Giải pháp nào giúp xóa những “khúc cua tử thần”?

Hiện trường một vụ xe khách lao xuống vực.
Hiện trường một vụ xe khách lao xuống vực.
(PLO) - Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông (TNGT) trên đường đèo, dốc ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Nhiều vụ TNGT đã gây hậu quả nghiêm trọng cả về người và tài sản. Thực tế, tham gia giao thông trên đường đèo dốc quanh co luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là mỗi khi xảy ra mưa hoặc sương mù dễ khiến mặt đường trở nên trơn trượt vô cùng nguy hiểm.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để kéo giảm TNGT trên các cung đường đèo dốc, ngoài việc tăng cường các hệ thống cảnh báo TNGT thì “thuốc trị bệnh” hữu hiệu là các đơn vị chức năng cần quyết liệt hơn trong hoạt động thanh tra kiểm soát.

Ám ảnh từ những cung đèo 

TNGT đường đèo dốc luôn là nỗi ám ảnh đối với người tham gia giao thông, đặc biệt khi xảy ra hậu quả để lại thường rất nghiêm trọng. Mới đây, ngày 8/6 tại địa phận xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc, ô tô du lịch BKS 15B-012.84 loại 45 chỗ chở đoàn học sinh, phụ huynh đi tham quan Tam Đảo trở về, đến Km 19+500 trên quốc lộ 2B thì bất ngờ mất phanh và lao vào vách núi. Cú tông mạnh đã làm 2 phụ huynh ngồi trên xe tử nạn tại chỗ, khoảng 10 học sinh bị thương.

Tương tự, trên nhiều cung đường đèo, đường nội tỉnh địa bàn Lai Châu thời gian qua cũng đã xảy ra không ít các vụ xe tải chở hàng bị lật, đổ, gây tai nạn. Theo thống kê sơ bộ của Ban An toàn giao thông tỉnh này, dù chỉ hơn 1 năm nhưng trên quốc lộ 4D, các tuyến đường nội tỉnh Lai Châu đã xảy ra 79 vụ tai nạn, va chạm, trong đó 17 vụ TNGT liên quan đến xe đầu kéo, công ten nơ. 

Hẳn nhiều người dân bản Rừng Ổi (xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường) vẫn chưa thể quên vụ tai nạn thương tâm xảy ra vào hồi 14 giờ ngày 19/3 tại Km52 + 400 quốc lộ 4D trên đèo Giang Ma giữa xe khách biển số 19B-01045 do anh Đỗ Anh Tuấn (36 tuổi) trú tại tỉnh Phú Thọ điều khiển theo hướng thành phố Lai Châu - huyện Tam Đường sau khi va chạm với xe ôtô bán tải biển số 15C-16530 do anh Vũ Văn Kiên (33 tuổi) tại Hải Phòng điều khiển đi ngược chiều đã đâm vào xe môtô biển số 25B1-20209. Hậu quả, một nạn nhân đã tử vong tại chỗ, 2 ôtô hư hỏng phần đầu và thùng xe, xe máy hư hỏng nặng. Nguyên nhân do xe bán tải vượt ôtô đầu kéo chưa về hết làn đường, lái xe khách không làm chủ tốc độ khi tránh xe bán tải nên đã gây tai nạn thương tâm.

Ba ngày sau đó (ngày 22/3) cũng trên quốc lộ 4D, tại cung đèo Hoàng Liên Sơn đoạn Km70+550 thuộc địa phận bản Chu Va 12 (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường) lại xảy ra vụ TNGT giữa xe ôtô rơ-moóc mang biển số 15C-08828 (BS rơ-moóc 15R-10576) chạy theo hướng huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai) - huyện Tam Đường do mất phanh đâm vào ôtô tải biển số 99C-110.06 đang lưu thông phía trước (cùng chiều). Do va chạm mạnh khiến cả 2 xe mất kiểm soát rơi xuống suối, 4 người (lái, phụ xe) bị thương, 2 xe ôtô hư hỏng nặng, ước tính thiệt hại hàng tỷ đồng.

Đâu là giải pháp?

Theo một báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, trong 6 tháng đầu năm, TNGT tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí. Tuy nhiên, không đạt mục tiêu giảm tỷ lệ người chết vì TNGT. Từ thực tế những vụ TNGT xảy ra trong thời gian gần đây cho thấy, trật tự ATGT trên các tuyến đường đèo, dốc hiện rất đáng báo động. 

