Giá trông xe ở Hà Nội chưa... hết Tết

Hà Nội trong những ngày đầu xuân Tân Mão này còn có vô vàn điểm trông giữ xe tư nhân tự mọc lên, nhất là quanh các chùa, đền... Những chủ bãi xe tư nhân này thu phí trông xe ở mức "cắt cổ", thấp nhất là 10.000/lượt xe máy, vào cuối tuần có lúc lên tới 20.000 đồng/lượt.

Trước Tết, nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm tăng giá đồng thời cũng kéo theo một loạt chi phí dịch vụ khiến người tiêu dùng không khỏi ngỡ ngàng. Đồng thời điệp khúc “Tết mà” lặp đi lặp lại khiến nhiều khách hàng đành phải chấp nhận. Tuy nhiên, câu chuyện “ăn theo” như thế này sau khi Tết đã đi qua chưa hẳn đã kết thúc...

“Bọn em có Tết đâu!”

Chiều 12/2, khi có mặt tại Ga Hà Nội, phóng viên loay hoay tìm chỗ gửi xe máy như mọi ngày của nhà ga nhưng không thấy. Theo bảo vệ ở ga cho biết, người phụ trách trông giữ xe chưa lên Hà Nội nên phải sau Rằm tháng Giêng, bãi xe này mới hoạt động trở lại.

juxtyze
Nhiều bãi giữ xe tư nhân ở hà Nội vẫn thu phí theo “giá Tết”.

Thế nên, chúng tôi đành gửi xe vào một bãi trông tư nhân gần đó. Mua vé tàu xong, chúng tôi ra lấy xe thì bị yêu cầu trả 10.000 đồng. Xe đạp gửi vào đây cũng phải trả tới 5000 đồng/lượt.

Thấy chúng tôi ngạc nhiên, cô gái thu tiền vé thản nhiên: “Tết mà anh!”. Tôi cười: “Hôm nay đã là mùng 10 rồi, còn Tết nhất gì nữa?”. Cô gái nói với giọng ráo hoảnh: “Bọn anh có Tết chứ bọn em có Tết đâu. Bao nhiêu khách, có ai thắc mắc về giá đâu. Không tin anh cứ hỏi mấy anh xe ôm xem”.

Một người lái xe ôm cho biết, mấy ngày nay là sau Tết, nhu cầu đi lại lớn nên rất đông người gửi xe vào bãi tư nhân này vì đây là điểm duy nhất hoạt động gần ga. Khách muốn gửi xe vào bãi của Nhà nước phải đi lên đầu đường Phan Bội Châu cách đó cả cây số nên đành tặc lưỡi, móc hầu bao.

Những ngày này, Hà Nội còn có vô vàn điểm trông giữ xe tư nhân khác tự mọc lên, nhất là quanh các chùa, đền nơi có nhiều người tới lễ bái đầu năm như Phủ Tây Hồ, chùa Quán Sứ, chùa Hà... Giống như ở ga Hà Nội, những chủ bãi xe tư nhân này cũng thu phí trông xe ở mức "cắt cổ", thấp nhất là 10.000/lượt xe máy, vào cuối tuần có lúc lên tới 20.000 đồng/lượt.

Cũng trong ngày 12/2, tại chùa Hà, cô Trần Thị Hoa (58 tuổi, cán bộ hưu trí, nhà ở Định Công) cho hay: “Hôm nay cô đi chùa với con gái, họ đòi phí trông xe máy đến 20.000 đồng. Vì trót gửi xe rồi nên đành phải trả họ”.

Đứng cạnh đó, chị Phương (22 tuổi, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) búc xúc: “Hôm nay đã mùng 9, mùng 10 rồi mà họ vẫn đem lí do “Tết mà” ra chặt chém khách. Mà họ chỉ đề biển trông xe chứ không đề giá nên bọn em cứ nghĩ giá gửi như mọi ngày hoặc cùng lắm đắt cũng chỉ đến 10.000 đồng”.

Tại Phủ Tây Hồ, do lượng khách đến lễ bái đông nên hai bên lối đi vào cổng phủ trở thành hai bãi giữ xe dài tít tắp. Chỉ tính riêng xe máy cũng đã kín lối đi, lại thêm ô tô và xe đạp nên cả hai bãi giữ xe này đều thuê thêm nhân công trông coi và căng dây lấy thêm diện tích vỉa hè.

