Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Những người dân ở đây bày tỏ sự bất mãn đối với cách chính quyền ứng phó với thảm họa và tấn công ông bằng bùn.

Khi Vua Felipe cùng Thủ tướng Pedro Sanchez và Thống đốc khu vực Carlos Mazon đến thị trấn Paiporta, một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề gần thành phố Valencia, người dân đã đổ ra đường biểu tình phản đối.

Họ chỉ trích cách chính quyền xử lý thảm họa lũ lụt, cho rằng các biện pháp cứu hộ đã diễn ra quá chậm trễ, không hiệu quả. Trước khi đoàn chụp ảnh lưu niệm, đám đông đã bắt đầu la ó, ném bùn, trứng và các vật phẩm khác về phía nhà vua và các quan chức.

Trước cơn giận dữ của người dân, Vua Felipe vẫn bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi trong khi cảnh sát phải vật lộn kiểm soát đám đông. Hoàng hậu Letizia cũng trò chuyện với những người dân giận dữ và không giấu được sự xúc động khi ôm đầu trong bàn tay.

Sau khi tình hình lắng xuống, truyền thông Hoàng gia đăng tải những hình ảnh cho thấy nhà vua và hoàng hậu an ủi những người dân chịu thiệt hại nặng nề, với hình ảnh nhà vua ôm chặt hai phụ nữ khóc nức nở.

Sự phẫn nộ lần này là điều khá hiếm gặp đối với một vị vua Tây Ban Nha, nhất là khi Vua Felipe vẫn luôn giữ được hình ảnh tích cực trong lòng công chúng. Nhưng lần này, sự giận dữ của người dân phần lớn lại nhằm vào Thủ tướng Sanchez và Thống đốc Mazon. Khi đám đông gia tăng, Mazon và Sanchez rời khỏi khu vực trong khi Vua Felipe kiên quyết ở lại để trò chuyện cùng người dân.

Trong một tuyên bố trên X, Thống đốc Mazon nói rằng ông thấu hiểu sự tức giận của người dân và ca ngợi sự “gương mẫu” của nhà vua khi ở lại tiếp xúc với những người đang chịu tổn thương. Văn phòng của Thủ tướng Sanchez thì cho biết ông đã rời đi theo đúng quy trình an ninh, nhưng không đủ để xoa dịu những người đang chịu khổ sở.

Tính đến nay, số người chết do lũ lụt đã lên đến ít nhất 214 và con số này có thể còn tăng. Một trong những nạn nhân mới nhất là một phụ nữ 70 tuổi được phát hiện đã thiệt mạng cách nhà mình hơn 12 km. Nhiều người dân Valencia đã thể hiện sự giận dữ trước phản ứng chậm trễ và thiếu tổ chức từ phía chính quyền. Cảnh báo qua tin nhắn được gửi đi sau khi thời tiết đã có cảnh báo lũ lụt nhiều giờ trước đó, khiến người dân không có đủ thời gian để ứng phó.

Ngày 2/11, Thủ tướng Sanchez đã ra lệnh điều động thêm 5.000 binh lính để hỗ trợ công tác cứu hộ ở các khu vực bị ngập lụt, đồng thời thừa nhận rằng đây là “thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất” trong lịch sử Tây Ban Nha. Ông cũng nhìn nhận rằng phản ứng từ phía chính quyền là “chưa đủ”, khiến sự bức xúc của người dân càng dâng cao.

Một phần nguyên nhân của sự chậm trễ là do các trở ngại chính trị. Thống đốc Mazon và Thủ tướng Sanchez thuộc hai đảng khác nhau và hệ thống chính trị liên bang của Tây Ban Nha yêu cầu chính phủ trung ương không thể giải ngân quỹ cứu trợ mà không có sự chấp thuận của chính quyền khu vực. Quyết định hỗ trợ chỉ được thông qua bốn ngày sau khi lũ bắt đầu tấn công, khiến sự phẫn nộ của người dân càng dâng cao.

Cuối tuần qua, chính quyền khuyến cáo người dân tránh xa các khu vực nguy hiểm khi Cơ quan Khí tượng Tây Ban Nha nâng mức cảnh báo thời tiết tại khu vực bờ biển Valencia lên mức cao nhất – mức đỏ – do lo ngại sẽ có thêm mưa lớn. Tại Aldaia, các xe cảnh sát đã đi dọc đường phố phát loa yêu cầu người dân về nhà và tránh xa các khu vực gần khe núi. Thị trưởng Aldaia, ông Guillermo Lujan, cũng đăng tải thông điệp trên mạng xã hội yêu cầu người dân rời khỏi nơi làm việc và tránh xa khu vực nguy hiểm.

Hàng ngàn tình nguyện viên đã đáp lại lời kêu gọi của chính quyền tỉnh, nhưng cơ quan chức năng nhanh chóng hết vật phẩm cứu trợ và phương tiện di chuyển, buộc nhiều người phải chờ đợi hàng giờ chỉ để bị từ chối. Sự thất vọng lên cao khi các tình nguyện viên bị thiếu hụt cơ sở vật chất và không có đủ phương tiện để vận chuyển họ đến các khu vực bị ảnh hưởng.

Sự giận dữ dâng cao khi quân đội và cảnh sát được điều động nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu hỗ trợ ngay từ đầu, khiến người dân nơi đây cảm thấy bị bỏ rơi trong cuộc khủng hoảng này.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.