Ghê rợn hủ tục 'phơi xác' trong nhà của người H'Mông

(PLO) -Tộc người H'Mông có những hủ tục ma chay lạ lùng như tục đút cơm cho xác chết và đem tử thi ra "ngắm" mặt trời, để xác trong nhà nhiều ngày, có người chết cả làng ăn cỗ,...

Phơi xác 7 ngày, cả bản ăn cỗ

Đồng bào người H'Mông ở Mường Lát - Thanh Hóa là một trong những dân tộc thiểu số có nét sinh hoạt văn hóa phong phú, đặc sắc và bề dày lịch sử.

Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều phong tục lạc hậu, cổ hủ tồn tại đến ngày hôm nay, khiến cho đời sống của dân còn luẩn quẩn trong đói nghèo, bệnh tật,  thậm chí còn chìm trong nợ nần sau những lần tổ chức các hủ tục. Và việc ma chay là một trong những hủ tục ghê rợn nhất của người H'Mông tại Mường Lát - Thanh Hóa.

Trong việc ma chay, theo phong tục của người H'Mông, khi có người chết, gia đình không bỏ vào quan tài ngay mà để người chết nằm ở bên ngoài từ 5 đến 7 ngày.

Nếu người thân chết mà bỏ ngay vào quan tài là trái với tục lệ, làm như vậy sau khi chôn cất, linh hồn người chết sẽ không được “siêu thoát”, không được tổ tiên đón lên trời, kéo theo nhiều người chết sau đó và sẽ gây phiền hà cho người đang sống, gây ra bệnh tật, ốm đau, làm ăn lụi bại.

Vì thế, khi có người thân mất, các gia đình người H'Mông thường đặt người đã khuất vào cáng hay để trên một tấm ván treo lên sát vách giữa gian nhà.

Ảnh từ internet
Ảnh từ internet

Việc để xác người chết trong nhà lâu ngày làm bốc mùi hôi thối không chỉ gây ra ô nhiễm môi trường cho gia chủ mà còn ảnh hưởng đến cả những gia đình ở xung quanh.

Ông Thào Bá Rơn cho biết: “Tục ma chay này đã có từ rất lâu đời và hiện nay vẫn phải giữ, việc phơi xác của người chết ở giữa gian nhà có ý chờ tổ tiên về nhận linh hồn của người chết lên thiên đàng”. Ông Rơn cũng cho biết thêm, việc để xác chết lâu ngày trong nhà cũng rất ngại vì mùi hôi thối bốc lên, ngửi rất buồn nôn, thậm chí khi tiếp xúc gần sẽ bị mắc bệnh, nhưng vẫn phải chịu vì đây là tục lệ.

Đồ cúng người chết của người H'Mông rất nhiều, bao gồm: Trâu, bò, lợn gà, cây xua ma quỷ, cây thang, vải vóc… Lễ cúng được tiến hành liên tục trong 5 đến 7 ngày. Người trong gia đình vẫn ăn, ngủ bình thường gần bên xác chết, xem như trong gia đình không có người mất.

Nhiều gia đình nghèo, khi có đám ma cũng phải lo đi vay tiền khắp nơi mua sắm đồ lễ với số lượng lớn để cúng cho người chết. Nhiều gia đình phải mất nhiều năm mới trả hết nợ vì những khoản “đầu tư” cho một đám ma chay. Đời sống của người dân đã khó khăn càng thêm khó khăn, nghèo đói.

Nếu là đám tang của những người chết trẻ thì việc tổ chức cúng càng to và dài ngày hơn, cả bản phải chít khăn tang trắng, bỏ việc đồng áng để đến lo tang. Sau khi đã chôn cất xong thì cả bản tập trung tại gia đình có người chết để ăn cỗ.

Phơi xác chết hàng chục ngày rồi mới mai táng

Phơi xác là một hủ tục rùng rợn đó của người H'Mông đã tồn tại hàng thế kỷ trên bản Lung Tang, thuộc xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.

Khi một người trong gia đình chết, người thân của họ vẫn coi như còn sống nên vẫn giữ lối sinh hoạt như thường ngày. Theo đó, mọi người vẫn đút cơm, nước vào miệng cho người chết. Sau nhiều ngày, thức ăn lên men, thậm chí ruồi nhặng bâu đen quanh mặt người chết, họ vẫn tiếp tục đút cơm như thế.

Hình từ internet
Hình từ internet

Thêm vào đó, hàng ngày, người sống còn khiêng người chết ra sân, đặt ngửa lên tấm ván đã chuẩn bị sẵn, để người chết được "ngắm" mặt trời. Dù mưa to hay nắng cháy thì phải khi mặt trời lặn mới được khiêng người chết vào nhà. 

Tùy vào người chết có bao nhiêu con, người nhà sẽ đem “phơi nắng” người chết từng đó ngày. Có người đưa ra một hai ngày, nhưng có người đưa ra hàng tuần trời, kể cả chân tay, đầu, tóc… rời ra thì họ vẫn phải “cúng” cho đúng ngày, đúng tục.

Gần đây, người H'Mông không còn còn phơi xác người chết hàng chục ngày như xưa nữa, nhưng tục này vẫn được duy trì. Theo đó, tùy theo số con, cháu đông hay ít mà người sống giữ, phơi xác người chết từ 1-3 ngày rồi sẽ mang đi mai táng.

Người H'Mông ở vùng rừng núi Tà Xùa (vùng giáp ranh giữa Phù Yên và Bắc Yên, Sơn La) xưa kia cũng tồn tại hủ tục tương tự. Họ thường đặt xác người chết trên giàn, treo lơ lửng vách nhà cả nửa tháng để làm ma. Sau từng ấy ngày làm ma, không hề có phương pháp bảo quản, ướp lạnh nên xác phân hủy nặng./.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.