Giấc mơ kỳ lạ giúp ông lão tìm được đứa con 40 năm thất lạc

Sau khi thông qua giấc chiêm bao, được vợ quá cố báo mộng từng chi tiết cụ thể, ông tỉnh dậy, lận vội nắm tiền trong người, rồi cứ như cơ duyên định sẳn, cha con ông Não thực sự được gặp nhau?

Những ngày qua, câu chuyện cụ Nguyễn Não (80 tuổi, trú thôn 3 xã Tam Lập, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) tìm được con thất lạc luôn khiến cho nhiều người cảm động, nhắc đi nhắc lại. Gần nữa thập kỷ trôi qua, ông tằn tiện từng đồng để ngược xuôi Nam - Bắc dò tung tích con. Rồi ngày trùng phùng kỳ lạ cũng đến. Sau khi thông qua giấc chiêm bao, được vợ quá cố báo mộng từng chi tiết cụ thể, ông tỉnh dậy, lận vội nắm tiền trong người, rồi cứ như cơ duyên định sẳn, cha con ông Não thực sự được gặp nhau?

Ông Não đã tìm lại con sau hơn 40 năm thất lạc
Ông Não đã tìm lại con sau hơn 40 năm thất lạc

Tỉnh giấc chiêm bao, cụ già 80 tuổi chống gậy đi tìm con

Trong những năm 1960, mảnh đất Phú Ninh vốn được xem là cái nôi cách mạng. Khi địch bắn phá ác liệt, gia đình người lính du kích Nguyễn Não vẫn quyết bám trụ với quê hương cách mạng. Nhưng không may, trận càn năm 1967 đã cướp đi sinh mạng của vợ ông Não. Bốn đứa trẻ mồ côi mẹ (đứa nhỏ nhất mới chỉ được 5 tháng) dắt díu sống nương tựa vào sự giúp đỡ của bộ đội, du kích, người dân… Nhưng vì còn quá nhỏ, một thời gian ngắn, đứa thứ 2 đã chết vì đói khát.

Đúng lúc này, ông Não lại bị địch bắt đày ra Côn Đảo. Tang thương chồng lên nhau, anh con trai cả Nguyễn Văn Sâm (khi đó mới 12 tuổi) đành dẫn bầy em đi lang thang, sau đó chẳng may lại ly tán. Sâm mưu sinh bằng nghề bán kem dạo, dạt hết nơi này đến nơi khác. Đứa em kế Nguyễn Văn Hoàng (lúc này được 6 tuổi) may mắn hơn, được một người dân tốt bụng đưa về Cô nhi viện Quảng Nam. Riêng anh con út Nguyễn Văn Dũng (chỉ mới 2 tuổi) được chuyền tay cho nhiều người nuôi nấng, không biết đã về đâu.

Năm 1975, cụ Não trở về từ nhà tù Côn Đảo và bắt đầu hành trình gắng tìm lại các con. 10 năm đi dò hỏi khắp nơi, cuối cùng ông cũng tìm được Sâm và Hoàng, còn thông tin về Dũng vẫn bặt vô âm tín. Trong đầu của ông Não vẫn cho rằng, sẽ khó có ngày gặp lại Dũng, song tâm thức của người cha vẫn đau đáu về một đứa con út chưa từng được nhìn rõ mặt mũi. Khoảng thời gian ở quê, cám cảnh “già trống nuôi con” của ông Não, bà Lê Thị Thu (nhỏ hơn ông Não những 30 tuổi) đã về làm vợ, cùng ông chăm nuôi các con riêng và chung ăn học, lo dựng vợ gả chồng.

Nhưng cuộc sống miền quê nhiều khó khăn, gia đình ông Não có đến 6 miệng ăn mà chỉ dựa vào 3 sào ruộng cộng với mảnh vườn hoang. Bởi vậy, hàng chục năm liền, ông Não đành chôn chặt “niềm riêng”; đến năm 1990, tiện tặn được ít tiền, ông mới đi tìm hài cốt vợ đưa về chôn và nhiều lần ngược xuôi vào Nam ra Bắc, hay về các huyện lận cận tỉnh Quảng Nam để dò tin tức người con út. Thế nhưng, ông Não chỉ nhận được cái lắc đầu.

