Gia đình nạn nhân có đơn bãi nại thì người gây tai nạn giao thông có bị khởi tố nữa không?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bạn Văn Minh (TP Hồ Chí Minh) hỏi: Con trai tôi khi tham gia giao thông vào sáng sớm do chủ quan nên đã vượt đèn đỏ và gây tai nạn giao thông. Ngay lúc đó, con trai tôi đã đưa người bị thương vào viện nhưng nạn nhân không may đã tử vong sau 2 giờ cấp cứu. Gia đình tôi đã đến gặp gia đình nạn nhân để xin lỗi và đưa ra mức bồi thường về tai nạn. Gia đình của người bị tai nạn đồng ý với mức bồi thường và không làm đơn khởi kiện. Xin hỏi, trường hợp người gây tai nạn đã bồi thường cho gia đình bị hại thì có bị khởi tố hình sự không?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ (Công ty Luật TNHH Tuệ Anh) - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội: Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm: Làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 - 10 năm: Không có giấy phép lái xe theo quy định; Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; Làm chết 2 người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 - 15 năm: Làm chết 3 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.

Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.

Theo đó, hành vi vượt đèn đỏ của con trai bạn là hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 và chính hành vi này của con trai bạn đã trực tiếp gây ra hậu quả làm chết một người.

Vì vậy, cơ quan chức năng hoàn toàn có căn cứ để khởi tố con trai bạn về Tội vi phạm về quy định an toàn giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 nêu trên. Con trai bạn có thể bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm tùy thuộc vào mức độ của hành vi vi phạm.

Mặt khác, tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2021) quy định một số trường hợp chỉ được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:

Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Đối chiếu với quy định này, hành vi gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người của con trai bạn thuộc vào khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 không nằm trong các trường hợp được quy định nêu trên.

Chính vì vậy, dù có hay không có yêu cầu khởi tố của gia đình người bị tai nạn hoặc họ có yêu cầu khởi tố nhưng đã rút yêu cầu thì con trai bạn vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 thì người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả là một trong các tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Do đó, con trai bạn gây tai nạn giao thông làm chết người và gia đình bạn đã bồi thường thiệt hại thì có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên.

Tin cùng chuyên mục

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.

Người đang chấp hành án phạt tù có được bán đất không?

(PLVN) -  Bạn Nguyễn Cảnh (Cà Mau) hỏi: Hiện nay bạn tôi đang chấp hành án phạt tù. Bạn tôi chưa đăng kí kết hôn, có tàisản riêng là mảnh đất 60m2 . Xin hỏi, bạn tôi có được thực hiện thủ tục mua bán đất đai cho người khác không? Nếu được thì việc công chứng hợp đồng mua bán đất đai như thế nào?

Đọc thêm

Thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động bị xử phạt như thế nào?

Luật sư Lê Thùy.
(PLVN) - Bạn Nguyễn Võ (Hải Dương) hỏi: Tôi sắp học xong hệ cao đẳng và có dự định đi xuất khẩu lao động sang Nhật. Thông qua người quen tôi được giới thiệu một công ty xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, nhưng qua tìm hiểu tôi được biết công ty có thu một khoản phí môi giới. Xin hỏi, việc thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động có bị xử phạt không?

Vận chuyển chất thải nguy hại không có bình chữa cháy bị xử phạt như thế nào?

Ảnh minh họa: TCPCC.
(PLVN) - Bạn Chu Đăng Đang (ở Hải Dương) hỏi: Tôi là công nhân lái xe tải thuê cho một doanh nghiệp. Vừa qua, tôi đang lái xe lưu thông trên đường, trên xe có chứa chất thải nguy hại thì bị lực lượng công an dừng xe kiểm tra. Kết quả, tôi không bị lỗi nào vi phạm về Luật Giao thông nhưng bị thiếu bình cứu hoả trên xe. Tôi muốn hỏi, đối với hành vi thiếu bình cứu hỏa thì tôi bị giữ phương tiện trong bao lâu? Và chịu phạt theo mức nào? Tôi xin cảm ơn!

Ông bà chuyển trường cho cháu có cần ủy quyền của cha mẹ không?

Ông bà chuyển trường cho cháu có cần ủy quyền của cha mẹ không?
(PLVN) - Bà Nguyễn Hạnh (Hà Nội) hỏi: Tôi có cháu đang học lớp 8, nay gia đình có mong muốn được chuyển trường cho cháu do thay đổi nơi ở mới, nhưng khi đi thực hiện thủ tục để chuyển trường thì hiệu trưởng từ chối với lý do là không có giấy ủy quyền của bố mẹ. Vậy xin hỏi, ông bà chuyển trường cho cháu có cần ủy quyền của bố mẹ không?

Trường hợp nào người lao động từ chối làm việc nhưng vẫn được trả đủ tiền lương?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Nguyễn Lợi (Nghệ An) hỏi: Tôi đã ký hợp đồng làm công nhân khai thác đá cho một công ty. Tuy nhiên, gần đây mỏ đá khai thác tồn tại nhiều nguy hiểm, mất an toàn cho người lao động. Tôi đã phản ánh nhưng hiện người quản lý chưa khắc phục. Xin hỏi, trong trường hợp này tôi có thể từ chối làm việc nhưng vẫn được trả đủ tiền lương không?

Đăng ký nội quy lao động tại doanh nghiệp: Bắt buộc hay tự nguyện?

Đăng ký nội quy lao động tại doanh nghiệp: Bắt buộc hay tự nguyện?
(PLVN) - Nội quy làm việc vốn là văn bản pháp lý nội bộ mà doanh nghiệp tự xây dựng cho hoạt động quản trị của mình. Vậy, các công ty có bắt buộc phải ban hành và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về văn bản pháp lý nội bộ này hay không? - Đây là câu hỏi lớn và cũng là thắc mắc của rất nhiều doanh nghiệp.