Giảm nghèo hiệu quả ở vùng miền núi Quảng Bình nhờ nguồn vốn chính sách

Điểm giao dịch xã ở huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình.
Điểm giao dịch xã ở huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian qua, công tác giảm nghèo trên toàn địa bàn nói chung, vùng miền núi nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của các cấp ủy, chính quyền ở tỉnh Quảng Bình. Trên cơ sở các mục tiêu đề ra, các huyện, ban ngành, trong đó có Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) đã lồng ghép các chương trình, dự án và huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ nhân dân giảm nghèo hiệu quả.

Huyện miền núi Minh Hóa giáp nước bạn Lào có các dân tộc ít người như Bru - Vân Kiều, Chứt vốn sống bằng việc phát đốt nương rẫy du canh, chăn nuôi và săn bắt hái lượm nên cuộc sống rất khổ cực, túng thiếu. Nhưng gần đây cùng với các chương trình, chính sách đối với đồng bào DTTS của Trung ương, và tỉnh, huyện, những đồng vốn tín dụng chính sách đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo các bản làng, nhất là trở thành “điểm tựa” vững chắc để người dân thoát nghèo, phát huy thế mạnh, vươn lên cải thiện cuộc sống.

Ông Hồ Thân, dân tộc Bru - Vân Kiều ở bản Tà Vòng, xã Trọng Hóa đã qua hai lần vay vốn và sử dụng vốn chính sách nuôi một đàn bò béo mộng 10 con, trồng 1 ha ngô lai, phủ kín cả quả đồi bằng các cây bưởi Phúc Trạch, cam Vinh.

Ông Hồ Thân chia sẻ: “Chưa bao giờ miềng thấy bản làng cũng như đời sống của bà con dân tộc ít người có sự đổi thay lớn như hôm nay. Từ cuộc sống phụ thuộc vào việc trồng lúa rẫy bấp bênh, hiện giờ đồng bào đã biết nuôi thêm con bò, con dê đặc biệt còn biết trồng rừng kinh tế, nhiều cây ăn quả đặc sản… nên cuộc đời tươi sáng hẳn lên, con em ở vùng núi cao được đến trường học cái chữ. Dân miềng rất phấn khởi và cảm ơn nhiều sự giúp đỡ tận tình của ngân hàng chính sách xã hội huyện lắm”.

Còn gia đình bà Đinh Thị Xoan, dân tộc Chứt sinh sống tại bản Bãi Dinh, xã Dân Hóa đã sử dụng vốn chính sách trồng được 5 ha cây mắc ca, nuôi được 17 con bò mẹ lẫn bê con và 35 con lợn rừng, hàng năm thu lời hơn một trăm triệu đồng nên đã trả nợ hết tiền vay ngân hàng trước kỳ hạn và trở thành gia đình sản xuất kinh doanh tiêu biểu nơi vùng cao biên giới Quảng Bình. Bà Xoan xúc động nói: “Gần 20 mùa rẫy rồi, cán bộ tín dụng chính sách đã mang tiền của Chính phủ về tận trụ sở UBND xã cho dân nghèo bản miềng vay rất tận tình, chu đáo đấy”.

Mô hình nuôi bò từ nguồn vốn chính sách của gia đình bà Đinh thị Xoan ở bản Bãi Dinh (xã Dân Hoá huyện Minh Hoá).

Mô hình nuôi bò từ nguồn vốn chính sách của gia đình bà Đinh thị Xoan ở bản Bãi Dinh (xã Dân Hoá huyện Minh Hoá).

