Sẽ lấy ý kiến xã hội trước khi ban hành các bản mẫu SGK môn Tiếng Việt lớp 1

Sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều đang phải chỉnh sửa.
Sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều đang phải chỉnh sửa.
(PLVN) - Trước phản ánh về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã yêu cầu nhà xuất bản và tác giả xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính, gửi thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo xem xét, phê duyệt nội dung chỉnh sửa trước ngày 15/11/2020.

Sáng nay (20/10), cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề liên quan đến  việc sách giáo khoa (SGK) môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều (do GS.Nguyễn Minh Thuyết chủ biên, NXB Đại học Sư phạm TP HCM phát hành) có một số nội dung chưa phù hợp, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định (HĐTĐ) SGK môn Tiếng Việt lớp 1 rà soát, báo cáo trước ngày 17/10/2020.

Theo báo cáo, HĐTĐ và tác giả đã thống nhất tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý để chỉnh sửa SGK cho phù hợp hơn. Cụ thể, HĐTĐ đã đề nghị nhóm tác giả tìm các từ ngữ khác phù hợp và hay hơn đối với một số từ ngữ như: nhá, nom, quà… quà…, chén, cuỗm, dưa đỏ, lồ ô, be be, lỡ xô, bê đồ, ti vi, khổ mỡ…

Một số đoạn/bài văn như “Hai con ngựa”, “Cua, cò và đàn cá”, “Lừa, thỏ và cọp”, “Ve và gà”, “Ước mơ của tảng đá”, “Quạ và chó”, sau khi rà soát sách, HĐTĐ tiếp tục đề nghị tác giả thay thế văn bản khác phù hợp hơn.

HĐTĐ cũng đề nghị tác giả khi chọn văn bản thay thế không sử dụng truyện ngụ ngôn và các đoạn/bài “đa nghĩa” (đã xuất hiện khá nhiều trong bộ sách). Các tác giả nên lựa chọn đoạn/bài trong kho tàng văn học Việt Nam.

Bộ GD&ĐT đã yêu cầu nhà xuất bản và tác giả xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính, gửi HĐTĐ để thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét, phê duyệt nội dung chỉnh sửa trước ngày 15/11/2020.

Qua thực tế thực hiện việc thẩm định SGK lớp 1 theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 23/2020/TT-BGDĐT (ngày 6/8/2020) về việc sửa đổi , bổ sung một số Điều quy định tiêu chuẩn, qui trình biên soạn, chỉnh sửa SGK, tiêu chuẩn, tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của HĐTĐ theo Thông tư 33 để khắc phục một số vướng mắc liên quan đến thẩm định SGK lớp 2, lớp 6.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, hiện Bộ GD&ĐT đang tiếp tục nghiên cứu để bổ sung các qui định về việc tổ chức thực nghiệm khi biên soạn SGK; việc tổ chức đọc phản biện độc lập các bản mẫu SGK khi HĐTĐ đánh giá Đạt và lấy ý kiến góp ý rộng rãi của các lực lượng xã hội trước khi Bộ trưởng ký ban hành.

Dự kiến thực hiện lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT tương tự như qui trình lấy ý kiến các dự thảo văn bản qui phạm pháp luật.

"Theo qui định Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm về SGK, HĐTĐ chịu trách nhiệm về nội dung SGK" - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT trả lời khi được hỏi về trách nhiệm trong việc SGK môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều có những nội dung chưa phù hợp.

Đọc thêm

Từ tác phẩm có câu từ phản cảm phát cho học sinh ở TP HCM: Cẩn trọng khi lựa chọn ngữ liệu học tập

Ngữ liệu học tập cần được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi của học sinh. (Ảnh minh họa. Nguồn: PV)
(PLVN) - Một trường quốc tế ở TP HCM trước kỳ lễ dài ngày vừa qua đã phát cho học sinh lớp 11 một tác phẩm văn học nước ngoài (được dịch sang tiếng Việt) tương đối nổi tiếng. Tuy nhiên, trong ngữ liệu học tập này có chứa những câu từ được nhiều người cho là phản cảm, khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bất bình. Nhà trường đã phải nhanh chóng thu hồi các ấn bản trên và xem xét lại quy trình tác phẩm được giới thiệu cho học sinh.

Câu hỏi bỏ ngỏ trước ngưỡng cửa đại học

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2024 đối với 137 trường đại học và học viện tại các tỉnh phía Bắc tính từ Thanh Hóa trở ra (không bao gồm các trường quốc tế) có 35 trường đại học đang đào tạo đa ngành, tương đương với 25,5% trong tổng số. Trong đó gồm 15 trường có trụ sở tại Hà Nội (chiếm 43%) và 20 trường phân bố tại 16 tỉnh, thành phố khác (tỉnh Bắc Ninh có nhiều nhất với 3 trường).

377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc tại Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS

Olympics Tiếng Anh toàn thành phố năm nay chào đón 1288 thí sinh THCS đến từ 401 trường, và 1295 thí sinh tiểu học đến từ 490 trường tại Hà Nội (ảnh P.V)
(PLVN) -  Lễ tổng kết và trao giải Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Trải qua hai vòng thi ở mỗi cấp, Ban tổ chức cuộc thi Olympics Tiếng Anh thành phố Hà Nội đã lựa chọn ra 377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc để trao các giải đặc biệt, nhất, nhì, ba và khuyến khích.

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.