Tuổi mỗi ngày một cao, sức khoẻ yếu đi nhiều, nhưng ông Não vẫn chưa thôi nguyện vọng trước khi mất phải thấy mặt con. Nhưng đã hết cách tìm kiếm vẫn vô vọng, ông “bấu víu” vào các yếu tố tâm linh. Ngày ngày ông Não thắp nhang lên bàn thờ người vợ quá cố, thành tâm cầu khấn. Nhiều năm trôi qua, một ngày gần đây, ông bỗng mơ thấy vợ cũ trở về, chắc nịch: “Dũng vẫn còn sống, lúc nhỏ được một người đưa vào Đồng Nai. Tôi có cách “buộc” con quay về Quảng Nam tìm ông”.

Thời gian dần trôi nhưng vẫn chưa thấy đứa con “tự tìm về”, ông Não lại nôn nao, ra tận nơi trận càn quét ngày xưa để khấn vái người vợ cũ. Đêm đó, bất ngờ trong giấc chiêm bao, ông Não lại như nghe tiếng vợ mình chỉ dẫn: “Con trai hiện đang ở Cẩm Kim, Hội An, đã đổi tên khác nhưng có đặc điểm tóc bạc trắng đầu, bạc hơn cả cha. Ông cứ đi, tôi sẽ cho người đưa đường tìm đến”.

Tỉnh giấc, ông vã mồ hôi kể lại câu chuyện cho người vợ sau. Nghe chồng tâm tình, bà Thu không nói không rằng. lẳng lặng đi gọi người đến bán cây sưa trong vườn với giá 400 ngàn đồng. Cầm nắm tiền, bà Thu vội nhét vào người chồng, giục ông mau mau đi tìm đón con trai về.

Ông Não lụi cụi chống gậy lên đường. Ông ra ngõ bắt xe về Hội An, từ đây, ông theo đò qua sông tìm đến thôn Cẩm Kim. Đến nơi, chưa biết sẽ phải rẽ theo hướng nào, ông lại được bác xe ôm chạy đến, tận tình đưa vào nhà trưởng thôn. Không biết có phải do duyên số, nghe trình bày qua câu chuyện, người trưởng thôn đưa ông Não thẳng đến nhà anh Trần Châu (43 tuổi, thôn Cẩm Kim, Hội An) “thử xem”.  

Cuộc trùng phùng sau hơn 40 năm thất lạc

Không có Châu ở nhà nhưng đến nơi, ông Não như có cảm giác rằng đây chính là nơi con ông ở. Về phần Châu, cuộc đời của người đàn ông trung niên này cũng lắm trần ai. Anh không biết được mình do ai sinh ra, cụ thể ở đâu. Với Châu, ký ức nhớ nhất là khi tuổi lên 7, đang được giao việc coi vườn cho một gia đình ở Đồng Nai. Trong lúc làm việc, cậu bé Châu bỗng dưng được người đàn ông tên Trần Huynh (70 tuổi) rủ theo xe về Hội An (Quảng Nam) và nhận làm con nuôi.

Từ đó, Châu lớn lên trong gia đình ông Huynh ở phố Cổ. Học hết cấp 1, Châu nghỉ học, ở nhà chăn trâu. Năm 12 tuổi, cậu bé Châu mới dược ông Huynh kể gốc gác. Khi rõ về thân phận, dù  được yêu thương nhưng Châu vẫn cảm thấy tủi thân, nên tự nhủ với lòng, phải quyết đi tìm cho bằng được cha mẹ ruột của mình. Bẵng đi một thời gian, đến tuổi nhập ngũ, Châu lên đường, gia nhập Trung đoàn công binh 83, ra xây dựng đảo Sinh Tồn Đông.

Tháng ngày phục vụ nơi biển đảo, Châu không lúc nào không bị thôi thúc bởi ý định tìm được gia đình, bố mẹ ruột của mình. Chút ký ức còn lại ở Đồng Nai và từ người cha nuôi cho biết, Châu tưởng rằng nơi đây là quê hương mình nên dù đi bất cứ đâu, làm gì, Châu cũng dò hỏi, bắn tin tức: “Năm 1973, có một câu bé 7 tuổi ở Đồng Nai thất lạc. Cậu bé tên Châu ở với một gia đình tên Tân, người này nhân nuôi Châu từ một người phụ nữ khác…” để tìm mối liên hệ với gia đình. Một thời gian, rời quân ngũ, Châu về lại Hội An lập gia đình với thiếu nữ trong thôn. Có được mái ấm riêng, nhưng niềm mong mỏi tìm lại gốc gác vẫn chưa thôi từ bỏ trong Châu.

