Giáo dục nghề nghiệp mở là 'chìa khóa' vàng của nguồn nhân lực?

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Linh hoạt để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời và tạo điều kiện cho người lao động học nghề, tạo việc làm là một trong những đặc điểm của “Hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN) mở” - chủ đề của buổi Hội thảo do Tổng cục GDNN (Bộ LĐTB&XH) tổ chức hôm qua (3/10).

Theo ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH, “hệ thống giáo dục mở” là khái niệm đã được đưa vào Luật Giáo dục và với GDNN khái niệm này cần được hiểu một cách linh hoạt nhất. Đó là mở về tư duy nghề nghiệp; mở cho mọi người (tất cả người lao động, người yếu thế, người cao tuổi...); mở về địa điểm; mở về thời gian đào tạo; mở về chương trình đạo tạo; mở về phương pháp...

“Với tư duy mở như vậy, hệ thống GDNN sẽ thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Các loại hình đào tạo đa dạng sẽ đáp ứng nhu cầu người học và khuyến khích họ tiếp nhận những thách thức mới về sự thay đổi việc làm, nhất là trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0” – ông Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh.

Nhiều quan điểm tại Hội thảo cho thấy, bên cạnh các thế mạnh thì GDNN mở nếu không được nhận thức đầy đủ và quản lý không hiệu quả sẽ gặp những rủi ro về chất lượng đào tạo, khó khăn trong việc thừa nhận văn bằng, chứng chỉ, tổ chức thực hiện... 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Dự kiến 11 môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Huỳnh Văn Chương báo cáo tại Hội nghị.
(PLVN) - Dự kiến từ năm 2025 sẽ tổ chức thi theo 11 môn bắt buộc và lựa chọn, gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. 

Toán học “cần một phen đổi mới”

Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị Toán học toàn quốc lần thứ X. (Ảnh: Bộ GD-ĐT)
(PLVN) -Theo GS.TSKH. Ngô Việt Trung, một nền giáo dục tiên tiến không thể thiếu vai trò môn Toán. Thế nhưng, hiện môn Toán đang bị đẩy dần khỏi chương trình đại học và bộc lộ nhiều lệch lạc trong việc dạy học và thi ở bậc phổ thông...