Giãn trích lập nợ xấu do COVID-19 đến năm 2024

 Giãn trích lập nợ xấu do COVID-19 đến năm 2024
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-NHNN mà Ngân hàng nhà nước (NHNN) vừa ban hành, các tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ có 3 năm để phải hoàn thành trích lập dự phòng đầy đủ cho khoản dư nợ đã cơ cấu lại của năm 2020 và 2021.

Thông tư hướng dẫn việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Thông tư áp dụng cho các khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020; phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ 23/1/2020-31/12/2021.

Những khoản nợ này phải được các TCTD đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và lãi theo hợp đồng, thoả thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19; thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày TCTD thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

TCTD được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của NHNN về phân loại nợ đối với dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/1/2020. Đối với dư nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của Thông tư này, TCTD không phải điều chình, phân loại lại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định của NHNN về phân loại nợ.

Đối với số lãi phải thu của số dư nợ được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ, kể từ ngày được cơ cấu lại, TCTD không hạch toán thu nhập (dự thu) mà theo dõi ngoại bảng để đốc thúc thu; thực hiện hạch toán vào thu nhập khi thu được theo quy định của pháp luật.

Đáng chú ý, về trích lập dự phòng, Thông tư quy định: Căn cứ quy định của NHNN về trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của TCTD để trích lập dự phòng cụ thể đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này đối với phần dư nợ được giữ nguyên nhóm nợ và kết quả phân loại nợ đối với dư nợ còn loại của khách hàng theo quy định của NHNN về phân loại nợ trong hoạt động của TCTD.

Cùng với đó TCTD xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích lập đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ theo quy định của NHNN về phân loại nợ trong hoạt động của TCTD (không áp dụng quy định giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này).

Số tiền cụ thể TCTD phải trích lập dự phòng bổ sung sẽ bằng số tiền dự phòng cụ thể phải trích lập cho toàn bộ các khoản nợ không áp dụng quy định giữ nguyên nhóm nợ trừ đi số tiền dự phòng cụ thể phải trích lập cho dư nợ áp dụng theo Thông tư về giữ guyên nhóm nợ. Số tiền trích lập dự phòng bổ sung các TCTD có thể trích lập dần trong 3 năm.

Cụ thể, trong trường hợp số phải bổ sung là dương, TCTD phải trích lập theo quy định đến 31/12/2021 trích lập tối thiểu 30% số phải bổ sung; đến 31/12/2022 trích lập tối phiểu 60% số phải bổ sung và tới 31/12/2023 là 100%. Như vậy các TCTD sẽ có 3 năm để phải hoàn thành trích lập dự phòng đầy đủ cho khoản dư nợ đã cơ cấu lại của năm 2020 và 2021.

Kể từ ngày 1/1/2024, TCTD căn cứ quy định của NHNN về trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động với toàn bộ dư nợ cam kết ngoại bảng của khách hàng bao gồm cả số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 17/5/2021.

Đọc thêm

Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

 Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế
(PLVN) - Bộ Tài chính sẽ xây dựng nghị định quy định chi tiết về phạm vi trách nhiệm và cách thức các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên sàn của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…