Gia đình được cứu bởi "Thần thơ"

Đã có thời gian anh em văn nghệ xứ Huế nói nhiều đến cuộc đời cay đắng của một Phương xích lô. Nhưng Phương xích lô đã về cõi vĩnh hằng được mấy năm. Nay xứ Nghệ lại có một Thành xích lô, cũng cay đắng cuộc đời, cũng bầu rượu túi thơ.

Vợ chồng Nguyễn Sỹ Thành
Vợ chồng Nguyễn Sỹ Thành

Đã có thời gian anh em văn nghệ xứ Huế nói nhiều đến cuộc đời cay đắng của một Phương xích lô. Nhưng Phương xích lô đã về cõi vĩnh hằng được mấy năm. Nay xứ Nghệ lại có một Thành xích lô, cũng cay đắng cuộc đời, cũng bầu rượu túi thơ.

Sức mạnh của thơ
Có lẽ với Nguyễn Sỹ Thành, một gã đạp xích lô chuyên nghiệp ở thành phố Vinh(Nghệ An), tôi phải dùng câu: “Thơ đã cứu Thành, làm bớt đi cái vẻ bụi bặm, nóng nảy của anh và đưa anh về với cuộc sống bình dị với vợ còn”.

Chính Thành cũng khẳng định: “Nếu không tìm thấy THƠ trong cuộc đời này, chẳng hiểu tôi đã tìm đến cái gì nữa. Chắc là ngoài cái lương thiện…”.

Một lần nữa, ngồi tâm sự với anh trong ngôi nhà còn tềnh toàng lạnh giá, chẳng có gì đáng tiền ngoài thơ và một đứa cháu nội (lời Sỹ Thành), tôi được chứng kiến sức mạnh của thơ đối với một thân phận, một số kiếp.

 Thơ đã giúp gia đình Thành vượt qua bao cam go, thử thách, lắm lúc tưởng chừng như gia đình anh đứng trên bờ vực thẳm, không lối thoát. Thì “Thần thơ” đến, mang theo ánh sáng soi đường. Khiến Thành có niềm tin, niềm vui và tình yêu.

Một người uống rượu nhiều như Sỹ Thành, khi đã “phiêng phiêng” là tuôn thơ ào ào ấy chủ yếu chơi với lớp trẻ, với những người hàng xóm yêu văn nghệ hiểu anh.

Còn những người đã có tuổi, thực sự họ chẳng thể chịu nổi một người có…tốc độ thơ như Sỹ Thành. Lúc “hăng” lên thì ít có người nói chen được vào.

Thế nhưng, anh là người có uy tín ở Hội văn học nghệ thuật Nghệ An. Một người thẳng thắn, cương trực, không xì xèo đặt tiếng xấu cho ai.

Gia tài là hàng ngàn bài thơ, được anh chưng cất từ nỗi đau đời, sự xúc động của trái tim và một khát vọng “sạch”, đó là khát vọng hướng đến cuộc sống bình dị, yên ấm và hạnh phúc.

Nhưng đời anh có nhiều nỗi truân chuyên, cơ hàn mà nhiều đêm về nằm anh phải cố không nghĩ đến nó nữa.

Đạp xích lô nuôi con, đợi vợ ở tù
Nguyễn Sỹ Thành sinh năm 1954 tại xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương, Nghệ An trong một gia đình đông anh em. Mồ côi mẹ sớm, bố lại bị bạo bệnh đau yếu quanh năm.

Anh trai cả là liệt sỹ, Sỹ Thành là con thứ hai đứng lên gánh vác việc gia đình. Chính khi đó, Sỹ Thành là người đã tự học cách tiêm và tiêm thuốc cho bố, để ông cụ sống thêm được hơn 10 năm nữa.

Học xong cấp III, Sỹ Thành phải làm bao nhiêu công việc khác nhau để kiếm sống. Từ làm cửu vạn, cày bừa thuê đến việc mở một hiệu ảnh để chụp thuê.

Lúc đó, anh quen và có cảm tình với một cô gái tên Thu Hường ở Đoàn Cải lương Nghệ An. Thời thanh niên, anh khá đẹp trai nên có rất nhiều cô gái mê. Thu Hường bảo Sỹ Thành: “Em rất yêu anh, nhưng anh ở quê thì chúng mình rất khó có cơ hội gặp nhau. Anh phải làm một việc gì đó ở Vinh”.

Vì yêu, Thành quyết định đi học trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh. Lúc này, anh phải chịu nỗi đau mất cha cũng là lúc anh thấy trách nhiệm lớn lao của mình là phải nuôi ăn học cho các em.

 Tốt nghiệp ra trường, người con gái yêu anh trong Đoàn Cải lương bận bịu với những chuyến đi diễn, còn Thành, anh chẳng cho phép mình đi như vậy. Ai sẽ chăm lo cho các em. Thành lại về quê, làm một anh thợ ảnh.

Lúc này, nghề chụp ảnh chỉ đủ ăn chứ chẳng có của để dành, nhất là đối với một người có tính nghệ sĩ như Thành. Anh vừa chụp ảnh, vừa làm thơ đăng báo. Năm 1981, Thành vào làm ở Công ty đường bộ 471 thuộc Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 4.

 Trong thời gian này, anh quen biết với chị Lê Thị Yến, cũng là một người tốt nghiệp trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh.

Thành đủng đỉnh: “Yến học cùng trường tôi, sau đó vào Đoàn kịch nói Nghệ an, rồi đi bộ đội, hoạt động nghệ thuật trong Sư đoàn 771 ở Tây Nguyên. Năm 1981, Yến xuất ngũ và chúng tôi gặp nhau. Thế là cưới…”.

Cuộc sống của Thành gắn bó với những công trường xây dựng, đêm đến anh lại dành một khoảng thời gian cho thơ. Những vần thơ bụi bặm, có mùi của vôi vữa, sắt thép và đôi khi Thành thấy có cả mùi tanh nồng của đất. Đến năm 1987, hai vợ chồng xảy ra xích mích.
 
Thành một mình bỏ vào Đắc Lắc, làm ở Phòng văn hóa huyện Krông Na. Không “đậu” ở đó, gã lãng du Sỹ Thành lại đi làm cho một nông trường cà phê.

Cảm thấy cuộc sống nơi xứ người chẳng có gì đáng quyến luyến và Thành chẳng thể nguôi nhớ các con. Anh nhận ra mình còn trách nhiệm của một người cha, người chồng, người anh với các em.

Thành trở về Vinh đoàn tụ với vợ. Hai vợ chồng nhìn thấy nhau, cười khì sau lời xin lỗi của Thành. Vợ bỏ quá cho chồng, quyết tâm hàn gắn, nuôi con thơ dại.

Cuộc sống khó khăn quá, năm 1992 chị Yến vợ Thành đã buôn hàng cấm và bị bắt. Chị tâm sự về lỗi lầm của mình rằng: “Thực ra lúc đó, vì quá khó khăn. Hơn nữa tôi cũng muốn làm gì đó cho mau giàu để hơn người. Nhưng dính vào tội lỗi thì phải chịu thôi”.

Bị phạt 8 năm tù giam, ở trong tù Yến cám cảnh trước cuộc sống của một người mất tự do. Thương con và nhớ chồng, nhưng chẳng còn biết làm gì khác là cải tạo cho tốt chờ ngày ra. Yến nhận thêm việc giặt áo quần trong nhà giam, để khi chồng vào thăm gửi chút tiền dành dụm được cho chồng đem về thêm thắt nuôi con.

8 năm trời vợ trong tù, 8 năm trời sống cảnh gà trống nuôi con. Nguyễn Sỹ Thành là một anh thợ đạp xích lô khỏe mạnh ở thành phố Vinh, cả ngày bán sức trên những con phố. Đêm về, lại làm thơ đợi vợ, xua đi những đau khổ cuộc đời trong tiếng léo nhéo của con.

Anh thấy mình may mắn là những ngày đó đã không biến thành một tên lưu manh, hay trộm cắp. Anh đã sống và nuôi con bằng nghị lực của người cha, bằng bàn tay lao động cần cù.

Năm 2000, Yến được ra tù nhưng chẳng hiểu ma xui quỷ khiến thế nào lại bị phường buôn cũ kéo vào làm một “phi vụ” khác. Chị lại bị bắt giam 4 năm nữa. Sỹ Thành muốn ngã khuỵu.

Những tưởng vợ về đoàn tụ, cùng anh làm lụng nuôi con. Nào ngờ, chị lại “tặng” anh thêm 4 năm nữa, một mình nuôi con, một mình chong đèn đợi chờ và làm thơ. Thơ cứ trở đi trở lại trong giấc mơ, thơ tiếp sức cho anh chàng đạp xích lô, thơ xoa dịu tính người nóng nảy.

Năm 2004, Yến ra tù. Một niềm vui chan chứa đổ về trong lòng người chồng 12 năm đợi vợ trong tù, đạp xích lô nuôi con. Khi đó, Biên tập viên Kim Ngân ở chương trình Người xây tổ ấm - Đài Truyền hình Việt Nam đã tìm về gia đình của Thành - Yến làm chương trình. Hai vợ chồng được mời ra trường quay để làm chương trình.

Chương trình hôm đó BTV Kim Ngân mời ba người đàn ông yêu vợ hết mực, trong đó có Nguyễn Sỹ Thành. Kim Ngân tâm đắc với Sỹ Thành nhất, nhưng anh chàng này đã làm chị một phen “hú vía”. 15 phút trước khi chương trình bắt đầu, Kim Ngân phát hiện ra Sỹ Thành đang say bét nhè.

Và sau đó, trên sân khấu, trong khi 2 vị khách mời trò chuyện cùng MC, còn khán giả thì phía sau cánh gà bận chăm sóc vị khách mời bị say.

BTV Kim Ngân vừa dẫn chương trình vừa liên tục hỏi thăm tình hình về vị khách mời đặc biệt ấy. Sau một giờ được chăm sóc, với các bài thuốc dân gian và bấm huyệt, anh Thành đã tỉnh rượu và lên sân khấu.

Thật bất ngờ, anh đã lôi cuốn tất cả những người có mặt tại trường quay bằng câu chuyện cảm động của mình. Không một khán giả nào biết rằng chỉ 1 giờ trước đó, anh vẫn chìm trong cơn say... Còn BTV Kim Ngân và những người làm chương trình cho đến lúc đó mới thở phào. Sau, với chương trình này BTV Kim Ngân đã đạt giải cao.

Một gã “xích lô thơ” bụi bặm
Sau buổi làm chương trình Người xây tổ ấm, rất nhiều người gặp gỡ cặp vợ chồng Thành - Yến. Một nhà báo hỏi chị Yến sau khi đi tù về: “Chị sẽ làm ăn lương thiện chứ?”.

Yến sụt xịt khóc: “Vâng, em sẽ làm ăn lương thiện. Giờ em chỉ ước có được 500 nghìn đồng để sắm đồ, làm một gánh riêu cua đi bán, để làm người lương thiện”. Nhà báo hỏi câu đó đã rút ra 500 nghìn đồng, trao cho Yến.

Chị Yến đã về, mua sắm đồ làm một gánh riêu cua để mỗi sáng, lại gánh ra ga Vinh bán cùng chồng chắt chiu nuôi con và xây dựng một căn nhà nhỏ không bao giờ tái phạm nữa.

Giờ, ba đứa con của hai vợ chồng đã trưởng thành, có công việc ổn định. Sỹ Thành đã có cháu để bế ẵm, cuộc sống không còn khó khăn như trước, cũng chưa khá giả gì. Nhưng Sỹ Thành thấy thế là mãn nguyện lắm rồi.

Cũng bõ công những ngày tháng nuôi con đợi vợ tù. Anh nhỉ?” - Sỹ Thành vui vẻ nói với tôi, giọng vẫn như quát! Từ năm 1998, bè bạn rất cảm phục và thương bố con Thành. Nhìn mặt Sỹ Thành, người ta sẽ thấy ở anh toát lên vẻ gì đó bụi bặm, đường phố.
Diên Khánh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.