Giải pháp 'viễn tưởng' lọc độc tố khỏi biển miền Trung

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Trong Hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh miền Trung. GS.TS Mai Trọng Nhuận, Trưởng nhóm Điều tra, đánh giá mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường biển do sự cố môi trường gây ra tại 4 tỉnh ven biển miền Trung cho biết, thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất phương án làm sạch biển bằng công nghệ.

GS Nhuận cho biết, Việt Nam chưa bao giờ triển khai việc này nên chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm quốc tế, có thể nghiên cứu áp dụng hệ thống công nghệ xử lý bùn biển của Nhật Bản. Họ có công nghệ hút bùn nhưng không phát tán độc tố, không hủy diệt hệ sinh thái.

Bùn hút lên sẽ được xử lý sạch độc tố, đảm bảo hết ô nhiễm rồi bồi hoàn trở lại đáy biển. Giá tại Nhật Bản là 500 USD/m3. Tuy nhiên, các nhà khoa học hy vọng, công nghệ này khi áp dụng ở ở Việt Nam sẽ rẻ hơn.

“Biển sạch” nhưng cá chưa an toàn

GS.TS Mai Trọng Nhuận đại diện nhóm nghiên cứu trình bày kết quả đánh giá môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua. Theo báo cáo, các thông số lý hóa, nhóm hợp chất hữu cơ và tổng Coliform đều nằm trong ngưỡng cho phép.

Riêng các thông số sắt, tổng lượng phenol và xyanua (là nguyên nhân chính gây ra sự cố môi trường) có biến động theo hướng giảm dần. 

Hàm lượng xyanua tháng 5/2016 lớn hơn tháng 6/2016 (giá trị cao nhất là 0,002 ug/l). Hàm lượng phenol trong nước vào tháng 5/2016 hầu như không phát hiện, hoặc phát hiện mức thấp; tháng 6/2016 tăng lên 2,7% mẫu vượt ngưỡng. Đến nay, hàm lượng này, đã giảm xuống dưới ngưỡng. 

Chất lượng môi trường nước biển và trầm tích biển tại các khu vực được quan trắc đã nằm trong giới hạn quy định, đạt quy chuẩn đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới  nước, nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh.

Tuy nhiên, do chịu tác động của dòng xoáy cục bộ, có một số thông số môi trường cao hơn ở khu vực cách bờ biển 1,5km thuộc Sơn Dương (Hà Tĩnh), Nhật Lệ (Quảng Bình), hòn Sơn Chà (Thừa Thiên Huế). Hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và nguồn lợi hải sản đã có dấu hiệu phục hồi. 

Đánh giá về mức độ an toàn hải sản vẫn chưa đưa ra các thông số cụ thể. Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) dựa vào số liệu giám sát của Bộ Y tế: Từ 28/4 - 8/8/2016, kết quả kiểm nghiệm đánh giá mức độ an toàn của các mẫu hải sản lấy tại 4 tỉnh miền Trung cho thấy:

Hàm lượng một số chất ô nhiễm trong hải sản đã giảm dần theo thời gian. Trong thời gian tới, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện kiểm tra hải sản đánh bắt tại các vùng biển an toàn đã được Bộ TN&MT công bố.

Đề xuất “hút bùn lọc độc tố” 

GS Mai Trọng Nhuận cho biết, bên cạnh khả năng tự làm sạch của biển, thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất phương án làm sạch biển bằng công nghệ. Câu hỏi các đại biểu đặt ra cho các nhà khoa học là biển đã an toàn sao phải dùng công nghệ làm sạch biển? 

Theo GS.TS Mai Trọng Nhuận, phần lớn môi trường biển miền Trung đã an toàn nhưng không được như trước khi xảy ra sự cố.

Kết quả phân tích 3.156 mẫu vật được thu thập thuộc các nhóm sinh vật phù du, động vật đáy, san hô, cá biển, thực vật ngập mặn và rong biển cùng với hình ảnh và video quay dưới nước cho thấy, trong tháng 4 và 5/2016, 100% các rạn san hô trong khu vực khảo sát đều có dấu hiệu bị tẩy trắng, nhóm san hô cành hầu hết bị chết hàng loạt. 

Điển hình là khu vực Hòn Sơn Dương - Hà Tĩnh (điểm đầu), tỷ lệ san hô chết cao nhất khoảng 90%, Hòn Nồm (Quảng Bình) và Hải Vân, Sơn Chà - Thừa Thiên Huế (điểm cuối), tỷ lệ san hô bị suy giảm là 66,7%. Sinh vật trên rạn san hô còn rất nghèo nàn, mật độ cá rất thấp, thấp nhất là Hòn Sơn Dương, Hòn Nồm.

