt (loại gạo chưa tách cám, dùng rất tốt cho người đang mắc bệnh ung thư) để pha chế thành nước uống phát theo mỗi suất cơm cho bệnh nhân. 

So với tuổi đời của các nhóm khác, GMYT mới chỉ hơn 1 năm tuổi nhưng những tấm lòng thiện nguyện ấy đã “hữu duyên”, cộng hưởng những tấm chân tình để gieo vào đời những mầm yêu thương và lan tỏa đến cộng đồng những nhân đức của cuộc sống này...

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.