Giám sát sao để khiếu nại, tố cáo không chìm vào im lặng?

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Hoàng Long
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Hoàng Long
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng, Mặt trận và các cơ quan, tổ chức đi giám sát chỉ có thể đề xuất, kiến nghị chứ không có thẩm quyền giải quyết, xử lý. Vì vậy, nếu không đeo bám đến cùng thì việc giám sát không có tác dụng, kết quả giám sát dễ “bị chìm đi”...

Sáng nay, 8/3 tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị sơ kết chương trình phối hợp về giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại tố cáo ở cơ sở năm 2015.

Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện các cơ quan, tổ chức tham gia chương trình phối hợp giám sát.

Theo đánh giá, chương trình được ký kết giữa 5 cơ quan, tổ chức đã phát huy được vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân, phát huy tốt chức năng giám sát và phản biện của Mặt trận và các tổ chức thành viên, đồng thời đề cao trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước.

Đáng chú ý, hoạt động giám sát của các đoàn giám sát liên ngành ở Trung ương và địa phương đối với một số vụ việc tồn đọng, kéo dài tại cơ sở được thực hiện nghiêm túc, qua giám sát đã phát hiện những bất cập, tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Lê Thị Kim Thanh cho biết, việc Mặt trận cùng các cơ quan và tổ chức thành viên tham gia chương trình phối hợp giám sát giải quyết khiếu nại tố cáo đã làm được nhiều việc hữu ích, được người dân đánh giá cao. Việc chọn những vụ việc khiếu nại tố cáo, phức tạp kéo dài để làm điểm, giám sát tại địa phương để có những kiến nghị, đề xuất với các cơ quan, ban, ngành, địa phương giải quyết triệt để, tránh oan sai cho người dân.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng, Mặt trận và các cơ quan, tổ chức đi giám sát chỉ có thể đề xuất, kiến nghị chứ không có thẩm quyền giải quyết, xử lý. Vì vậy, nếu không đeo bám đến cùng thì việc giám sát không có tác dụng, kết quả giám sát dễ “bị chìm đi”. “Trong năm 2016, cần tiếp tục theo dõi kết quả xử lý những vụ việc đã giám sát và có kiến nghị giám sát”, ông Long đề xuất.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan, tổ chức tham gia chương trình phối hợp giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở, qua đó giúp Mặt trận thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội. Thành công của sự phối hợp chính là tất cả các nội dung ký kết đều được triển khai thực hiện có kết quả, cụ thể như đã tạo được cơ chế làm việc giữa năm cơ quan, triển khai tư vấn pháp lý miễn phí cho công dân, triển khai giám sát ở quy mô quốc gia đối với một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài.

Về chương trình phối hợp giám sát trong năm 2016, ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các cơ quan, tổ chức hoàn thành ký kết chương trình phối hợp trước 30/3.

Đối với nội dung giám sát một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài trong năm 2016, ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị ở Trung ương, 5 cơ quan tham gia chương trình tiếp tục bàn thảo, lựa chọn từ 1 đến 2 vụ việc có ý nghĩa trong cả nước để tiến hành giám sát. Tại địa phương, Mặt trận các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan liên quan, chọn một vụ việc bức xúc để báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai giám sát.

Đặc biệt, người đứng đầu Mặt trận lưu ý, trong chương trình giám sát năm 2016, Ban Chỉ đạo cần có đầu mối để tiếp tục đôn đốc, theo dõi kết quả đã giám sát để các vụ việc không chìm vào im lặng.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cũng đề nghị Thanh tra Chính phủ tiếp tục phối hợp với Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức tư vấn tiếp dân trên tinh thần tuần nào cũng có luật sư tham gia tư vấn pháp lý miễn phí cho công dân. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác truyền thông với sự vào cuộc của hệ thống báo chí của Mặt trận cũng như các đơn vị tham gia giám sát nhằm tạo được sự quan tâm của dư luận xã hội cũng như sự lắng nghe của các cơ quan, ban, ngành, địa phương về kết quả giám sát...

Từ kết quả mới chỉ có 30/63 tỉnh, thành phố đã ký kết chương trình phối hợp và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung giám sát, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân đề nghị chậm nhất đến tháng 6/2016 phải tập huấn cho 33 tỉnh còn lại để giới thiệu kinh nghiệm và tổ chức triển khai thực hiện.

Về phương hướng triển khai chương trình phối hợp công tác năm 2016, các cơ quan tham gia chương trình sẽ tập trung tiếp tục phối hợp tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân về pháp luật khiếu nại, tố cáo nhằm giúp người dân hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình. Đồng thời, tiếp tục triển khai hoạt động tư vấn pháp lý cho nhân dân.

Ngoài ra, các bên tham gia chương trình phối hợp lựa chọn một số vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài, vượt cấp, đông người, phức tạp, “điểm nóng”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, vi phạm quyền, lợi ích chính đáng của công dân để xem xét, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về hướng xử lý, giải quyết. Phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết, xử lý kịp thời những vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài, vượt cấp.

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.