Giảm giá FIT điện gió: Doanh nghiệp trong nước bị lấn át

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đó là quan điểm của ông Tomaso Andreatta, Chủ tịch Tiểu ban Tăng trưởng Xanh thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) trong bài trả lời phỏng vấn của Báo Pháp luật Việt Nam về Dự thảo chính sách giá điện gió mới của Bộ Công Thương.

Xin ông cho biết quan điểm của Euro Cham về chính sách giá điện gió hiện nay và kế hoạch về cơ cấu giá sắp tới của Việt Nam?

- Biểu giá bán điện năng cố định hỗ trợ (FIT) mới do Bộ Công Thương đề xuất cho các dự án năng lượng gió trên bờ và gần bờ vận hành thương mại từ tháng 11/2021-10/2022 có mức giá thấp hơn khoảng 17% so với mức có hiệu lực đến tháng 10/2020.

Theo Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (GWEC), đây là một trong những mức giảm mạnh nhất tính đến thời điểm hiện nay trên thị trường năng lượng gió toàn cầu. Mặc dù chi phí của công nghệ điện gió và xây dựng nhà máy đã giảm trong những năm gần đây, nhưng vẫn chưa giảm đủ nhiều để có thể đưa ra mức cắt giảm cao như thế này. 

Vậy theo ông, giá FIT điện gió đang được đề xuất giảm sẽ tác động như thế nào đến phát triển điện gió ở Việt Nam và đến doanh nghiệp đầu tư?

- Điều đầu tiên có thể nhìn thấy là việc giảm giá FIT sẽ khiến các nhà đầu tư phải xem xét lại kế hoạch đấu thầu các dự án năng lượng điện gió và theo GWEC, vị trí thị trường năng lượng gió hàng đầu của Việt Nam sẽ gặp rủi ro. Đặc biệt, sự thay đổi về biểu giá có thể có tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành gió. Điều này gây khó khăn hơn trong việc thu hút đầu tư và ảnh hưởng đến khả năng của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trong việc phục vụ nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Việt Nam.

Ngoài ra, một tác động khác nữa có thể xảy ra, là các công ty lớn có nguồn lực và bí quyết kỹ thuật để phát triển năng lượng gió ngoài khơi sẽ tăng thị phần. Thị trường điện gió của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển. Đặc biệt, chi phí sản xuất năng lượng ngoài khơi vẫn cao bên cạnh các rào cản kỹ thuật cao. Do đó, việc giảm FIT, trên thực tế, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp quốc tế lớn có khả năng tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn, lấn át các công ty trong nước.

Bên cạnh đó, trong thập kỷ tới, Quy hoạch điện VIII với dự kiến sản xuất 8 GW điện gió khó có thể hoàn thành bởi nhiều nguyên nhân như ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kết hợp với sự tái cơ cấu (theo chiều hướng giảm) của FIT. Chính vì vậy, trừ khi có các chính sách mới được áp dụng, nếu không GWEC ước tính rằng sản lượng mục tiêu này sẽ chỉ đạt được 50%.

Vậy FIT có phải yếu tố tiên quyết trong quyết định đầu tư điện gió, thưa ông?

- FIT không phải là yếu tố có tác động quan trọng duy nhất đối với các nhà đầu tư quốc tế. Khả năng chiết khấu ngân hàng và phạm vi hoạt động của các Thỏa thuận mua bán điện (PPA), tính chắc chắn liên quan đến các thủ tục hành chính, việc bố trí sử dụng đất và khả năng dự đoán dài hạn về lợi nhuận đầu tư cũng là những yếu tố quan trọng được cân nhắc đến khi quyết định đầu tư. 

Yếu tố dài hạn mang tính đặc biệt quan trọng, vì ngay cả các dự án năng lượng điện gió trên bờ cũng mất khoảng hai năm để đi vào hoạt động. Trong khi đó, để khuyến khích đầu tư hơn nữa trong tương lai, Chính phủ có thể cho phép các nhà sản xuất bán nhiều điện sau công tơ hơn hoặc các DPPA (cơ chế cho phép khách hàng sử dụng điện có cam kết hoặc mục tiêu sử dụng năng lượng sạch trực tiếp) cho người tiêu dùng, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào sức mua của EVN từ các trang trại điện gió quy mô lớn. Chính sách này có thể giảm chi phí cho tất cả mọi người và mở rộng khả năng tiếp cận thị trường.

Về cơ bản, chính sách giá sẽ tác động đến người tiêu dùng cuối. Nếu giảm được giá mua các nguồn điện, người tiêu dùng cuối sẽ không bị áp lực về chi phí giá điện. Đây có thể là một lý do khiến cho Bộ Công Thương đưa ra dự thảo chính sách giá FIT điện gió giảm? Ông có chia sẻ gì về quan điểm này?

- Không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa giá mà EVN trả và giá mà họ tính cho người tiêu dùng, đây là kết quả của việc trợ giá năng lượng. Về trung hạn, trợ cấp năng lượng cuối cùng không bền vững là do mức tăng tiêu thụ năng lượng trong tương lai của Việt Nam - hệ quả của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tất nhiên, những người dùng có thu nhập thấp hơn vẫn nên được bảo vệ.

Tuy nhiên, đối với các hộ tiêu thụ điện khác, đặc biệt đối với những người sử dụng năng lượng nặng như các nhà sản xuất thép và xi măng công nghiệp quy mô lớn - biểu giá cần được điều chỉnh để đảm bảo một thị trường năng lượng bền vững trong dài hạn. Việt Nam có tiềm năng tự nhiên rất lớn để phát triển điện gió, cùng với đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao. Ngoài ra, với môi trường pháp lý phù hợp, năng lượng gió có thể là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững và hỗn hợp năng lượng của đất nước. 

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

Cơ hội gia tăng xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang thị trường Anh nhờ hiệp định UKVFTA

Việt Nam có nhiều lợi thế để xuất khẩu nội thất bằng gỗ sang thị trường Anh.
(PLVN) - Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang Anh chính là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA ). Bởi, Hiệp định này đã tạo ra những ưu đãi lớn về thuế quan, khi nhiều mặt hàng gỗ được áp dụng mức thuế suất 0% trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...