Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế: Phòng ngừa để tránh rủi ro!

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Trong 2 ngày (30 và 31/8), tại TP. Đà Nẵng, Bộ Tư pháp tổ chức lớp tập huấn Hội nghị tập huấn tăng cường kiến thức, kỹ năng trong phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, với sự tham dự của đại biểu thuộc các sở, ban, ngành từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc chủ trì tập huấn. 

Phát biểu tại lớp tập huấn, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới cho đến nay, Chính phủ Việt Nam luôn nhất quán, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư, kinh doanh. Cùng với quá trình mở cửa, đã có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam làm ăn, sinh sống; Việt Nam cũng tham gia nhiều công ước quốc tế về thương mại tự do, khuyến khích và bảo hộ đầu tư.  

Tuy nhiên, ngoài mang lại những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nó cũng tạo ra những thách thức, khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong việc thực thi pháp luật, nhất là pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài. Điều này dẫn tới hiện tượng phát sinh các tranh chấp đầu tư quốc tế thời gian gần đây, trong khi đó, các cơ quan nhà nước còn lúng túng, chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để xử lý các tình huống phát sinh.

Tham dự tập huấn, nhiều đại biểu khẳng định, giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài luôn là thách thức mà dù thắng hay thua, thiệt hại sẽ không tránh khỏi. Đơn cử như trước đó, vào cuối năm 2014, Hội đồng Trọng tài thường trực tại La Hay (Hà Lan) đã ban hành Phán quyết vụ nhà đầu tư Pháp (DialAsie) kiện Chính phủ Việt Nam trong dự án Bệnh viện quốc tế thận và lọc thận tại TP Hồ Chí Minh. Theo đó, tất cả các khiếu kiện của nguyên đơn DialAsie hoàn toàn bị bác bỏ; song mỗi bên phải trả một nửa chi phí trọng tài và tự chịu các chi phí về luật sư của mình theo quy định của Quy tắc trọng tài UNCITRAL.

2 luật sư Gérard NGO và Diana Paraguacuto (có kinh nghiệm trong phối hợp và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế của các cơ quan nhà nước tại nhiều quốc gia đang phát triển- PV) qua nhiều phiên thảo luận, đã chia sẻ, việc giải quyết tranh chấp thường tốn kém với chi phí rất lớn, trong đó, chi phí thuê luật sư và chuyên gia lớn nhất, chiếm khoảng 82%. Chi phí trung bình cho trọng tài 16%, cho thư ký  2%. Song, chi phí lớn, thời gian đeo đuổi vụ kiện lâu dài không phải là thiệt hại duy nhất. Khi tranh chấp trong đầu tư quốc tế xảy ra sẽ dễ gây ấn tượng không tốt đối với nhà đầu tư nước ngoài về môi trường pháp lý không minh bạch và việc thực thi kém hiệu quả cam kết quốc tế. Đó mới là hậu quả nhãn tiền mà quốc gia tiếp nhận đầu tư có thể phải đối diện khi tranh chấp xảy ra.

Đối với Việt Nam, hệ thống pháp luật còn đang trong quá trình hoàn thiện, không ít điểm trùng lặp, mâu thuẫn giữa luật với nhau và có những điểm chưa rõ, mơ hồ dẫn tới cách hiểu, cách giải thích khác nhau. Từ đó, thực thi, áp dụng pháp luật cũng có những điểm khác nhau.  Điều này dẫn tới không thống nhất về quan điểm giữa nhà đầu tư và một bên là cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, cũng có nhà đầu tư “không thiện chí” muốn lợi dụng kẽ hở pháp luật và thông qua khởi kiện để trục lợi…

Đúc kết những nội dung phân tích, thảo luận đưa ra trong đợt tập huấn, theo Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, để phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế hiệu quả, các cơ quan nhà nước cần đặt việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế bắt đầu từ rất xa, từ khi đưa ra chính sách, pháp luật, ký kết các hiệp định bảo hộ đầu tư cho đến tổ chức thực hiện đúng pháp luật. Cùng với đó, các yếu tố như con người, việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương, việc dành các nguồn lực cho công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp cũng là một yếu tố quan trọng. “Và khi làm tốt được các yêu cầu này, sẽ tạo sự sẵn sàng cho tình huống phải tham gia vụ kiện tranh chấp đầu tư quốc tế để bảo vệ quyền lợi chính đáng”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Đọc thêm

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Sớm xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức tình hình thi hành pháp luật giai đoạn 2025 – 2030”

Toàn cảnh hội thảo
(PLVN) - Ngày 10/4, tại TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình hợp tác về tư pháp và pháp luật năm 2024, Bộ Tư pháp và Dự án Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), hợp phần UNDP tổ chức Hội thảo “Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”.

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”
(PLVN) - Ngày 10/4, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”. Đây là hoạt động nhằm duy trì, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng cũng như xây dựng, hình thành văn hoá đọc trong Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và TP Hà Nội nói chung; giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách, những tác phẩm hay và có ý nghĩa…

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ
(PLVN) - Ngày 10/4, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) 6 tháng đầu năm 2024. Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái, các Phó Tổng Cục trưởng, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng Cục, đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ cùng dự.

Tập huấn tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên

Toàn cảnh Lớp tập huấn.
(PLVN) - Ngày 9/4, Cục Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp phối hợp với UNICEF tại Việt Nam tổ chức Lớp tập huấn về tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật cho luật sư (LS), tư vấn viên pháp luật (TVVPL) có kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho NCTN tại Khu vực phía Bắc.