San hô chết trắng dưới biển sau sự cố môi trường.

San hô chết trắng dưới biển sau sự cố môi trường.

Đến giai đoạn tháng 6 và 7/2016, hiện tượng san hô bị tẩy trắng mới dừng, hiện tượng san hô phục hồi tự nhiên mới bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, san hô phát triển rất chậm nên để rạn san hô khôi phục như trước khi xảy ra sự cố sẽ mất nhiều thời gian, có thể vài chục năm.

Vì vậy, theo GS Mai Trọng Nhuận, trong giai đoạn nghiên cứu tiếp theo các nhà khoa học sẽ đề xuất phương án làm sạch biển bằng công nghệ, bên cạnh khả năng  tự làm sạch của biển.

Ở giai đoạn này, trên cơ sở kết quả giai đoạn 1, các nhà khoa học sẽ tiếp tục theo dõi khả năng tự làm sạch của tự nhiên và những khả năng can thiệp của con người để tìm giải pháp công nghệ tối ưu cho việc làm sạch môi trường và khôi phục hệ  sinh thái.

Về công nghệ làm sạch biển, GS Nhuận cho biết, Việt Nam chưa bao giờ triển khai việc này nên chưa có kinh nghiệm.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm quốc tế, có thể nghiên cứu áp dụng hệ thống công nghệ xử lý bùn biển của Nhật Bản. Họ có công nghệ hút bùn nhưng không phát tán độc tố, không hủy diệt hệ sinh thái. Bùn hút lên sẽ được xử lý sạch độc tố, đảm bảo hết ô nhiễm rồi bồi hoàn trở lại đáy biển.

Giá tại Nhật Bản là 500 USD/m3. Tuy nhiên, các nhà khoa học hy vọng, công nghệ này khi áp dụng ở ở Việt Nam sẽ rẻ hơn.

“Biết bao nhiêu tiền cho đủ”

Về vấn đề này, GS.TS Dương Đức Tiến - Nguyên Giảng viên Đại học khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, người đã trực tiếp cùng đoàn khảo sát của các nhà khoa học thực địa tại biển miền Trung vừa qua cho rằng, đây là một sự viễn tưởng.

Ông Tiến nói rõ: "Vấn đề chính là công việc sau này, chúng ta làm thế nào để sự cố ô nhiễm môi trường biển sẽ không tái diễn. Những bài toán về Formosa vẫn còn đang ngổn ngang, đây mới lượng xả thải khi nhà máy hoạt động thử nghiệm, thử nghĩ khi vào hoạt động chính thức thì sẽ lớn gấp bao nhiêu lần, giải quyết tình trạng này thế nào.

Khí thải sẽ cho ra đâu, bùn thải ra đâu, chất lượng nước xả thải kiểm soát ra sao, thiết nghĩ đây mới là vấn đề phải bàn. Đừng có đặt ra các dự án để "đục nước béo cò", phải rất thận trọng, tiêu một đồng tiền cho môi trường đều phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng. Hãy để dành tiền cho những dự án quan trọng hơn.

Quá trình làm sạch phải có thời gian bằng chính năng lực tự làm sạch của biển. Việc khắc phục là cần thiết, nhưng việc làm sạch thì thiên nhiên sẽ từ từ hồi phục lại, chưa cần đến tác động của con người, đặc biệt là công nghệ.

Tôi thấy chưa có nước nào hút bùn ở ven bờ biển, vì công nghệ này chủ yếu là bơm ô xy vào để thanh lọc bùn, nhưng biển miền Trung, với chiều dài hàng trăm km, tính ra m3 thì không biết bao nhiêu tiền cho đủ, trong khi, kết quả chưa biết được có hiệu quả hay không.

Với Nhật Bản họ có sử dụng công nghệ này, nhưng chỉ dùng cho một vùng vịnh diện tích nhỏ. Hơn nữa nền kinh tế Việt Nam không thể so sánh được với đất nước cho chúng ta vay không biết bao nhiêu tiền ODA được.

Thiết nghĩ, chúng ta đừng bỏ tiền ra lãng phí để thử nghiệm các công nghệ mới, đồng tiền được bồi thường, hãy thử hỏi đã vào tay dân hay chưa? Khi dân hàng bao năm bám biển, chưa biết làm gì, sống bằng gì, hãy giúp dân ổn định cuộc sống là việc thiết thực".