Chị Tính (bán hàng mã ở cổng phủ) cho chúng tôi hay: “Bãi giữ xe thường ngày của chùa chỉ gói gọn trong phạm vi cổng mà thôi. Còn lại là các bãi xe tư nhân, họ tự chăng dây mọc lên. Lúc có đoàn kiểm tra của phường đi qua, họ tự nhận là người của chùa, trông giữ xe giá phải chăng nhưng thấp nhất cũng là 10.000 đồng/lượt”.

Bác Hà Thị Vân (67 tuổi, ở quận Đống Đa) nói: “Tôi hỏi giá, họ bảo 10.000/lượt. Khi mình thắc mắc sao cao hơn ngày thường thế thì họ bảo vì là Tết khiến tôi không khỏi ngỡ ngàng vì thấy sao phi lý quá”.

Tết vẫn chưa hết

Do tâm lý người dân muốn tiện lợi nên thường gửi xe chỗ bãi tư nhân nên tình trạng “chặt chém” vẫn diễn ra là chuyện như cơm bữa. Mặc dù sự kiểm tra và chấn chỉnh hành lang, hè phố của chính quyền TP.Hà Nội đầu năm mới năm nào cũng có nhưng điệp khúc “Tết mà” kéo dài sau Tết đối với nhiều người có cảm giác như mình bị móc túi.

Anh Trần Văn Thành (cán bộ một công ty gần chùa Hà) tâm sự: “Ngồi quán café ở đây với người bạn cũ hàn huyên sau Tết, tôi thấy nhiều người vào gửi xe đi lễ mà lúc quay ra ngớ người vì giá gửi xe quá cao với thường ngày. Đa phần họ đều bức xúc nhưng đều phải ngậm bồ hòn bỏ tiền để tránh đôi co vì trót rồi. Tình trạng lấy chữ Tết ra để chặt chém như thế này đã không còn là chuyện hiếm nữa, thành quen mất rồi anh ạ”.

Có thể thấy, hầu hết các bãi xe tư nhân mọc lên một cách vô tội vạ đều nhắm đến những nơi đông người qua lại như bến xe, nhà ga hay chùa chiền dịp đầu năm. Đa phần những bãi giữ xe này không có ai quản lý và khi có sự kiểm tra đều tự nhận mình là người của chính đơn vị đứng ra trông nom để tiện cho việc khách gửi vào lễ lạt hay mua vé, liên hệ đi lại.

Trao đổi với PLVN, một cán bộ dân phòng phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy nói: “Năm nào chúng tôi cũng đi kiểm tra, nhắc nhở các bãi giữ xe tuân thủ đúng quy định của Nhà nước. Nhưng từ năm ngoái trở lại đây (2010), giá vé gửi xe sau Tết cao hơn bình thường vẫn chủ yếu tập trung ở các bãi gửi xe tư nhân”.

Nhiều người trông giữ xe thản nhiên cho biết, do nhu cầu trông giữ xe lớn nên chỉ sau khi hết Rằm tháng giêng, giá gửi xe sẽ trở lại như cũ. Còn từ nay đến hôm đó, giá có khi còn tăng lên, tùy theo lượng người gửi xe. Thậm chí, có khi  người đi lễ còn chưa chắc có chỗ mà gửi xe.

Ai kiểm tra, ai xử phạt?

Trước Tết năm nay, ngày 13/1/2011, UBND TP.Hà Nội từng có văn bản số 311/UBND-KT tăng cường quản lý việc trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn thành phố do Phó Chủ tịch Hoàng Mạnh Hiển ký.

Theo đó, trước tình trạng quản lý trông giữ xe vẫn còn nhiều phức tạp, đặc biệt là việc thu phí trông giữ xe quá mức quy định thành phố yêu cầu: Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố (Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải, Cục Thuế...) tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe, xử phạt nghiêm các vi phạm...

Sở Thông tin và Truyền thông chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng của thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục các tổ chức và cá nhân trông giữ xe tự giác chấp hành nghiêm quy định... và kịp thời đưa tin đối với các điểm trông giữ xe vi phạm.

Tròn một tháng sau khi văn bản trên có hiệu lực, hiện nay tình trạng “loạn” giá vé trông xe đang diễn ra trầm trọng tại Thủ đô. Các ban ngành chức năng có liên quan của Hà Nội nghĩ gì?

Kỳ Anh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.