“Giá như ít có từ “tế nhị” hơn“

“Giá như ít có từ “tế nhị” hơn“
(PLO) - Đó là trao đổi của ĐB Trần Ngọc Vinh (phó đoàn ĐB Tp Hải Phòng) sau chương trình chất vấn của QH trong kỳ họp này.
Theo ông Vinh, phiên chất vấn lần này của Kỳ họp thứ 8, QH khóa XIII, đa số các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đã bám sát các câu hỏi của ĐB. Phần lớn các ĐB cũng đồng tình với trả lời của các Bộ trưởng. Điều đó thể hiện ở việc ít thấy ĐB bấm nút hỏi lại, hỏi thêm những vấn đề chưa thỏa đáng. 
Ông Vinh cũng nhận định các Bộ trưởng đã không né tránh những vấn đề “hóc” trong các câu hỏi của ĐB như vấn đề tài sản khủng của nguyên cán bộ ngành thanh tra, vấn đề chất lượng giáo dục ở mức đáng báo động từ mầm non đến ĐH, 72000 lao động được đào tạo nhưng thất nghiệp..;  hay như những bức xúc trong khâu ban hành văn bản PL của ngành Tư pháp…
Tuy nhiên, theo Phó trưởng đoàn ĐB Tp Hải Phòng, giá như các vị “ngồi ghế nóng” ít gắn từ “tế nhị” vào một số vấn đề bị chất vấn thì tốt hơn. “Một số vị nói "đây là vấn đề tế nhị" "đây là chuyện tế nhị" ... Theo tôi đây là những câu nói rất khó hiểu. Tôi thấy chưa thỏa đáng. Đã ra trước nghị trường, thế nào là “tế nhị”? Nếu nói là hạn chế, là thế nọ, thế kia đi thì thỏa đáng hơn.” ĐB Vinh bộc bạch. 
Cũng theo ĐB Vinh, bởi khoảng thời gian eo hẹp của nghị trường, do vậy QH cần thiết kế những buổi chất vấn ở các Ủy ban, để các ĐB có thể trao đi đổi lại nhiều hơn các ý kiến của mình và các Bộ trưởng, Trưởng ngành..
ĐB QH Tp Hải Phòng cũng đề nghị đối với các câu hỏi mà BT hứa sẽ trả lời riêng, không phải là vấn đề của riêng Bộ trưởng đó với ĐB nào, mà nó là vấn đề chung của QH, của cử tri. Do đó, cần có cơ chế để công khai câu trả lời này.
“Ví dụ như các Bộ sẽ tập hợp những câu hỏi chưa trả lời lại, sau đó cùng với việc gửi văn bản trả lời cho ĐB, sẽ tổ chức họp báo để nhờ cơ quan báo chí đưa thông tin rộng rãi về nội dung trả lời này cho cử tri cả nước biết." - ĐB hiến kế.
Tâm sự báo chí sau phiên chất vấn QH, ĐB Trần Ngọc Vinh chia sẻ: Điều tôi buồn nhất là khi nghe Bộ trưởng Bộ GD nói về chất lượng ngành Giáo dục. Như việc dạy tiếng Anh, đến cả cô giáo mà cũng phát âm sai thế thì hỏi làm sao cử tri và Nhân dân yên tâm được? Rồi con số 72000 người thất nghiệp sau khi được đào tạo – chúng ta đã lãng phí biết bao nhiêu tiền của vào đó? Tôi cũng rất lo lắng khi câu chuyện chống tham nhũng đang hướng vào những đại án, những “con cá mập” mà bỏ quên chuyện “tham nhũng vặt” đang len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống. Nạn tham nhũng vặt này nó đang hành dân, khiến dân mất niềm tin." ông nói.

Đọc thêm

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.