Chia sẻ kinh nghiệm khi vượt những “cung đèo tử thần” anh Nguyễn Quang – một tài xế xe tải khu vực Tây Bắc bộc bạch: Do xe dài nên trong quá trình tham gia giao thông trên các cung đường đèo, khúc cua gấp thường lấn gần hết làn đường của xe ngược chiều. Cùng với đó, khi xe lưu thông qua các khúc cua có độ dốc lớn, điều kiện thời tiết không thuận lợi lại vận chuyển hàng nặng trường hợp lái xe không quen đường, đường quanh co, gấp khúc, trơn trượt… nếu không làm chủ tốc độ, xử lý tình huống không tốt rất dễ dẫn đến việc xe bị lật, đổ.

Khách quan nhìn nhận, với địa hình hiểm trở, nhiều đèo, dốc, để bảo đảm an toàn khi lưu thông, đòi hỏi người điều khiển phương tiện giao thông phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của Luật Giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, để giảm thấp nhất TNGT trên các tuyến đường đèo dốc, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, khảo sát những đoạn đường tiềm ẩn nguy hiểm trên đèo để có biện pháp xử lý đồng bộ. Mới đây, để nắm bắt tình hình giao thông trên quốc lộ 6,  Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã triển khai rà soát và kiên quyết xóa những “điểm đen” tai nạn ở cung đường trên. 

Theo đơn vị này rà soát, hiện trên tuyến quốc lộ từ TP Hòa Bình đi Sơn La có 10 “điểm đen” TNGT như tại Km99+800, Km126+300-Km126+900, Km127+300-Km127 +800, Km130 +900… Tại các điểm này, trong những tháng đầu năm 2017 đã xảy ra 49 vụ, làm chết 23 người, 51 người bị thương. Dẫn như vậy để thấy rằng, việc vào cuộc của các cơ quan chức năng luôn đóng một vai trò hết sức cần thiết và được dư luận ủng hộ. 

Trở lại câu chuyện kéo giảm TNGT trên các cung đường đèo dốc, theo Đại tá Bùi Gia Lượt, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó ban ATGT tỉnh Lai Châu, hiện trên các cung đường đèo dốc, bên cạnh việc tăng cường các hệ thống cảnh báo TNGT, các lực lượng chức năng cần quyết liệt triển khai công tác tuần tra, xử lý vi phạm giao thông trên các tuyến đường đèo dốc, tuyên truyền, nhắc nhở đội ngũ lái, phụ xe nâng cao tinh thần trách nhiệm, lái xe đúng tốc độ, không phóng nhanh, vượt ẩu…

Rõ ràng, với những nguy hiểm thường trực trên các cung đường đèo, bên cạnh sự vào cuộc của các ban, ngành chức năng, bản thân mỗi lái xe cũng cần thực hiện nghiêm các quy định về ATGT. Đặc biệt, với các phương tiện xe tải, xe khách đường dài, chủ xe, lái xe mỗi khi qua đèo dốc trước tiên cần phải kiểm tra kỹ phương tiện. Khi lưu thông phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, chú ý quan sát, không phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn. Chỉ có đồng bộ như vậy mới mong xóa đi những “điểm đen” TNGT không đáng có.

Đọc thêm

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'
(PLVN) - Những ngày cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao khiến giao thông trên địa bàn Hà Nội trở nên đặc biệt sôi động. Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường ứng trực ngày nghỉ, bảo đảm việc di chuyển của người dân diễn ra thuận lợi và an toàn...

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai
(PLVN) - Thành phố Lào Cai vừa nâng cấp, cải tạo dự án cầu Phố Mới với tổng vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng. Dự án nhằm mang lại diện mạo mới cho cây cầu quan trọng này, đồng thời nâng cao an toàn giao thông và phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, trong đó chỉ đạo các đơn vị quản lý tập trung kiểm tra và thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT cho phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường ĐT.638 và quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh. 

TP Hồ Chí Minh: Khuyến cáo tuân thủ văn hóa metro

Metro số 1 bắt đầu vận hành thương mại từ 22/12/2024.
(PLVN) - Cty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) vừa tổng kết 2 tuần đầu vận hành thương mại metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa Metro.

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”
(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam
(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.