“Gia đình ma tuý” cùng hầu tòa

Từ những kẻ buôn “thần chết” này, mảng chạy tội của một số cán bộ biến chất cũng lộ diện.

Từ những kẻ buôn “thần chết” này, mảng chạy tội của một số cán bộ biến chất cũng lộ diện.

Đối tượng Nguyễn Văn Đua tại tòa
Đối tượng Nguyễn Văn Đua tại tòa
Những ngày này, dư luận ở Thái Nguyên đặc biệt chú ý đến vụ buôn bán ma túy lớn nhất tại đây do các đối tượng Nguyễn Văn Đua (SN 1967 ở số 616 CT2/X4, Bắc Linh Đàm, Q.Hoàng Mai, Hà Nội); Lê Đức May (SN 1972 ở Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) và Lê Thị Mơ (SN 1968 ở Mỹ Đức, Hà Nội), cầm đầu.

Người ta theo dõi bởi đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, do các đối tượng là người trong một gia đình thực hiện, hoạt động từ tháng 6-2004 đến khi bị triệt phá (tháng 2-2006) trên địa bàn các tỉnh Sơn La, Hà Nội, Thái Nguyên. Từ những kẻ buôn “thần chết” này, mảng chạy tội của một số cán bộ biến chất cũng lộ diện.

Sáng 11-3-2010, TAND tỉnh Thái Nguyên mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 29 bị cáo trong đường dây ma tuý lớn này với các hành vi: Mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng; Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Đưa - nhận hối lộ và Không tố giác tội phạm.

Đứng trước vành móng ngựa có 4 người là mẹ con, anh chị em trong một gia đình. Sau hai năm nằm trong trại giam, Đua có vẻ già đi nhiều nhưng vẫn tỏ ra “phong độ” như xưa.

Từ lá đơn của vợ một tử tù

Sự việc bắt đầu bị vỡ lở khi đối tượng buôn bán ma tuý là Dương Văn Chốt bị tuyên án tử hình, C17- Bộ Công an nhận được đơn của vợ anh ta là Nguyễn Thị Là, ở Thuận Châu, tỉnh Sơn La tố cáo Nguyễn Văn Đua lừa đảo chiếm đoạt của chị 420 triệu đồng bằng thủ đoạn “chạy” cho Chốt thoát án tử hình.

Theo đơn của chị Là thì do có họ hàng với nhau nên khi Là nhờ Đua chạy án cho chồng từ tử hình xuống chung thân, được rao giá 600 triệu đồng. Ngày 19-9-2004, Là mang 10 triệu từ Sơn La xuống đưa cho Đua tại khách sạn Thanh Xuân, mấy ngày sau lại đưa tiếp 10 triệu nữa nhưng Đua bảo phải có 600 triệu đồng mới lo được.

Ngày 19-10-2004, chị Là cùng em gái mang 400 triệu đồng xuống Hà Nội giao cho Đua tại quán cà phê 24/26 Hàng Hành, có sự chứng kiến của chủ nhà nơi chị em Là thuê trọ.

Mặc dù người tố cáo cho biết giữa hai bên không làm giấy biên nhận nhưng khi nhận được đơn, Cục C17 đã cử cán bộ điều tra, xác minh, qua đó được biết Đua đã nhiều lần nhận của chị Là với tổng số tiền 420 triệu đồng nhưng cuối cùng Chốt  vẫn không thoát được án "dựa cột".

Ngày 20-3-2005, sau một ngày đưa Chốt đi thi hành án tử hình, cơ quan chức năng đã thông báo cho gia đình tử tù biết. Nhận được tin báo, bà Là đã làm đơn tố cáo và vì lá đơn tố cáo có liên quan đến cán bộ công an nên C17 đã cử cán bộ điều tra xác minh và có đủ cơ sở xác định Nguyễn Văn Đua đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của chị Là.

Ngày 2-8-2006, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã ra lệnh bắt khám xét khẩn cấp đối với Đua, phát hiện và thu được tại nhà Đua 2 bánh heroin, 2 cân tiểu ly, 1 khẩu súng ngắn K54 và 13 viên đạn, 2 khẩu súng hơi cay.

