Gian truân xác định thiệt hại bồi thường cho doanh nghiệp

Ông Phi đã được bồi thường sau 17 năm đầy gian nan.
Ông Phi đã được bồi thường sau 17 năm đầy gian nan.
(PLO) - Thực tế, doanh nghiệp (DN) nước ta chủ yếu là DN nhỏ và vừa nên khi người đứng đầu DN bị rơi vào vòng lao lý thì hoạt động kinh doanh của DN chịu ảnh hưởng rất nhiều, từ mất bạn hàng, uy tín đến các hoạt động sản xuất có thể bị đình trệ, thậm chí là giải thể… Tuy nhiên, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) hiện hành chỉ xét bồi thường thiệt hại đối với cá nhân người truy tố, trong khi DN – đối tượng cũng chịu thiệt hại bởi việc truy tố oan, sai đó lại không được bồi thường.

Năm 1996, Đào Trần Thành – khi ấy là Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Thành - bị Cơ quan điều tra Công an TP HCM khởi tố bắt giam do nghi ngờ có hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Sau 4 năm bị khởi tố bắt giam, vụ án mới được đưa ra xét xử và tuyên phạt ông Thành 5 năm tù về tội danh này, mặc dù trong suốt quá trình từ khởi tố đến xét xử ông một mực kêu oan. 

Thụ án xong, ông Thành trở về và tiếp tục gửi đơn kêu oan đến VKSNDTC, TANDTC. Ngày 24/12/2002, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã xử Giám đốc thẩm, xác định không đủ cơ sở kết tội ông Thành. Vụ án sau đó được đưa về điều tra xét xử lại. Sau 5 năm, với rất nhiều lần trả hồ sơ điều tra bổ sung nhưng vẫn không chứng minh được hành vi phạm tội của ông Thành. Cuối cùng ngày 7/8/2006, Công an TP.HCM đã ra quyết định đình chỉ điều tra với lập luận thiếu thuyết phục “do chuyển biến tình hình, hành vi của bị can Thành không còn nguy hiểm cho xã hội nữa” mà không cần đoái hoài từ lúc ông Thành bị bắt, DN của ông đã sụp đổ. 

Cũng bị kết tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” còn có ông Lương Ngọc Phi – Giám đốc Công ty Khai thác chế biến nông hải sản xuất nhập khẩu Hòa Bình (Thái Bình). Ông Phi đã lập dự án “Sản xuất nông sản kê hạt – vừng đen (mè) 1996 - 2001” và được Ngân hàng Công thương Thái Bình duyệt cho vay gần 5,5 tỷ đồng.

Do bị một số đối tác chậm thanh toán nên Công ty Hòa Bình gặp khó khăn và đã phát sinh nợ quá hạn đối với Ngân hàng. Công an tỉnh Thái Bình ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can với Lương Ngọc Phi và ông bị bắt khẩn cấp vào ngày 1/5/1998. Hơn 2 tháng sau, Công an tỉnh khởi tố ông Phi thêm tội “Trốn thuế”. Sau một vòng tố tụng, Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội xử phúc thẩm vụ án nói trên, đã kết luận “hành vi của ông Phi không cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm”,  còn với tội “Trốn thuế”, TANDTC trả hồ sơ về TAND tỉnh để giải quyết lại từ giai đoạn điều tra (sau 2 lần nữa trả lại hồ sơ thì tội trốn thuế cũng được đình chỉ điều tra). Ngày 30/3/2001, ông Phi được trả tự do, được minh oan sau đúng 1.066 ngày ngồi tù và trong tình trạng… mất sạch tài sản.

Các văn bản pháp luật về bồi thường nhà nước (BTNN) trước đây đều quy định chưa rõ ràng trong việc xác định cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết TNBTCNN. Điều này làm cho những người bị thiệt hại, bao gồm các đối tượng là DN, gặp khó khăn khi thực hiện quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại và gây ra tình trạng các cơ quan nhà nước lẩn tránh hoặc đùn đẩy trách nhiệm của mình trong việc giải quyết quyền lợi của người bị thiệt hại. Với sự ra đời của Luật TNBTCNN, việc tìm được đúng cơ quan có trách nhiệm bồi thường cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại đã trở nên dễ dàng hơn. Trường hợp không xác định được cơ quan giải quyết bồi thường thiệt hại thì người bị thiệt hại có thể yêu cầu Cục BTNN (Bộ Tư pháp) xác định. 

Tuy nhiên, một trong những vấn đề vẫn chưa được Luật TNBTCNN xử lý tốt là Luật không giải quyết quyền lợi của DN khi chủ DN bị truy tố hình sự nhưng sau được xem xét là bị oan, sai. Trước đây, trong vụ việc của ông Hoàng Minh Tiến, ông đề nghị được bồi thường 2,7 tỷ đồng và trả lại một ngôi nhà bị kê biên, tịch thu song ông chỉ được bồi thường gần 44,5 triệu đồng – một số tiền rất thấp so với yêu cầu và không đả động gì đến DN của ông. 

Hay với ông Phi, trong hơn 1.000 ngày bị oan, “vợ con ông đầu đường cuối chợ nuôi nhau”, Công ty Hòa Bình bị phá sản hoàn toàn, hàng ngàn hộ nông dân ở Thái Bình mất thu nhập từ các mặt hàng nông sản xuất khẩu đã ký với Công ty… Trải qua 17 năm vụ kiện đòi bồi thường oan sai mới khép lại bằng việc TAND tỉnh Thái Bình đồng ý chi trả bồi thường cho ông Phi gần 23 tỷ đồng.

Riêng phần về tài sản, ông Phi nhận định, Luật TNBTCNN không thực sự “bứt phá” so với các văn bản pháp luật về TNBTCNN trước đó, nhất là trong những quy định về trình tự, thủ tục trả lại tài sản đã bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu… Ngoài ra, Luật cũng chưa thực sự “tiến bộ” khi không đưa ra những căn cứ để tính mức bồi thường cho “những thiệt hại do không được khai thác từ tài sản”.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội thảo.

AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế

(PLVN) - Chiều 13/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế”.

Đọc thêm

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.