Giáo dục văn hoá giao thông cho học sinh: Xóa khoảng cách giữa học và hành

Trên những con đường lớn nhỏ, những nút giao thông trên địa bàn Hải Phòng, người đi đường thường phải chứng kiến cảnh không chấp hành luật an toàn giao thông của không ít học sinh. Đi dàn hàng ngang 4-5, đi sai phần đường quy định, vượt đèn đỏ… là “chuyện vặt” của các cô cậu học trò. “Ra đường giờ chỉ sợ đụng trẻ con. Các cháu đi ẩu, lỡ va chạm thì người lớn luôn là bên có lỗi…”- một bác trung niên tâm sự. Thực tế này càng đáng buồn hơn khi kiến thức về an toàn giao thông được dạy cho các em từ tuổi… mẫu giáo.

Trên những con đường lớn nhỏ, những nút giao thông trên địa bàn Hải Phòng, người đi đường thường phải chứng kiến cảnh không chấp hành luật an toàn giao thông của không ít học sinh. Đi dàn hàng ngang 4-5, đi sai phần đường quy định, vượt đèn đỏ… là “chuyện vặt” của các cô cậu học trò. “Ra đường giờ chỉ sợ đụng trẻ con. Các cháu đi ẩu, lỡ va chạm thì người lớn luôn là bên có lỗi…”- một bác trung niên tâm sự. Thực tế này càng đáng buồn hơn khi kiến thức về an toàn giao thông được dạy cho các em từ tuổi… mẫu giáo.

 

Một phân cảnh trong tiểu phẩm “Trứng khôn hơn vịt” của các em học sinh tiểu học huyện An Dương tại hội thi tìm hiểu ATGT
Một phân cảnh trong tiểu phẩm “Trứng khôn hơn vịt” của các em học sinh tiểu học huyện An Dương tại hội thi tìm hiểu ATGT

Học, thi thì hay…

 

Sáng 3-11, tại Nhà hát thành phố, Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Công ty Toyota Việt Nam tổ chức hội thi tìm hiểu an toàn giao thông khối tiểu học toàn thành phố. Hội thi sôi nổi với nhiều tiết mục, tiểu phẩm dự thi đặc sắc của các đơn vị tham gia đại diện các quận, huyện. Thông điệp “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người” được các đội thi truyền tải cụ thể và ý nghĩa qua từng tiết mục. Đặc biệt, tiết mục dự thi của các em học sinh quận Ngô Quyền với tiểu phẩm “Bài học của kiến”, hay huyện An Dương với tiểu phẩm “Trứng khôn hơn vịt” thực sự ý nghĩa khi vừa thể hiện khá đầy đủ kiến thức về an toàn giao thông, vừa mang lại cho người xem tiếng cười vui vẻ trước diễn xuất khéo léo, hồn nhiên của các em. Cuộc thi thiết thực góp phần giáo dục học sinh nhận thức rõ những quy tắc tham gia giao thông an toàn từ cấp học nhỏ nhất.

 

 Chứng kiến cuộc thi,  người lớn cũng thấy ngỡ ngàng trước những kiến thức về luật giao thông của các học sinh lớp 4, lớp 5. Nhiều người  trầm trồ, giá mà ai cũng hiểu biết như các cháu thì đâu đến nỗi văn hoá giao thông ngày càng xuống cấp, tai nạn giao thông là vấn nạn nghiêm trọng như hiện nay!

 

Những năm gần đây, giáo dục văn hoá giao thông cho học sinh trở thành một ưu tiên của ngành giáo dục. Giờ học về luật giao thông được bố trí trong chương trình các cấp học. Nhiều cuộc thi tìm hiểu luật ATGT cũng liên tục được ngành giáo dục phối hợp với các ngành chức năng, tổ chức xã hội và các đơn vị tài trợ tổ chức hằng năm. Những nỗ lực này nhằm tạo dựng sân chơi hấp dẫn, bổ ích để thúc đẩy học sinh tìm hiểu và chấp hành luật pháp khi tham gia giao thông.