Tại cơ quan điều tra, Đua nại ra rằng đã đưa số tiền chạy án cho một phụ nữ tên Hà nhưng lại không biết rõ địa chỉ của chị ta hòng chối bỏ hành vi lừa đảo. Với những tang vật mà cơ quan điều tra thu được tại nhà, Đua không thể trốn tội, buộc phải thừa nhận hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Từ Đua, một loạt những kẻ cùng hội cùng thuyền với Đua bị bắt giữ.

Đến gia đình buôn ma túy

Vốn là một cán bộ Công an quận Cầu Giấy, CATP Hà Nội, nhưng do bị kỷ luật nhiều lần nên Đua đã bị tước danh hiệu Công an nhân dân. Không lấy đó làm bài học cho mình, Đua bắt đầu đi theo vết trượt tội lỗi bằng cách lao vào con đường buôn bán ma túy.

Dù đã có vợ con đề huề song Đua vẫn cặp với cô bồ Nguyễn Thị Hảo, SN 1983, ở xã Đồng Tiến, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Gia đình Hảo sống ở bản Lũng Xá, xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu (Sơn La). Cả gia đình Hảo có 7 người trừ người bố và một anh trai còn lại 5 mẹ con Hảo đều tham gia mua bán ma túy.

Để che đậy, mẹ Hảo là Vũ Thị Xuyến, SN 1945, dùng luôn quán bán hàng của mình làm nơi giao dịch. Vốn tinh ranh, chỉ vài lần lên nhà Hảo, Đua đã biết quán của Xuyến là điểm dừng chân của những “cửu vạn” chuyên vác “hàng trắng, cơm đen” nên tỏ ý muốn kiếm tiền bằng cách buôn ma túy.

Được sự “giúp đỡ” của mẹ con Hảo, Đua trở thành thành viên trong đường dây buôn ma tuý có tính chất gia đình này. Từ mẹ con Hảo, chúng phát triển thành ba đường dây buôn bán ma túy, đưa hàng trắng từ Sơn La về Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình, Thái Nguyên.

Từ việc bắt Đua đã phát lộ hành vi mua bán trái phép 20 bánh và 1 cục hêrôin từ cuối năm 2004. Khi đó, Đua và Nguyễn Thị Hảo đưa tiền cho Nguyễn Đăng Bình (trú tại huyện Mộc Châu, Sơn La) để mua hêrôin từ Mộc Châu chuyển về Hà Nội. Sau đó, bọn chúng chuyển “hàng” lên Thái Nguyên bán cho vợ chồng Nguyễn Đăng Lập và Nguyễn Thị Thanh Thuỷ với giá 72 triệu đồng.

Phi vụ này trót lọt, Đua và Hảo còn mua bán tiếp nhiều chuyến (tổng cộng 20 bánh hêrôin) với vợ chồng Lập- Thuỷ và một số đối tượng khác ở Thái Nguyên, Hà Nội. Giúp sức trong một số vụ mua bán cùng Đua, Hảo còn có bị cáo: Đăng Bình (em ruột Hảo, tham gia mua 6 bánh hêrôin), bị cáo Vũ Thị Xuyến (mẹ đẻ Hảo, tham gia mua 11 bánh hêrôin), bị cáo Nguyễn Thị Huệ (em ruột Hảo, tham gia vận chuyển 8 bánh hêrôin), Nguyễn Văn Hùng (em ruột Hảo, tham gia vận chuyển 8 bánh hêrôin, hiện đang bỏ trốn), bị cáo Nguyễn Thị Thảo, trú tại Khoái Châu, Hưng Yên, tham gia tàng trữ 8 bánh hêrôin.

