Phá dỡ tàu biển đảm bảo không gây độc hại môi trường

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Quy hoạch các cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các chiến lược, quy hoạch về bảo vệ môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải để đánh giá, lựa chọn các cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng để đưa vào quy hoạch các cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.

Đó là yêu cầu của dự thảo Thông tư về bảo vệ môi trường trong phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Yêu cầu chung về quản lý chất thải trong hoạt động phá dỡ tàu biển theo dự thảo Thông tư là tất cả các chất thải, phế liệu và sản phẩm sau phá dỡ phải được thu gom, lưu giữ, xử lý và quản lý theo đúng quy định; chủ cơ sở phải chuyển giao toàn bộ chất thải không có khả năng tự xử lý cho các đơn vị có chức năng, năng lực xử lý (là các đơn vị đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, lựa chọn).

Phải có biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng và từ bãi lưu giữ vật liệu, thiết bị sau khi phá dỡ đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường liên quan và các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn lao động; tất cả các loại nước thải phát sinh tại cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải được thu gom và xử lý theo đúng quy định trước khi thải ra môi trường;

Chất thải rắn thông thường phải được thu gom, lưu giữ tại kho, bãi đúng quy cách tại cơ sở và định kỳ chuyển giao cho đơn vị có chức năng và năng lực để xử lý; chất thải nguy hại phải bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại, phương tiện hoặc thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý. Sau khi hoàn thành việc phá dỡ con tàu biển tối đa ba mươi (30) ngày làm việc, cơ sở phải chuyển giao toàn bộ chất thải này cho đơn vị được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép, lựa chọn để xử lý.

Chủ cơ sở phải có quy trình bóc tách, thu gom và phân loại một số chất thải đặc thù phù hợp với từng chủng loại và tải trọng tàu, đảm bảo quy trình tối thiểu như sau: Tiến hành điều tra, xác định tình trạng tàu biển đã qua sử dụng được phá dỡ: phải điều tra tất cả các khoang, bể chứa và các khu vực lưu giữ trên tàu để xác định khu vực có thể chứa chất nguy hại như nhiên liệu, dầu, amiăng, PCBs, chì và các chất nguy hại khác cần phải loại bỏ. Xác định tình trạng của con tàu và các mối nguy hiểm mà người lao động có thể gặp phải trong quá trình phá dỡ;

Thu gom nhiên liệu, dầu, chất lỏng khác (nước đáy tàu, nước dằn tàu…) và các vật liệu có khả năng gây cháy, nổ. Tiến hành các biện pháp thông gió, cấp đủ dưỡng khí cho các không gian kín trên tàu như khoang chứa hàng, đáy đôi, bồn két chứa… để đảm bảo điều kiện làm việc an toàn. Quá trình này phải được thực hiện trong suốt toàn bộ quá trình phá dỡ;

Bóc tách amiăng và PCBs: Trước khi cắt con tàu thành các phần, phải bóc tách, thu gom, vận chuyển amiăng, PCBs khỏi vị trí cắt. Sau khi các phần của con tàu được đưa lên bờ, phải tiếp tục thu gom toàn bộ phần amiăng và PCBs còn lại khi đã dễ dàng tiếp cận hơn.

Khu vực bóc tách và thu gom amiăng cần được quây kín để tránh phát tán các sợi amiăng ra môi trường xung quanh, người không phận sự miễn vào. Amiăng phải được làm ẩm trước và trong suốt quá trình bóc tách. Phải bố trí tối thiểu hai (02) lao động được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động để loại bỏ amiăng, trong đó một người chịu trách nhiệm làm ẩm và một người bóc tách amiăng. 

Đối với những vật liệu có chứa/dính bám amiăng mà không nên bóc tách bên trong tàu, phải bố trí khu vực bóc tách riêng biệt với quy trình như trên;

Làm sạch bề mặt cắt trong quá trình bóc tách, thu gom sơn, các chất phủ khỏi bề mặt cắt, chủ cơ sở cảnh báo khả năng phát sinh chất độc như hơi kim loại, VOC và trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân.

Ngoài ra, chủ cơ sở phải lưu giữ, xử lý hoặc chuyển giao một số chất thải đặc thù phát sinh trong quá trình phá dỡ tàu biển đảm bảo đúng quy định như sau:

Vật liệu có thể tái chế: Các vật liệu có thể tái chế là phế liệu kim loại như sắt, thép, nhôm, đồng, niken và các kim loại khác có giá trị thấp hơn phải được thu gom lưu giữ theo lớp và thành phần vật liệu. Những kim loại có giá trị mà lẫn vật liệu phi kim như dây cáp điện có chứa đồng, nhôm v.v… phải được thu gom lưu giữ riêng để tiến hành bóc tách. Trong trường hợp cần thiết, chủ cơ sở phải tiến hành phân tích những vật liệu phi kim tách ra khỏi kim loại và so sánh với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền trước khi đưa ra phương án xử lý.

Các vật liệu, thiết bị phải được lưu giữ tại khu vực có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; sàn bằng vật liệu chống thấm, đảm bảo kín khít, không rạn nứt, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng vật liệu, thiết bị cao nhất theo tính toán;

Nước mưa đợt đầu chảy tràn trên khu vực phá dỡ, khu vực lưu giữ vật liệu, thiết bị sau phá dỡ và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ, phá dỡ vật liệu, thiết bị phải được thu gom và xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường;

Nước đáy tàu và nước dằn tàu phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải ra môi trường; Dầu và nhiên liệu phải được bơm về các bồn/thùng chứa riêng (không trộn lẫn), sau đó chuyển về khu vực lưu giữ và chuyển giao để xử lý theo đúng quy định;

Amiăng sau khi bóc tách phải được đựng trong các bao bì chuyên dụng kín, có ít nhất 2 lớp, sau đó vận chuyển về kho lưu giữ chất thải nguy hại và chuyển giao để xử lý theo đúng quy định... 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.