Có lên miền núi cao Quảng Bình trong những ngày này mới thấy hết và rõ ràng ý nghĩa từng việc làm và con người của NHCSXH đang bền bỉ chuyển tải đồng vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước về tận thôn bản hẻo lánh, đến từng hộ nghèo và từng gia đình đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều, Chứt, Rục, Aren… để giúp các đối tượng chính sách có vốn kịp thời khôi phục, phát triển sản xuất, ổn định, cải thiện cuộc sống người dân

Người dân bên dãy Trường Sơn nhớ như in hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách trong trang phục áo hồng cánh sen quen thuộc từng lội bộ 6, 7 cây số đường rừng lầy lội bùn đá, để vào tận các vùng quê dọc vành đai biên giới Việt Lào để rà soát, xác minh chính xác các khoản thiệt hại từ vốn vay chính sách do bão lũ và dịch bệnh COVID-19 gây ra, từ đó lập hồ sơ lên cấp có thẩm quyền xử lý nợ rủi ro, có tính đến phương án giãn nợ, khoanh nợ cho những hộ nghèo, những gia đình đồng bào DTTS khó khăn, đồng thời kịp thời bổ sung nguồn vốn chính sách cho vùng miền núi dân tộc.

Giám đốc NHCSXH từ tỉnh đến huyện thường xuyên xuống tận Điểm giao dịch tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc các huyện miền núi, Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch, Lệ Thủy… trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác tập trung ưu tiên nguồn vốn từ thu hồi nợ cũ, cùng với nguồn vốn mới bổ sung nhằm giúp việc giải ngân nhanh chóng, thuận lợi tới tận tay đồng bào dân tộc gặp rủi ro về thiên tai, dịch bệnh…

Chính những việc làm, những con người của NHCSXH đó đã được khơi thông dòng chảy vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước về tận thôn bản khó khăn không những giúp các hộ nghèo và gia đình đồng bào DTTS khôi phục, phát triển sản xuất mà còn có sự chuyển biến mạnh mẽ trong cách nghĩ, cách làm, đã biết tự thân vận động, hăng hái lao động, trồng rừng kinh tế, phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm thương phẩm, phát triển kinh tế gia đình mạnh mẽ.

Khẳng định những hiệu quả của đồng vốn từ NHCSXH đối với việc xóa đói giảm nghèo ở vùng cao biên giới, ông Đinh Minh Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện kiêm trưởng ban đại diện hội đồng quản trị NHCSXH huyện Minh Hóa cho biết: Hơn 420 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi đã lồng ghép với các chương trình dự án khác đã đầu tư giúp địa phương mỗi năm giảm được khoảng 4% hộ nghèo, và sớm đưa miền núi cao hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới

Từ miền núi cao Minh Hóa nhìn rộng ra cả khu vực miền núi Quảng Bình, nguồn vốn ưu đãi đã góp phần không còn hộ đói trong vùng đồng bào DTTS, số hộ nghèo giảm nhanh, bình quân 4-5%/năm, số hộ có thu nhập khá trở lên tăng không ngừng. Đơn cử đến nay, toàn khu vực có gần 1000 hộ đồng bào DTTS đạt danh hiệu thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, trong đó có trên 500 hộ thu nhập trên 30 triệu đồng/hộ/năm, gần 75% số dân miền núi được dùng nước sạch.

Để đạt được những thành tích đó, trước hết theo ông Trần Văn Tài, Giám đốc NHCSXH tỉnh Quảng Bình, cấp ủy, chính quyền huyện xác định việc giảm nghèo ở vùng miền núi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu. Trên cơ sở đó, NHCSXH đã ưu tiên tập trung nguồn vốn đầu tư cho vùng miền núi dân tộc, đầu tư trực tiếp có trọng tâm, trọng điểm. Vốn ưu đãi đã phủ kín vùng miền núi Quảng Bình. Hiện đã có 100% gia đình đồng bào DTTS vay gần 1.000 tỷ đồng vốn ưu đãi của NHCSXH Quảng Bình phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống.

Rõ ràng, nguồn vốn tín dụng ưu đãi được coi như chìa khóa mở cửa thoát nghèo và đảm bảo an sinh xã hội cho đồng bào DTTS ở Quảng Bình. Thời gian tới cùng các cấp, các ngành, NHCSXH Quảng Bình vẫn bền bỉ dốc sức, hợp lực cố gắng từng ngày để những đồng vốn ưu đãi đến được với nhiều hộ nghèo và các gia đình đồng bào DTTS khó khăn, góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên dải đất hẹp miền Trung thân yêu.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.