Cả hai vợ làm nghề phu hồ mưu sinh nên mỗi khi đi ngang dọc khắp các công trình trong thôn, dưới xóm và vùng lân cận, Châu lại tìm cách gửi tin, dò hỏi gia đình. Thương chồng, cứ dành dụm được ít tiền, mỗi năm, chị Kim Oanh (38 tuổi, vợ Châu) lại để cho anh rong ruổi vào Đồng Nai hỏi tung tích bản thân. Thế nhưng, ngay cả tên chính xác địa danh, gia đình nuôi ngày đó... Châu không rõ nên mọi chuyến đi đều bất thành. Không nản lòng, hai vợ chồng liên hệ địa phương, đăng ký với cả chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” của Đài truyền hình Việt Nam để “nuôi hi vọng”. Nhưng rồi tất cả đều không có kết quả.

Rồi cơ duyên cũng đến. Khoảng cuối năm 2012, chị Oanh nằm ngủ, trong cơn mộng mị lại mơ thấy có một cụ bà tìm đến báo tên cha mẹ, quê quán của Châu. Chỉ một điều lạ, rằng Châu không mang tên Châu mà cái tên khác, chị Oanh không nhớ bà cụ nói tên gì, chỉ biết vậy. Chị Oanh đem điều này kể với chồng, nhưng anh gạt phăng đi vì nghĩ có thể vợ quá sốt sắng tìm người thân cho mình mà ám ảnh, mơ điều nhăng cuội. Ít ngày sau, khi Châu vẫn miệt mài với nghề phu hồ, ông Não đã tìm đến.

Một buổi trưa như thường lệ, đang ngồi nghỉ ngơi cùng anh em thợ nề, cậu con trai từ nhà gọi điện báo có cụ ông ở huyện Phú Ninh (Quảng Nam) ghé tìm gặp. Vì quá vô vọng, Châu hoàn toàn không nghĩ mình sẽ lại tìm được người thân, nhưng không hiểu sao trên đường về lần này, anh lại linh cảm đang có một điều gì đó rất lớn lao với cuộc đời mình. Chân bước cũng dẫm đạp lên nhau, người cứ bần thần lạ.

Đến nhà, Châu nhìn thấy một cụ ông gầy nhom, đang dòm mình. Tiến đến gần hơn, ông cụ bỏ mủ reo lên xúc động: “Con hả Dũng? Đúng rồi, dáng người ni, khuôn mặt ni”. Anh Châu cũng vậy, bỗng tự nhiên ôm chầm lấy cụ ông như thể thân thương từ lâu lắm, giọng mếu đi: “Ba ơi, ba ơi…”.

Hai người đàn ông, một già, một trẻ cứ ôm nhau khóc khiến người chứng kiến không khỏi cầm lòng. Bao nhiêu mong nhớ, những tháng ngày ròng rã tìm kiếm, nước mắt cứ chực trào ra. Cả 2 không ngờ ngày trùng phùng lại ngay trên quê hương mình, ở Quảng Nam chứ không đâu xa xôi. Trong phút đoàn tụ, Châu gọi xóm làng đến chia vui rồi sau đó theo ông Não về Phú Ninh gặp các anh.

Ngày ông Não dẫn theo người đàn ông lạ mặt về nhà, khiến nhiều người trong nhà không khỏi ngỡ ngàng. Nhưng lúc bước vào cửa, gỡ nón mũ, ai nấy bất ngờ phát hiện cả ông Não, Châu, Sâm, Hoàng đều giống nhau như một khuôn đúc. Mâm cơm đoàn tụ bày ra, dù không ăn được nhiều nhưng cả nhà ông đều cảm nhận, đây là bữa ăn ngon nhất trong đời. Mọi người hồ hởi ôn lại những tháng ngày lưu lạc với những ký ức nhiều lúc không được nguyên vẹn.

Bây giờ, mỗi khi ngồi lại với bạn bè hay có cuộc gặp gỡ với đồng đội cũ, Châu lại xúc động giới thiệu về người cha ruột và 2 anh ruột của mình đã tìm thấy. Còn ông Não, dù già yếu nhiều nhưng ông vẫn không bỏ thói quen, cứ đạp trên chiếc xe đạp cọc cạch, mỗi ngày đi đến từng nhà trong thôn xóm để khoe về việc tìm thấy được tất cả những người con. Lòng ông vui, khuôn mặt rạng rỡ khiến người nghe, dù nghe đã hàng chục lần vẫn xúc động như in cái lần đầu tiên biết đến cụộc trùng phùng có một không hai của cha con ông Não.

Nhóm phóng viên

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.