Gặp người phụ nữ đầu tiên chống AIDS

 Nói là đầu tiên vì ngay sau khi ngành y tế phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam, chị đã có mặt tại “chiến trường” đầy cam go này. Và cho đến tận bây giờ, dù tóc đã ngả màu, chị vẫn miệt mài với cuộc chiến phòng, chống căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS...

Nói là đầu tiên vì ngay sau khi ngành y tế phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam, chị đã có mặt tại “chiến trường” đầy cam go này. Và cho đến tận bây giờ, dù tóc đã ngả màu, chị vẫn miệt mài với cuộc chiến phòng, chống căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS...

1. Chị là Đỗ Thị Thanh Nhàn - nguyên giảng viên môn Văn của Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc (Thái Nguyên) từ những năm 1973. Sau hơn chục năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, năm 1985, vì lý do công tác, chị về nhận công tác tại Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPNVN).

Từ năm 1985-1993, chị đã tham gia rất nhiều chương trình của Hội như phát triển cộng đồng; chăm sóc sức khỏe phụ nữ trẻ em; đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, đáng nói nhất là những đóng góp trong việc xây dựng Luật Bình đẳng giới ở nước ta...

Chị Nhàn (bên trái) trò chuyện với phóng viên PLVN
Chị Nhàn (bên trái) trò chuyện với phóng viên PLVN

Và, việc tham gia vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS “có thể nói là một cơ duyên của tôi” - chị bộc bạch. Rồi chị kể, khi nước ta mới phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên (năm 1990) thì Tổ chức APHEDA của Đức đã nhìn thấy nguy cơ lây nhiễm HIV đang tiềm ẩn ở Việt Nam và sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên phụ nữ nên họ đã hỗ trợ Hội thực hiện Dự án chăm sóc, bình đẳng giới, góp phần hạn chế những nguy cơ làm tổn hại tới phụ nữ.

Cụ thể, năm 1993, họ đã tổ chức một đoàn tham quan mô hình phòng, chống HIV/AIDS trong vòng 1 tháng tại ba nước: Úc, Thái Lan và Philippines. Đoàn bao gồm đại diện lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Hội LHPNVN và chị chính là người may mắn được cử đi tham dự chuyến tham quan này.

2. Trong chuyến đi thực địa này, chị nhận thấy mô hình phòng, chống HIV/AIDS của các nước rất phong phú, đa dạng và có sự tham gia của nhiều ban, ngành, tổ chức (y tế, giáo dục, công an, các tổ chức phi chính phủ...), đặc biệt là người nhiễm HIV.

Với chị, chuyến đi này thực sự hữu ích vì nó giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về công tác phòng, chống HIV/AIDS. Và, chị rút ra kết luận: Để phòng, chống HIV/AIDS hiệu quả, không chỉ có vai trò của ngành y tế mà phải có sự vào cuộc của cả cộng đồng, xã hội và cả hệ thống chính trị... Chúng ta không chỉ coi người nhiễm HIV/AIDS như bệnh nhân mà còn phải quan tâm chăm sóc tinh thần tới họ...

Sau khi về nước, chị Nhàn được phân công làm cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS của Hội LHPNVN. Từ những kinh nghiệm học tập bên nước bạn, căn cứ vào tình hình thực tế trong nước, chị đã đứng ra lập kế hoạch; đề xuất với lãnh đạo Hội các nhiệm vụ như: Tuyên truyền nâng cao nhận thức các cho các cấp lãnh đạo về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS; nguy cơ tác động của nó đối với phụ nữ, trẻ em; đào tạo cán bộ chủ chốt; xây dựng các mô hình câu lạc bộ tự lực phòng, chống HIV/AIDS; lồng ghép hoạt động vào các chương trình của Hội...

