Giảm tỷ lệ 'lót tay' nhưng mức tiền cán bộ 'vòi vĩnh' dân tăng 2 triệu đồng?

Chương trình phát triển Liên hợp quốc công bố báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2017.
Chương trình phát triển Liên hợp quốc công bố báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2017.
(PLO) - PAPI 2017 cho thấy, tỷ lệ đưa “lót tay” để xin việc giảm nhưng mức tiền bị vòi vĩnh trung bình buộc người trả lời phải tố giác hành vi đòi hối lộ của cán bộ công chức (CBCC) địa phương năm 2017 tăng 2 triệu đồng so với năm 2016...

Hôm nay (4/4), Chương trình phát triển Liên hợp quốc công bố báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2017.

Kết quả phân tích dữ liệu thống kê PAPI 2017 cho thấy một số xu thế tích cực. Cải thiện ở mức độ khác nhau được ghi nhận ở 5/6 chỉ số lĩnh vực nội dung gồm: Công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công.

Từ 2009, PAPI phỏng vấn hơn 103.000 người từ 63 tỉnh/TP, có tác dụng nhất định tới sự đổi mới tư duy quản trị và hành chính công
Từ 2009, PAPI phỏng vấn hơn 103.000 người từ 63 tỉnh/TP, có tác dụng nhất định tới sự đổi mới tư duy quản trị và hành chính công

Giảm tỷ lệ đưa “lót tay” để xin việc

Đặc biệt, sau nhiều năm giảm từ năm 2013, năm 2017 chứng kiến sự gia tăng về điểm ở chỉ số lĩnh vực “kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” từ 5,8 điểm (2016) lên 6,15 điểm (2017) trên phạm vi toàn quốc.

Ở cấp độ địa phương, ngược với xu thế đi xuống liên tục từ năm 2013 đến 2016, năm 2017 người dân đánh giá tích cực hơn về nỗ lực phòng, chống tham nhũng (PCTN). Điểm số của 33 tỉnh/TP tăng ở chỉ số này, và chỉ có 6 tỉnh bị sụt giảm điểm.

Tỷ lệ người được hỏi cho biết phải đưa hối lộ khi làm sổ đỏ giảm từ 23% (2016) xuống còn 17% (2017); phải đưa hối lộ nhân viên y tế tại bệnh viên công tuyến huyện giảm từ 17% (2016) xuống còn 9% (2017).

Ông Kamal Malhotra (Điều phối viên thường trú của LHQ, Đại diện UNDP tại Việt Nam) đánh giá, mức gia tăng về điểm ở chỉ số lĩnh vực “kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” năm 2017 có ý nghĩa đáng kể cho thấy cảm nhận của người dân về sự nghiêm túc của Đảng, Nhà nước trong PCTN cũng như hiệu quả của nỗ lực PCTN, tạo cơ hội giải quyết gốc rễ, căn nguyên của vấn đề. Tuy nhiên, mức lòng của người dân về chỉ số này chưa đạt mức của năm 2012 cho thấy, Việt Nam còn nhiều việc phải làm để kiểm soát hiệu quả hơn nữa tham nhũng.

Tỉ lệ người trả lời cho biết người dân không phải chi thêm tiền để con em được quan tâm hơn tăng nhẹ (tương ứng từ 51% và 55% năm 2016 lên 57% và 61% năm 2017).

Năm 2017, có đến 43% người trả lời cho biết không phải đưa tiền “lót tay” để xin được việc làm trong cơ quan nhà nước, tăng nhẹ từ 37% năm 2016.

Đặc biệt, tỉ lệ người trả lời cho biết cán bộ chính quyền không dùng tiền công quỹ vào mục đích riêng tăng đến 10% (từ 54% năm 2016 lên 64% năm 2017)

Chỉ khoảng 3% cho biết đã tố giác hối lộ

Tuy nhiên mức độ chịu đựng tham nhũng có xu hướng tiếp tục tăng. Mức tiền bị vòi vĩnh trung bình buộc người trả lời phải tố giác hành vi đòi hối lộ của CBCC địa phương năm 2017 là 27,5 triệu đồng, tăng 2 triệu đồng so với mức trung bình 25,6 triệu đồng theo PAPI 2016.