 

Nếu chỉ nhìn vào không khí sôi nổi và kết quả của các cuộc thi, có thể kết luận kết quả của việc giáo dục văn hoá giao thông trong trường học là tuyệt vời. Nhưng liệu những kiến thức các em thể hiện khi tham gia thi tài liệu có thực sự được các em ghi nhớ và áp dụng vào thực tế tham gia giao thông hằng ngày? Đặc biệt với học sinh bậc tiểu học, trung học cơ sở là những học sinh còn non nớt về nhận thức cũng như ý thức khi tham gia giao thông ngoài đường phố.

 

Một nhóm học sinh dàn hàng ngang trên đường Quang Trung (ảnh chụp trưa ngày 7-11-2010)
Một nhóm học sinh dàn hàng ngang trên đường Quang Trung (ảnh chụp trưa ngày 7-11-2010)

… Hành lại dở

 

Phố Chu Văn An (quận Ngô Quyền) vào giờ tan học buổi chiều, nơi có hai trường tiểu học và THCS Chu Văn An nằm liền nhau, thường tắc đường. Cổng trường đông nghẹt phụ huynh, người nhà chờ đón con em tan lớp. Những học sinh được người nhà tới đón tung tăng xách cặp chạy ào qua đường, bất chấp các phương tiện giao thông đang lưu thông qua lại trên đường, rất dễ xảy ra  tai nạn nguy hiểm. Một số em tràn xuống cả lòng đường, vây quanh những gánh hàng rong, xe đẩy, tíu tít chuyện trò, mua  những món đồ ăn vặt. Từng tốp học sinh đạp xe dàn hàng ngang, choán cả con phố thông ra đường Lạch Tray vốn đã chật hẹp, gây khó chịu khiến không ít người lớn 

 

Các bé tiểu học có thể còn non nớt, nhưng học sinh bậc THPT không ít em cũng thường xuyên tỏ ra coi thường và vi phạm liên tục luật giao thông. Chỉ cần dạo qua một loạt cổng  trường  trong nội thành như THPT Ngô Quyền, Chuyên Trần Phú, Trần Nguyên Hãn, Dân lập Hàng hải… có thể dễ dàng nhận thấy ý thức chấp hành giao thông của học sinh quá kém. Cảnh tượng dàn hàng ngang ra đường, vừa đi xe, vừa nô đùa, bá vai bá cổ nhau là những hình ảnh thường thấy tại các cổng trường hoặc trên đường phố vào giờ tan học. Tại các nút giao thông, trong khi mọi người dừng lại trước đèn đỏ thì không ít bóng áo đồng phục học sinh phóng vút qua như mắc chứng “mù màu”.

 

Vấn đề ở đây không phải các em không biết luật, vì đã được học đi học lại trong hầu hết cấp học. Thậm chí, có trường còn cẩn thận yêu cầu học sinh của mình ký cam kết tuân thủ các quy định về giao thông khá cụ thể. Dù đã học, đã biết, nhưng một bộ phận không nhỏ các em lại thiếu ý thức thực hiện. Thế mới thấy, từ giáo dục luật giao thông cho học sinh đến việc các em ý thức chấp hành khi tham gia giao thông vẫn là một khoảng cách khá xa cần phải lấp đầy.

 

Cần sự phối hợp nhiều phía

 

Do vậy, để tạo chuyển biến rõ nét hơn nữa về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông, giảm thiểu TNGT trong học sinh, sinh viên ngoài việc quan tâm đầu tư kinh phí, đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ATGT vào các giờ giảng dạy chính khoá, ngoại khoá thì ngành giáo dục cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với gia đình, ban chỉ đạo ATGT, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể duy trì thường xuyên việc tuyên truyền, giáo dục, quản lý kịp thời và có biện pháp xử lý các học sinh vi phạm. Điều lưu ý, có lẽ lực lượng chức năng cũng cần “mạnh tay” hơn với các vi phạm của học sinh, để các em khỏi “nhờn” với tâm lý “mình trẻ con, các chú CSGT không để ý đâu”.

 

Bên cạnh đó, trước hết, các bậc phụ huynh, các thầy, cô giáo cần phải là tấm gương lớn cho các em trong việc chấp hành luật giao thông. Người lớn có nghiêm chỉnh chấp hành, mới có thể giáo dục, dạy bảo con em nhận biết và chấp hành luật pháp.

 

Hoàng Mai

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.