Kết quả là những kế hoạch, chương trình, đặc biệt là mô hình xây dựng các câu lạc bộ “Đồng cảm” phòng, chống HIV/AIDS của Hội được các chuyên gia nước ngoài đánh giá rất cao bởi tính nhân văn của và ý nghĩa thực tế sâu sắc của nó (góp phần tạo “cần câu” cho người nhiễm HIV/AIDS, giúp họ cải thiện cuộc sống và có đủ nghị lực vượt lên số phận).

Những chương trình này cũng nhận được sự đồng tình ủng hộ của lãnh đạo Hội và họ đã chỉ đạo triển khai tại các cấp Hội. Không chỉ có vậy, Hội còn đưa các chương trình hoạt động này vào kế hoạch hành động hằng năm của Hội, đồng thời không ngừng tranh thủ tiếng nói của mình để vận động các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam. Bởi vậy, ngoài việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia đề ra, Hội LHPNVN còn triển khai rất nhiều dự án với sự tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế.

3. Thành công bước đầu là vậy nhưng khó khăn và thách thức cũng không phải là ít. Theo chị Nhàn, bên cạnh sự hạn chế về năng lực, nguồn lực, cán bộ được đạo tạo ít, tài liệu còn thiếu..., các chị còn phải đối mặt với không ít khó khăn, nhất là việc giải quyết vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS.

Chị cho hay, hơn 10 năm về trước, truyền thông còn mang tính hù dọa; nhiều người cho rằng AIDS là chết, là chấm dứt cuộc đời, bởi vậy họ rất ngại tiếp xúc với người có HIV. Do đó, cán bộ làm công tác này luôn đeo đẳng một mối lo trong lòng. Người nhiễm HIV thì không dám bộc lộ mình. Mặt khác, bởi chưa có thuốc dự phòng, điều trị các bệnh cơ hội, rồi thuốc ARV nên người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS rất nhanh, tử vong cũng rất nhiều khiến người dân càng lo sợ hơn; dự phòng lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con cũng chưa có...

Tuy nhiên, nhờ sự hoạt động tích cực, năng động của các cấp, bộ, ngành, trong đó có sự đóng góp của Hội LHPNVN, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ được khống chế, hạn chế tỷ lệ lây nhiễm HIV sang con. Người nhiễm HIV/AIDS không chỉ mạnh dạn lộ diện mà còn tích cực tham gia vào công cuộc này...

4. Năm 2006, chị Nhàn về nghỉ hưu nhưng chị vì mối “duyên nợ” với ngành “ết”, chị vẫn dấn thân vào cuộc chiến đầy cam go này. Hiện, chị đang nắm trong tay rất nhiều trọng trách: Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hành động vì cộng đồng; thành viên Ban chấp hành Hội Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam và Hội Phòng, chống HIV/AIDS TP.Hà Nội; Giám đốc Quỹ hỗ trợ vay vốn tạo việc làm của Hội Phòng, chống HIV/AIDS TP.Hà Nội; Trưởng Ban điều hành vận động chính sách của Diễn đàn dân sự hợp tác phòng, chống HIV/AIDS, Phó Chủ nhiệm Diễn đàn Thiên đường trẻ thơ...

Chị tâm sự: Càng làm càng thấy có nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Nếu như trước đây, công tác phòng, chống AIDS tập trung chủ yếu vào việc tuyên truyền, giáo dục thì nay lại là điều trị; chăm sóc bệnh nhân AIDS; vay vốn tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người nhiễm... Chị cũng cho hay, khi đã có thuốc điều trị dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con thì nhu cầu làm mẹ càng cao, vấn đề sức khỏe tình dục cũng phải được quan tâm hơn.

...Vâng! Khi HIV/AIDS vẫn hàng ngày đe dọa những đứa trẻ thơ và việc cung cấp kiến thức cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa... vẫn còn chưa tới hết được thì nhiệm vụ của người phụ nữ ấy vẫn còn rất nặng nề. Và, chị chưa thể ngơi nghỉ khi đại dịch thế kỷ vẫn còn là nỗi ám ảnh đối với mỗi người dân trên đất nước mình. Và, tôi chỉ còn biết cầu mong thành công sẽ đến với chị...

Trà Long

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.