G20 kêu gọi đầu tư nguồn lực cho chiến dịch tiêm chủng toàn cầu

G20 tập trung thảo luận về nỗ lực cung ứng vaccine phòng COVID-19. Ảnh: AFP
G20 tập trung thảo luận về nỗ lực cung ứng vaccine phòng COVID-19. Ảnh: AFP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhóm 20 nước giàu hôm thứ Hai cho biết cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để giúp các nước nghèo tiêm chủng cho người dân chống lại COVID-19, nhưng không đưa ra các cam kết mới về số lượng vaccine hoặc nguồn tài chính cho việc hỗ trợ này.

Italy, nước giữ chức chủ tịch G20 năm nay, cho biết sau cuộc họp được tổ chức trong 2 ngày 5-6/9 tại Rome rằng, Hội nghị đã thông qua "Tuyên bố Rome" gồm một thỏa thuận chính trị nhằm tăng cường hỗ trợ cho các quốc gia nghèo và gửi thêm vaccine cho họ để chống COVID-19.

"Mức độ bất bình đẳng (về vaccine) quá cao và không bền vững. Nếu chúng ta để một phần thế giới không có vaccine thì có nguy cơ biến thể mới sẽ làm tổn thương tất cả chúng ta... Thông điệp của chúng tôi rất rõ ràng: không ai bị bỏ lại phía sau trong chiến dịch tiêm chủng", Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza nói với các phóng viên.

Vaccine đang được vận chuyển đến các nước nghèo thông qua cơ chế COVAX, được sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới và Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI).

Tuy nhiên, các quốc gia giàu hơn đã bị chỉ trích vì bị cáo buộc dự trữ vaccine phòng COVID-19 trong khi nhiều quốc gia kém phát triển có tỷ lệ tiêm chủng thấp và số ca nhiễm gia tăng phải vật lộn để có được nguồn cung cấp vaccine ít ỏi.

Cần 2 tỷ liều vaccine phòng COVID-19 cho các quốc gia có thu nhập thấp hơn vào cuối năm 2021. Ảnh: Nasdaq

Cần 2 tỷ liều vaccine phòng COVID-19 cho các quốc gia có thu nhập thấp hơn vào cuối năm 2021. Ảnh: Nasdaq

Ông Roberto Speranza nói: “Các quốc gia mạnh nhất cam kết đầu tư nguồn lực đáng kể và gửi vaccine đến những quốc gia mong manh nhất. Chúng ta nên củng cố hệ thống này song phương và thông qua các nền tảng quốc tế bắt đầu từ COVAX".

Tuy nhiên, khi được hỏi liệu G20 có đưa ra bất kỳ cam kết tài chính cụ thể nào mới hay không, Bộ trưởng Y tế Italy cho biết, những cam kết như vậy có nguy cơ trở thành một "sự trói buộc" và điều quan trọng là "mục tiêu chính trị" của việc tiêm chủng toàn cầu.

"Chúng tôi muốn đưa vaccine ra toàn thế giới và chúng tôi sẽ đầu tư cần thiết. Liệu chúng có đủ không? Sẽ cần nhiều hơn nữa? Các quốc gia trên thế giới đang thực hiện cam kết theo hướng này", ông nói.

Một tuyên bố dài 11 trang được công bố sau cuộc họp không đưa ra cam kết tài chính mới, nhưng ông Speranza cho biết những cam kết này có thể được đưa ra tại cuộc họp chung của các Bộ trưởng Y tế và Tài chính G20 vào tháng 10. "Đó sẽ là một cơ hội quyết định để tìm nguồn tài chính cho các giải pháp hôm nay đưa ra", Bộ trưởng Y tế nước Chủ tịch G20 nói.

Dữ liệu của GAVI cho thấy hơn 230 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã được chuyển đến 139 quốc gia, so với mục tiêu đảm bảo 2 tỷ liều cho các quốc gia có thu nhập thấp hơn vào cuối năm 2021.

Ông Speranza nhấn mạnh rằng các nước nghèo cũng phải được giúp đỡ, chia sẻ các phương pháp và quy trình để các nước tự sản xuất vaccine, chứ không chỉ gửi vaccine đến.

Đọc thêm

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.