Đường tới cái chết từ túi ni lông

Khói của túi ni lông khi đốt cháy sẽ tạo ra chất dioxin gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ, nếu xuống cống túi ni lông sẽ gây tắc nghẽn các hệ thống thoát nước, tạo điều kiện cho muỗi và bệnh dịch phát sinh. Túi ni lông khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, ca-đi-min gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi...

Khi túi ni lông mới được phát minh, người ta coi đây là một phát kiến vĩ đại vì nó là loại vật liệu không thấm nước, bền vững trong tự nhiên. Nhưng giờ đây, ở nhiều quốc gia người ta đã nhận ra rằng chính đặc tính khó phân hủy trong tự nhiên đó lại khiến cho túi ni lông trở nên cực kỳ nguy hiểm đối với môi trường. Việt Nam cũng không là ngoại lệ. 

Thế nhưng, người Việt chúng ta vẫn dùng túi nylông vì nhiều nguyên do khách quan, chủ quan đưa lại, mà  trong đó có một thứ nguyên do: Phải chăng vì chúng ta chưa có văn hóa... dùng túi ni lông?.

Túi ni-lông là hiểm họa đối với môi trường.
Túi ni-lông là hiểm họa đối với môi trường.

Văn hóa túi ni lông đồng nghĩa với việc biết từ chối

Một buổi sáng đi chợ, chị Trần Thị Hiền, công tác ở cơ quan tài nguyên, môi trường nhăn mặt khi được người bán cung cấp cho quá nhiều túi ni lông. Chỉ ở một hàng rau thôi mà mớ cà chua, mấy củ gừng, bó rau, nhúm hành cũng “chiếm lĩnh” đến mấy cái túi.

Sẵn “bệnh nghề nghiệp”, chị Hiền góp ý với người bán rằng sao không đựng tất và chung một túi để hạn chế dùng nhiều túi ni lông vừa đỡ hao túi tiền mà lại bảo vệ môi trường. Nào ngờ, người bán chẳng cảm ơn thì chớ, lại bĩu môi: “Thôi đi cô, cứ làm như văn minh lắm ấy, làm gì có thứ văn minh với cái túi nylông. Cứ tiện là được!”.

Cách đây một thời gian, trả lời báo chí, TS.Nguyễn Trung Việt (Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM) đã đưa ra con số tính toán rằng ở TP.HCM, túi ni lông chiếm 5-7,5% trên tổng lượng rác thải ra hàng ngày và 100% trong số đó là túi ni lông không phân hủy sinh học. Điều này có nghĩa là nguồn đất, nguồn nước sẽ bị “ám ảnh” trong một thế kỷ bởi tính chậm phân hủy của tui ni lông, lẫn vào trong đất, túi ni lông sẽ cản trở sự phát triển của cỏ, dẫn đến hiện tượng xói mòn tại các vùng đồi núi...

Đó là chưa kể tới khói của túi ni lông khi đốt cháy sẽ tạo ra chất dioxin gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ, nếu xuống cống túi ni lông sẽ gây tắc nghẽn các hệ thống thoát nước, tạo điều kiện cho muỗi và bệnh dịch phát sinh. Túi ni lông khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, ca-đi-min gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi...

Từ những tác hại như vậy nên nhiều nước trên thế giới đã áp dụng lệnh cấm đối với túi ni lông. Điển hình như Trung Quốc đã cấm sử dụng túi ni lông đựng hàng hóa trên phạm vi toàn quốc từ tháng 6/2008. Tại Canada, một số vùng cấm dùng túi ni lông và yêu cầu thay thế bằng túi vải hoặc túi giấy, nếu vi phạm sẽ bị phạt 1.000 đô la Canada.

Bangladesh cũng áp dụng lệnh cấm từ tháng 3/2002, giảm được tới 90% túi nylông lưu hành. Và đi cùng với lệnh cấm là một ý thức văn hóa, ý thức xã hội của người dân nhiều nước trong việc dùng túi ni lông. Văn hóa dùng túi ni lông đối với họ là đồng nghĩa với việc biết từ chối và ưu tiên sản phẩm thay thế thân thiện, không gây hại cho môi trường.

Thái độ văn hóa với tương lai

Ngày 1/1/2012, tức là đã hơn chục ngày trôi qua tính đến thời điểm này, Luật Thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành. Theo đó, ngoại trừ bao bì đóng gói sẵn và túi nilông đáp ứng tiêu chí thân thiện môi trường, các loại túi nilông khác phải đóng thuế 30.000-50.000 đồng/kg túi sản xuất ra. Điều luật này được các nhà bảo vệ môi trường trông đợi đã lâu, bởi nhiều năm nay, việc sử dụng túi ni lông trong đời sống hằng ngày đã trở nên quen thuộc với hầu hết người tiêu dùng ở Việt Nam. Bất kể ở thành thị hay nông thôn, mật độ sử dụng túi ni-lông đều rất phổ biến, đồng nghĩa với việc môi trường ngày càng bị tàn phá.

Nhưng, qua phản ảnh của báo chí thì có thể thấy, bên cạnh sự chuẩn bị thiếu chu đáo để “đỡ” đạo luật trên ra đời hoàn hảo như : Nhà nước vẫn chưa ban hành tiêu chí cụ thể và phương pháp đánh giá túi nilông thân thiện với môi trường khiến doanh nghiệp hoang mang; cơ quan chức năng chưa kịp chuẩn bị sẵn sàng về thiết bị, phòng thí nghiệm để phân tích, thử nghiệm thành phần các loại túi xem có đạt chuẩn hay không và có kế hoạch chuẩn bị đủ một lượng túi thay thế tương ứng để cung cấp cho người dân..., thì vẫn còn đó sự phản ứng của doanh nghiệp và sự thờ ơ của người dân như câu chuyện “bị mắng vốn” vì túi ni lông của chị Hiền nói trên.

Thế nên, đúng như lời nhắn nhủ của Tiến sĩ Nguyễn Trung Việt rằng nên coi việc không sử dụng túi ni-lông là “hành vi ứng xử văn hóa với môi trường, là thái độ văn hóa đối với tương lai”. Dù rằng, về lâu dài thì “cuộc chiến” với túi ni lông ở Việt Nam có thể kéo dài 10, 15 năm hoặc lâu hơn nữa vì thay đổi hành vi, thói quen của người tiêu dùng không phải là việc dễ dàng gì.

Anh Khương

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.