Bên cạnh đó, theo ông Tiến, bao nhiêu dòng sông của Hà Nội, của Việt Nam, nếu có tiền, hoặc giỏi về công nghệ thì hãy làm sạch chúng. Ý tưởng thì hay, nhưng áp dụng được vào thực tế hay không lại là cả một quá trình.

Thủ tướng đã từng nói không đánh đổi vấn đề phát triển kinh tế với vấn đề tài nguyên môi trường, nhưng việc gìn giữ như thế nào lại là cả một quá trình. Điều cần làm ngay là làm sao cho hàng vạn người dân dọc khu vực ô nhiễm trở lại cuộc sống bình thường, không còn sự mất trật tự trong cuộc sống.

Vị chuyên gia dẫn chứng, ở Việt Nam cũng có những dòng sông như sông Thương, ô nhiễm từ Bắc Giang chảy ra biển, khi đó, dòng sông còn tàn phá hết các cánh đồng lúa ven sông, thủy sinh vật ở dòng sông cạn kiệt, con người bị ảnh hưởng.

Nhưng trải qua thời gian thiên nhiên thay đổi, dòng sông tự làm sạch và bây giờ lại trở thành con sông hiền hòa. Nghĩa là cần có thời gian để cho dòng sông có sự nghỉ ngơi, cùng với đó dòng chảy cuốn trôi ô nhiễm ra biển cả. Tất nhiên thời gian thì tùy mức độ ô nhiễm có thể 5-10-15 năm, nhưng bớt được nhiều chi phí cho dân.

Còn các dòng sông như Tô Lịch, càng ngày càng ô nhiễm dù thành phố chi không ít tiền để cải tạo. Nguyên nhân rất đơn giản, là vì các gia đình, các khu sản xuất cứ đẩy chất thải ô nhiễm ra sông, không có kiểm soát thì làm sao hồi phục được.

Sức dọn sạch, cải tạo lại môi trường sống cũng không đủ để đánh bại được sức tàn phá của chất thải ô nhiễm. Câu chuyện này cũng giống như biển miền Trung và Formosa.

"Tôi cho rằng, bài học của Formosa là tìm nguyên nhân ngăn chặn ngay từ đầu trước khi bước vào sản xuất, thay vì xử lý hậu quả đã rồi", ông Tiến nhấn mạnh

Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, TS Bùi Quang Tề - nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, cho rằng, nếu là những vùng vịnh nhỏ thì có thể làm được bằng công nghệ xử lý bùn biển, nhưng riêng với biển miền Trung sẽ cần đến rất nhiều tỷ USD, mà với tình hình thực tại của Việt Nam, đó là sự viển vông, thiếu thực tế.

Tại hội nghị,  PGS.TS Trịnh Văn Tuyên, Viện trưởng Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho hay, Formosa Hà Tĩnh đã xây dựng một lò luyện cốc, tới đây sẽ xây thêm một lò nữa. 

Theo PGS Tuyên, mỗi ngày Formosa sản xuất khoảng 2.000 tấn cốc, mỗi tấn cốc sẽ phát ra 0,6 tấn nước thải, tương ứng với việc mỗi ngày Formosa xả khoảng 1.000-1.200 m3 nước thải ô nhiễm.

"Nếu số nước thải trên không được xử lý thì một ngày sẽ có một tấn phenol xả ra biển. Những ngày gần đây, hệ thống xử lý nước thải sinh hoá đã gần đạt chuẩn, và như vậy mỗi ngày Formosa chỉ còn xả ra hơn một kg phenol", ông Tuyên nói.

Ông Nguyễn Văn Viết, nguyên Bí thư Đảng ủy Cơ quan dân chính Đảng Hà Tĩnh, cho rằng để xử lý ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, cần sự vào cuộc quyết liệt của nhà nước, không nên chỉ chờ tự nhiên.

"Tôi đang mong chờ một cơn bão vào Hà Tĩnh và các tỉnh bị ảnh hưởng sự cố môi trường. Có cơn bão vào, mưa to gió lớn thì đỡ (ô nhiễm) hơn", ông Viết nói.

Tuy nhiên, PGS Tuyên cho rằng nếu bão vào cũng chỉ giúp hòa tan chất ô nhiễm, thực tế do nồng độ chất ô nhiễm thấp dần nên hệ sinh thái biển có thể tự phân hủy ngày càng nhanh. "Điều quan trọng là giám sát để không xảy ra việc xả thải chất độc vào biển nữa", ông Tuyên nhấn mạnh.

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.