Tỉ lệ người bị vòi vĩnh đã tố giác hành vi đòi hối lộ vẫn rất thấp (chỉ khoảng 3% cho biết đã tố giác trong cả hai năm 2016 và 2017, thấp hơn tỉ lệ 9% năm 2011 và 7% năm 2012).

Kết quả khảo sát còn cho thấy tỉ lệ người dân biết về Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) giảm tương đối đáng kể (từ 45% năm 2016 xuống 40% năm 2017).

Và tỉ lệ người dân cho biết chính quyền tỉnh/TP đã xử lý nghiêm túc các vụ việc tham nhũng tại địa phương cũng ở mức thấp (35% năm 2017).  

Đọc thêm

Xây dựng hệ thống nhà trường Quân đội tinh, gọn, mạnh

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
(PLVN) - Với mục đích gắn nhà trường với đơn vị, đào tạo gắn với sử dụng, sau 3 năm thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, chất lượng đào tạo của các nhà trường Quân đội được nâng lên; học viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền
(PLVN) - Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bước vào kỷ nguyên mới

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, để bảo đảm giai cấp công nhân Việt Nam vượt qua những thách thức, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.

Việt Nam - quốc gia đang bước vào kỷ nguyên vươn mình trên trường quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79. (ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Năm 2024 để lại những dấu ấn nổi bật của ngoại giao Việt Nam, với sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Những thành tựu này không chỉ củng cố vững chắc vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển lâu dài về mọi mặt cho đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.

Kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 1/12/2024. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, nhiều lần Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh quyết tâm đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng. Người đứng đầu Đảng ta yêu cầu, chúng ta phải đổi mới tư duy, phải “cởi trói”, quyết đoán, phải vượt lên chính mình. Chỉ khi chúng ta dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi và bứt phá khỏi những giới hạn hiện tại thì mới có thể vươn mình lớn mạnh.

10 sự kiện pháp luật năm 2024

10 sự kiện pháp luật năm 2024
(PLVN) - Nhằm ghi lại những sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng, nổi bật của năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức bình chọn và công bố các sự kiện pháp luật nổi bật của năm. Việc bình chọn các sự kiện này nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong cán bộ và Nhân dân.

Quốc hội năm 2024: Đồng hành tháo gỡ khó khăn, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Trong năm 2024, Quốc hội đã xem xét thông qua, cho ý kiến hàng chục luật, nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề cấp bách, phục vụ quốc kế dân sinh. Đặc biệt, Kỳ họp thứ 8 vào cuối năm 2024 đã phát huy tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
Sáng 31/12, chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh tăng tốc, bứt phá hơn.

Đội ngũ trí thức, nhà khoa học: Trách nhiệm nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Phát biểu tại buổi gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, diễn ra ngày 30/12 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có “phép thuật” để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử…

Những dấu ấn quốc phòng năm 2024

Chủ tịch nước Lương Cường (ngoài cùng bên trái) cùng các đại biểu dự Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2024.
(PLVN) -  Năm 2024, toàn quân chủ động tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS,QP) kết hợp phát triển kinh tế - xã hội. Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng được triển khai chủ động, sâu rộng...

Tập trung kiểm toán việc tổ chức thực hiện pháp luật

Tập trung kiểm toán việc tổ chức thực hiện pháp luật
(PLVN) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, Kiểm toán Nhà nước cần tập trung kiểm toán tính đúng đắn phù hợp, đầy đủ, kịp thời của việc ban hành các văn bản hướng dẫn các luật; việc tổ chức thực hiện pháp luật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến các cơ chế đặc thù, phân cấp, phân quyền trong phân bổ, sử dụng nguồn lực và thực hiện các dự án, công trình trọng điểm; việc thực hiện phòng chống lãng phí; việc thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy...