Ghi âm, ghi hình lực lượng CSGT làm nhiệm vụ: Thực hiện thế nào cho đúng?

Người dân được giám sát nhưng không được gây cản trở nhiệm vụ của CSGT
Người dân được giám sát nhưng không được gây cản trở nhiệm vụ của CSGT
(PLVN) - Kể từ ngày 15/1/2020, Thông tư 67/2019/TT-BCA chính thức có hiệu lực. Đây là một trong những thông tư từng gây tranh luận rất nhiều trong quá trình soạn thảo. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên Bộ Công an quy định chi tiết về hình thức giám sát thứ 5 là thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhằm cụ thể hoá hơn việc giám sát của người dân đối với lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) làm nhiệm vụ. 

Quy định không mới 

Với thông tin trên, nhiều người nhầm tưởng rằng từ trước đến giờ người dân không được quyền ghi âm, ghi hình CSGT mà mãi đến khi Thông tư 67/2019/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2020 mới thực hiện được quyền này.

Nhưng thực tế không phải vậy. Về nguyên tắc, “người dân được làm những gì pháp luật không cấm”, từ trước đến nay chưa có quy định pháp luật nào cấm người dân giám sát CSGT bằng hình thức ghi âm, ghi hình. Bởi vậy, trong việc thực hiện vai trò giám sát của mình, người dân hoàn toàn được quyền ghi âm, ghi hình CSGT.

Trước đây, ngày 26/4/2013, Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt đã ban hành Văn bản số 1042/C67-P3, trong đó, tại điểm 2 của văn bản này cấm “người dân quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ”. Rõ ràng, nội dung này là trái với quy định của pháp luật, nên ngày 23/8/2013, Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt đã có Văn bản số 2315/C67-P6 hủy điểm 2 của Văn bản số 1042.

Đồng thời Văn bản số 2315 nêu rõ: “Lực lượng CSGT tăng cường phối hợp cơ quan báo, đài để tuyên truyền pháp luật, các hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của CSGT; tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân tham gia xây dựng lực lượng CSGT.

Trường hợp nhân dân hoặc phóng viên báo, đài quay phim, chụp ảnh thì không được ngăn cản (trừ nơi cấm quay phim, chụp ảnh). Trường hợp nhân dân hoặc phóng viên báo, đài cung cấp thông tin, hình ảnh về sai phạm, tiêu cực của CSGT thì thủ trưởng đơn vị phải tiếp nhận, giải quyết và xử lý kịp thời, nghiêm túc theo đúng quy định”.

Như vậy, Văn bản số 2315 ngày 23/8/2013 đã chính thức khẳng định một cách rõ ràng, người dân được quyền quay phim, chụp ảnh (trừ nơi cấm quay phim, chụp ảnh) CSGT đang làm nhiệm vụ; không ai được phép ngăn cản quyền hợp pháp này của người dân.

Những việc nhân dân giám sát CAND trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông:

- Việc thi hành các quy định của pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

- Việc chấp hành quy định của Bộ Công an về quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.

- Việc nhân dân giám sát CAND thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ.

Còn việc Thông tư 67/2019, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/01/2020 tới đây chỉ là hướng dẫn rõ hơn về việc giám sát của nhân dân đối với hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của CSGT nhằm mọi việc được diễn ra công khai, minh bạch, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nên việc các trang mạng cho rằng tới ngày 15/01/2020, người dân mới được phép quay phim CSGT thì đó hoàn toàn là thông tin sai sự thật.

“Hiện nay, pháp luật không có quy định nào cấm người dân ghi âm, ghi hình CSGT đang làm nhiệm vụ. Như vậy, theo nguyên tắc chung “người dân được làm những gì pháp luật không cấm” nên người dân có quyền ghi âm, ghi hình CSGT.

Tuy nhiên, sẽ có trường hợp việc ghi âm, ghi hình của người dân làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của CSGT nên tại Thông tư 67/2019, Bộ Công an đã quy định cụ thể về việc giám sát của nhân dân thông qua ghi âm, ghi hình CSGT phải đảm bảo các điều kiện nhất định. Quy định mới này đảm bảo quyền giám sát của nhân dân mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của CSGT” – Luật gia Phan Tiến Duy nhận định.

Lưu ý khi quay phim, ghi âm

Theo đó, quy định một trong các hình thức giám sát của nhân dân đối với hoạt động của lực lượng CSGT đó là giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp.

Tuy nhiên, khi thực hiện ghi âm, ghi hình CSGT làm nhiệm vụ, người dân cần phải đảm bảo 3 điều kiện sau: Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ; Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông); Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Ngoài ra, Bộ Công an còn quy định thêm 4 hình thức giám sát khác của người dân với CSGT gồm: Thông qua thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua phương tiện thông tin đại chúng; Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật; Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ; Thông qua kết quả giải quyết các sự việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Luật sư Phạm Duy Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Phạm Hải nêu quan điểm: Theo Thông tư mới được Bộ Công an thông qua, người dân được cụ thể hoá quyền được giám sát các hoạt động của lực lượng CSGT qua hình thức quan sát trực tiếp hoặc ghi âm, ghi hình. 

Cụ thể, theo Thông tư 67/2019/TT-BCA có quy định, CSGT chỉ được dừng xe để kiểm soát trong 4 trường hợp thay vì 5 như trước đây. Đặc biệt, tại Điều 12 của Thông tư quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT; đồng thời chỉ rõ quyền giám sát của người dân đối với CSGT khi đang làm nhiệm vụ.

Tuy nhiên, Luật sư Bình cũng nêu rõ: “Việc giám sát này phải theo quy định của pháp luật và không được cản trở đến hoạt động của lực lượng thực thi công vụ. Ví dụ như: Không được quay phim tại những địa điểm cấm quay phim theo Quyết định số 160/2004/QĐ-TTG ngày 6/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định về khu vực, địa điểm cấm”.

Theo đó, các công trình phòng thủ biên giới, phòng thủ vùng trời, phòng thủ vùng biển, các khu vực công nghiệp quốc phòng, công an, các khu quân sự, khu công an, doanh trại quân đội nhân dân, doanh trại công an nhân dân, sân bay quân sự, quân cảng, kho vũ khí của quân đội nhân dân, công an nhân dân... sẽ bị cấm. Người dân không được cố ý cản trở lực lượng CSGT thực thi nhiệm vụ, truy bắt tội phạm; hoặc quay phim gây ảnh hưởng, an toàn đến bản thân cũng như những người tham gia giao thông khác.

“Việc giám sát của người dân qua ghi âm, ghi hình vẫn phải đảm bảo chuẩn mực văn hóa, có chừng mực trên cơ sở tôn trọng lực lượng chức năng. Ví dụ, không cầm máy quay, điện thoại gí sát vào mặt, vào người CSGT, cản trở hoạt động bình thường của CSGT. Người dân giám sát cũng phải chịu trách nhiệm về thông tin giám sát của mình, đảm bảo thông tin giám sát khi công bố phải trung thực, khách quan; chịu trách nhiệm về việc phát tán thông tin theo quy định của pháp luật”, Luật sư Bình nói thêm.

Cũng theo đại diện Cục CSGT, Bộ Công an giải thích, khu vực đảm bảo trật tự, an toàn giao thông của cảnh sát là khu được chăng dây, như các chốt CSGT, lực lượng 141, khu tạm giữ phương tiện, kiểm tra người vi phạm...

Khu vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan. Với các khu vực này, người dân được đứng ở ngoài ghi hình, nhưng không làm cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động của cảnh sát.

"Nếu người dân cố tình vi phạm, cản trở lực lượng chức năng làm nhiệm vụ, cảnh sát có quyền yêu cầu ra ngoài, nếu chống đối có thể bị cưỡng chế", đại diện Cục CSGT cho biết thêm. Người dân cũng phải chịu trách nhiệm về thông tin giám sát của mình đảm bảo trung thực, khách quan. Chịu trách nhiệm về việc phát tán thông tin theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp người dân cố ý quay phim, chụp ảnh, ghi hình, cắt dán, chỉnh sửa, đưa ra các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc hoặc tuyên truyền, phát tán trên mạng xã hội nhằm vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì sẽ bị xử lý theo Luật An ninh mạng.

Ghi hình để ngăn chặn tiêu cực  

Trước quan ngại về việc mức xử phạt hành chính tăng sẽ làm gia tăng tình trạng CSGT tiêu cực khi làm nhiệm vụ, Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng - Cục trưởng Cục CSGT khẳng định Đảng, Nhà nước và ngành Công an đã có nhiều chủ trương phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong ngành. Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng cho biết, ngoài quy định của ngành Công an, người dân có quyền giám sát CSGT bằng cách ghi hình để ngăn chặn cán bộ, chiến sĩ tham nhũng.

Hiện, Bộ Công an và hệ thống pháp luật cũng đã có nhiều chế tài nghiêm cấm và xử lý cán bộ, chiến sĩ thực thi công vụ tiêu cực. Điển hình, Chỉ thị 01 năm 2019 nêu rõ việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu lực lượng CSGT nếu để xảy ra tiêu cực. 

Bên cạnh đó, quy chế dân chủ hiện cho phép người dân giám sát CSGT bằng cách ghi hình, nhưng cần đảm bảo khoảng cách để không ảnh hưởng đến quá trình làm nhiệm vụ. Về phía lực lượng CSGT, khi tuần tra kiểm soát xử lý lỗi nồng độ cồn đều có sự phối hợp giữa nhiều đơn vị.

Ngoài ra, CSGT cũng được trang bị camera chuyên dụng để ghi lại toàn bộ quá trình xử lý: “Những căn cứ đó sẽ khiến CSGT không thể tiêu cực, tham nhũng khi làm nhiệm vụ”, Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Hàng không tăng hơn 3.000 chuyến bay phục vụ Tết

Hàng không tăng hơn 3.000 chuyến bay phục vụ Tết

(PLVN) - Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 13/1 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Đọc thêm

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.