Giá hàng hóa các tháng cuối năm : Khó tăng đột biến

Những tháng còn lại của năm 2010, mặc dù nền kinh tế sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và ảnh hưởng từ thị trường thế giới nhưng với việc điều hành, kiểm tra kiểm soát thị trường của các cơ quan chức năng, sẽ khó có chuyện tăng giá đột biến.

Những tháng còn lại của năm 2010, mặc dù nền kinh tế sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và ảnh hưởng từ thị trường thế giới nhưng với việc điều hành, kiểm tra kiểm soát thị trường của các cơ quan chức năng, sẽ khó có chuyện tăng giá đột biến.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa, đầu năm 2010 hàng loạt yếu tố bất lợi đã gây sức ép lên mặt bằng giá thị trường như việc điều chỉnh tỷ giá, lãi suất, giá xăng dầu, nước sạch; giá nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, như xăng dầu, phôi thép, chất dẻo, khí hóa lỏng... đã tăng hơn 50%. Theo đó, giá cả một số mặt hàng thiết yếu liên tiếp biến động mạnh, trong khi đó, việc quản lý, điều hành, can thiệp của Nhà nước nhằm bình ổn giá những mặt hàng này gặp không ít khó khăn. Cùng với đó là việc xử phạt vi phạm pháp luật về giá theo Nghị định số 169 của Chính phủ bộc lộ nhiều hạn chế vì mức xử phạt còn thấp, chưa đủ sức răn đe... Mặc dù vậy, công tác điều hành, thanh tra, kiểm soát giá cả một số mặt hàng đã được cơ quan chức năng triển khai triệt để và có hiệu quả tích cực.
Những tháng cuối năm, nền kinh tế có thể sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, lạm phát tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại với nhiều lý do. Theo độ trễ của chính sách, lượng tiền trong lưu thông cuối năm nay dự kiến sẽ tăng cao do tác động của việc nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa mà Chính phủ đã thực hiện năm 2009 nhằm kích cầu. Bên cạnh đó, do áp lực tăng tổng phương tiện thanh toán; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn trong những tháng cuối năm và việc tăng chi chuẩn bị hàng phục vụ Tết Nguyên đán cũng sẽ là những yếu tố gây tác động tăng giá...

Phát triển hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ với việc niêm yết giá là một trong các biện pháp bình ổn giá hàng hóa từ nay đến cuối năm. Trong ảnh: Khách chọn mua hàng tại siêu thị Big C Ảnh: Duy Lân

Phát triển hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ với việc niêm yết giá là một trong các biện pháp bình ổn giá hàng hóa từ nay đến cuối năm.
Trong ảnh: Khách chọn mua hàng tại siêu thị Big C
                     Ảnh: Duy Lân

Cùng với đó, thị trường hàng hóa thế giới còn tiềm ẩn những bất ổn. Các biện pháp khắc phục nợ của châu Âu có thể sẽ làm chậm tốc độ phục hồi kinh tế thế giới, ảnh hưởng đến nhu cầu nguyên nhiên liệu thiết yếu... nên giá nhiều nguyên nhiên liệu trên thị trường tiếp tục biến động nhẹ. Mặt khác, việc tăng giá đồng nhân dân tệ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá nhiều loại hàng hóa, nguyên vật liệu hiện Việt Nam phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngoài ra, tình hình thời tiết, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là mùa mưa bão đã và đang đến có thể ảnh hưởng tới nguồn cung một số hàng hóa; nhu cầu tiêu thụ mang tính mùa vụ và trong các dịp lễ tết cuối năm có thể gây tác động tăng giá tới một số hàng hóa trên thị trường.

Xăng dầu là một trong những mặt hàng thiết yếu được Bộ Tài chính kiểm soát chặt chẽ về giá. Trong ảnh: Tàu chở dầu PVT ORAGON cập cảng hàng lỏng Đình Vũ, bơm dầu vào kho chứa.

Xăng dầu là một trong những mặt hàng thiết yếu được Bộ Tài chính kiểm soát chặt chẽ về giá.
Trong ảnh: Tàu chở dầu PVT ORAGON cập cảng hàng lỏng Đình Vũ, bơm dầu vào kho chứa.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương, với việc tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 18/NQ-CP ngày 6-4-2010 của các bộ, ngành, địa phương một cách đồng bộ và quyết liệt, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... đã chủ động có kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường và đã bắt đầu triển khai phương án dự trữ hàng hóa thiết yếu. Đồng thời phát triển hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết nhất là tại các điểm bán lẻ, các chợ dân sinh, dự kiến giá cả hàng hóa trên thị trường các tháng cuối năm khó có khả năng tăng đột biến.

Để thực hiện mục tiêu bình ổn giá thị trường, cuối tuần qua, Văn phòng Chính phủ cũng có công văn thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc điều hành thị trường những tháng cuối năm 2010. Theo đó, Phó thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ động phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tập trung tăng cường kiểm soát giá cả các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá; bảo đảm cân đối các vật tư, nguyên nhiên vật liệu chủ yếu cho sản xuất và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; kiểm soát thị trường, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá và các hành vi đầu cơ tăng giá trái phép...

Bộ Tài chính cũng tăng cường kiểm soát chặt chẽ giá những mặt hàng thiết yếu như điện, than, xăng, dầu, lương thực. Cơ chế giá thị trường sẽ được Bộ thực hiện cùng với giám sát việc chấp hành pháp lệnh giá. Bên cạnh việc bảo đảm cung cầu hàng hóa, Bộ sẽ kiểm soát chặt yếu tố hình thành giá của những mặt hàng thiết yếu qua việc đăng ký giá, kê khai giá. Bộ Tài chính cũng yêu cầu các sở tài chính theo dõi sát diễn biến thị trường, tham mưu kịp thời cho chính quyền địa phương triển khai có hiệu quả các biện pháp bình ổn giá. Đối với những trường hợp bắt buộc doanh nghiệp phải tăng giá hàng hóa, dịch vụ thì cần bảo đảm nguyên tắc, chỉ điều chỉnh giá bán ở mức hợp lý sau khi đã giảm triệt để chi phí sản xuất... Với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, cơ quan quản lý giá sẽ có những giải pháp điều hành phù hợp nhằm thực hiện theo lộ trình giá thị trường, nhưng vẫn có sự điều chỉnh hợp lý, bảo đảm khi giá thế giới giảm, giá trong nước cũng giảm ngay cho phù hợp. Đặc biệt, Bộ Tài chính cũng sẽ mạnh tay hơn rút giấy phép kinh doanh, thậm chí truy tố trước pháp luật các hành vi sai phạm nghiêm trọng về giá để ổn định thị trường trong những tháng cuối năm.

Văn Xuyên

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.