Giao địa phương quản lý quyền khai khoáng: Ngổn ngang trăm mối

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Với hơn 5.000 điểm mỏ của khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau, để quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, Chính phủ chủ trương phân cấp khá mạnh cho các tỉnh. 

Khi quá lỏng, lúc quá chặt?
Thực hiện Luật Khoáng sản 2005, các địa phương được cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản… Chỉ trong 3 năm (2005-2008) các tỉnh, thành đã cấp gần 3.500 giấy phép, gấp 8 lần số giấy phép Trung ương cấp trong 12 năm. Nhiều nơi xảy ra tình trạng cấp phép tràn lan, không kiểm soát, gây thất thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trường. 
Luật Khoáng sản 2010 được ban hành vẫn tiếp tục phân cấp cho địa phương, song có một số quy định được siết chặt. Đó là UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn. 
Đối với khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, địa phương chỉ được cấp phép ở những khu vực do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) khoanh định. 
Đặc biệt, có hai điểm mới là quy định cấp giấy phép khai thác khoáng sản chủ yếu thông qua hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Nhưng chính quy định siết chặt như vậy lại nảy sinh nhiều vấn đề mới. Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở TN&MT Tây Ninh chia sẻ: Hiện theo quy định, tất cả các loại khoáng sản đều phải thực hiện đánh giá trữ lượng, cấp phép khai thác với nhiều khâu và cần nhiều thời gian. 
Điều đó là cần thiết đối với những dự án khai thác khoáng sản có giá trị và trữ lượng lớn; còn đối với những dự án nhỏ lẻ, khai thác các loại khoáng sản với trữ lượng nhỏ và phân tán cần có cơ chế phù hợp. 
Bởi những dự án này nếu thực hiện đánh giá theo quy định sẽ mất nhiều thời gian và chi phí lớn, không phù hợp với trữ lượng và giá trị khoáng sản khai thác.
Đối với quy định mới về tính tiền thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, nhiều địa phương đang vướng mắc vì sự chênh lệch giữa trữ lượng được phê duyệt với thực tế khai thác. Mặt khác, phương pháp tính tiền cấp quyền khai thác mỗi nơi một khác, phụ thuộc vào chi phí thăm dò, xây dựng cơ bản mỏ, lương, khấu hao máy móc… nên chưa đồng nhất. Việc xây dựng và sử dụng nguồn thu này cũng chưa hợp lý.
Bên cạnh những trở ngại về thực thi chính sách, nhiều địa phương còn gặp khó vì phải quản lý một số lượng lớn doanh nghiệp và giấy phép khoáng sản trong khi cán bộ chuyên trách còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản với quy mô nhỏ, năng lực khai thác kém và chưa quan tâm nhiều đến các khía cạnh phát triển bền vững. 
Những hệ lụy về môi trường nảy sinh, đời sống nhân dân nhiều nơi nghèo vẫn hoàn nghèo. Những khó khăn này khiến các địa phương “đau đầu” vì khoáng sản nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu mà thất thoát tài nguyên vẫn diễn ra…
Mỗi địa phương một giải pháp 
Trước thực tế như vậy, để hoạt động khai khoáng được minh bạch, hiệu quả, nhiều địa phương đã mạnh dạn thực thi nhiều giải pháp, kể cả những cách làm chưa có tiền lệ. 
Tỉnh Thái Nguyên đã thành lập Hội đồng thẩm định để xem xét, xác định số tiền các đơn vị phải nộp làm cơ sở trình UBND tỉnh phê duyệt. Sau khi có quyết định phê duyệt số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của UBND tỉnh, Sở TN&MT sẽ phối hợp với Cục Thuế tỉnh thông báo cho tổ chức, cá nhân được cấp quyền khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định. 
Kết quả tính đến hết tháng 12/2014, Sở TN&MT tỉnh này đã hoàn thành tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho 125/125 giấy phép của 82 đơn vị doanh nghiệp, với số tiền cấp quyền là trên 1.400 tỷ đồng. Trên phạm vi cả nước, hiện đã có 39/63 tỉnh, thành phố có kết quả triển khai phê duyệt tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Tỉnh Lào Cai thì đề ra những ràng buộc trách nhiệm đối với doanh nghiệp khai khoáng về gìn giữ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững ở địa phương. Tỉnh này thu phí vận chuyển từ doanh nghiệp khoáng sản để phục vụ chương trình cải tạo các tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng. 
Do cả nước chưa quy định về thu cụ thể nên tỉnh tự xây dựng và ban hành mức thu dựa trên nguyên tắc: bảo đảm đủ tiền để xây dựng và sửa chữa đường trong khả năng đóng góp của doanh nghiệp và mức thu được điều chỉnh theo giá bán quặng. 
Được sự giải trình, phân tích thuyết phục của tỉnh, nhìn chung các doanh nghiệp đều thống nhất thực hiện đóng phí. “Việc sử dụng phí hoàn toàn công khai để doanh nghiệp được biết”, ông Lê Ngọc Dương - Phó Giám đốc Sở TN&MT Lào Cai cho biết.
Ở Bình Định, UBND tỉnh cũng đã ban hành quy định cụ thể mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương của doanh nghiệp khai thác khoáng sản và phân cấp quyền sử dụng kinh phí cho địa phương quản lý./.

Đọc thêm

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Xây dựng hệ sinh thái FTA cho ngành cà phê bền vững: Yêu cầu cấp thiết

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành cà phê đang trở thành yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ sinh thái này không chỉ tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân, góp phần nâng cao vị thế cà phê Việt trên thị trường toàn cầu.