Cuối tháng 5 và tháng 6 vừa qua, các công ty thép giảm giá mạnh và tổng cộng đã giảm khoảng 3 triệu đồng/tấn so với đỉnh điểm hồi tháng 4.
Nguyên nhân là do giá thép thế giới giảm mạnh nên các doanh nghiệp trong nước phải lo “chạy” hàng để tránh bị ứ đọng, lỗ lã. Tuy nhiên, cuộc chiến bán tháo hàng này trở nên “sốc” khi các đối thủ tung chiêu “lòn” giá với mức giá hỗ trợ đi vùng xa, vùng sâu nhưng lại áp dụng ngay tại các đô thị nên giá cả được giảm liên tục...
Theo một số công ty thép khu vực phía Nam, đợt vừa qua, họ bán dưới giá nguyên liệu, còn so với giá thành thì lỗ nặng. Do đó, từ đầu tháng 7 đến nay, các công ty thép trong nước đã 2 lần điều chỉnh giá tăng trở lại, tổng cộng tăng từ 600.000 đồng đến 700.000 đồng/tấn (giá bán từ 13,4 triệu đồng đến 13,5 triệu đồng/tấn). Giá thép bán lẻ trên thị trường TPHCM cũng tăng theo, lên 13,9 triệu đồng/tấn đối với thép cây và 14 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn.
Lý giải từ các nhà máy cho thấy với giá bán hiện nay, họ vẫn còn bị lỗ vài trăm ngàn đồng/tấn. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, giá phôi thép trên thế giới hiện còn khoảng hơn 500 USD/tấn, so với tháng trước giảm đến 100 USD/tấn (riêng giá phôi thép của Trung Quốc giảm còn khoảng 480 USD/tấn). Vì vậy, nếu tính đúng, tính đủ thì với giá thép bán ra tăng mạnh từ đầu tháng đến nay, các DN thép đã bắt đầu có lãi chứ không phải lỗ như cách tính toán của họ.
Nguyên nhân là do giá thép thế giới giảm mạnh nên các doanh nghiệp trong nước phải lo “chạy” hàng để tránh bị ứ đọng, lỗ lã. Tuy nhiên, cuộc chiến bán tháo hàng này trở nên “sốc” khi các đối thủ tung chiêu “lòn” giá với mức giá hỗ trợ đi vùng xa, vùng sâu nhưng lại áp dụng ngay tại các đô thị nên giá cả được giảm liên tục...
Theo một số công ty thép khu vực phía Nam, đợt vừa qua, họ bán dưới giá nguyên liệu, còn so với giá thành thì lỗ nặng. Do đó, từ đầu tháng 7 đến nay, các công ty thép trong nước đã 2 lần điều chỉnh giá tăng trở lại, tổng cộng tăng từ 600.000 đồng đến 700.000 đồng/tấn (giá bán từ 13,4 triệu đồng đến 13,5 triệu đồng/tấn). Giá thép bán lẻ trên thị trường TPHCM cũng tăng theo, lên 13,9 triệu đồng/tấn đối với thép cây và 14 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn.
Lý giải từ các nhà máy cho thấy với giá bán hiện nay, họ vẫn còn bị lỗ vài trăm ngàn đồng/tấn. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, giá phôi thép trên thế giới hiện còn khoảng hơn 500 USD/tấn, so với tháng trước giảm đến 100 USD/tấn (riêng giá phôi thép của Trung Quốc giảm còn khoảng 480 USD/tấn). Vì vậy, nếu tính đúng, tính đủ thì với giá thép bán ra tăng mạnh từ đầu tháng đến nay, các DN thép đã bắt đầu có lãi chứ không phải lỗ như cách tính toán của họ.
Theo Người Lao Động