Đường dây thứ hai trong vụ án này do bị cáo Lê Đức May, kẻ có tiền án về tội “Vận chuyển trái phép chất ma tuý”, cầm đầu với tổng cộng 21 bánh hêrôin. Chỉ trong thời gian từ đầu tháng 8-2005 đến cuối tháng 9-2005, May đã ba lần bán hêrôin cho Bùi Thị Bích Phượng, SN 1962, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có tiền án về tội “Tàng trữ, lưu hành tiền giả”, tổng số 18 bánh hêrôin. Sau đó, Phượng bán tiếp số hàng này cho Trần Thị Vân, trú tại TP. Thái Nguyên, một bạn hàng của vợ chồng Lập- Thuỷ trong đường dây mua bán ma tuý của Đua.

Đường dây mua bán thứ 3 trong vụ án này do Lê Thị Mơ đang thụ án tù chung thân về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” tại Sơn La, cầm đầu với số lượng 7 bánh và 11 cây hêrôin. Trong đó có 5 bánh hêrôin Đua cung cấp cho Mơ để bán cho Nguyễn Thị Loan, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội. Số hêrôin còn lại do Mơ cùng chồng là Nguyễn Công Viễn mua của một đối tượng ở Mộc Châu, Sơn La bán cho bị cáo Nguyễn Thị Sinh (chị gái bị cáo Loan) và bị cáo Nguyễn Văn Thắng (trú tại Hà Đông, Hà Nội).

CQĐT đã xác định Nguyễn Văn Đua và đồng bọn đã buôn bán thành công 50 bánh hêrôin. Trong đó, Đua phải chịu trách nhiệm trong việc mua bán 20 bánh. Có 4 cặp vợ chồng cùng bị truy tố, gồm: Nguyễn Đăng Lập và Nguyễn Thị Thanh Thủy (mua bán 8 bánh hêrôin); Nguyễn Thanh Bình và Bùi Thị Bích Phượng (mua bán 18 bánh hêrôin); Lê Thị Mơ và Nguyễn Công Viễn (mua bán 7 bánh, 11 cây hêrôin), Nguyễn Thị Hảo và Nguyễn Đức Bộ (mua bán 1 bánh hêrôin).

Việc mở rộng thị trường ma túy lên Thái Nguyên của gia đình Xuyến khởi nguồn từ Nguyễn Đăng Bình, khi kẻ này về trông xe tại nhà nghỉ Thanh Thủy cho vợ chồng Lập-Thủy ở tổ Mỏ Bạch 1, P.Quang Vinh, TP Thái Nguyên.

Giữa năm 2004, do mâu thuẫn với bố mẹ ở bản Lũng Xá, Đăng Bình về làm thuê cho ông họ của mình là vợ chồng Lập- Thủy. Thấy Lập nghiện ma túy, Bình đã kể cho Lập về nguồn ma túy ở Mộc Châu và từ đó, ông cháu Bình-Lập và Thủy lần về những bản làng của huyện Mộc Châu mua hêrôin đem về TP Thái Nguyên bán cho Trần Thị Thanh Hà (tức Hà chíp), Trần Thị Vân,... kiếm lời. Khi biết Đua cũng muốn buôn bán thứ hàng này, Bình liền giới thiệu Đua và Hảo vào đường dây của vợ chồng Lập-Thủy.

Nhà nghỉ Thanh Thủy được Lập-Thủy dùng luôn làm nơi giao hàng. Cứ như thế, cái vòi bạch tuộc vươn xa mãi, sang nhiều huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên rồi xuống tận Hà Nội, Hà Tây, lên Hòa Bình.

Tại bản Lũng Xá, Vũ Thị Xuyến cũng trực tiếp cùng các con móc nối với nhiều đối tượng người dân tộc như Sồng A Chư,  Sồng A Khai (Khai mập), Khai “răng vàng”,...rồi cùng Đua, Hảo đem về Hà Nội, Hà Tây bán cho Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thị Mơ, Nguyễn Thị Biến, Nguyễn Văn Đại,... Để “an toàn”, bọn chúng thường lôi cả vợ chồng, con cái, anh em, họ hàng cùng tham gia, kể cả việc mua chuộc, hối lộ các cán bộ nhiều cơ quan công quyền.(Còn nữa)
 

Theo
Thu Nguyễn - Ngọc Linh
Pháp Luật và Xã Hội

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.