Là công nghệ tiên phong của 4G, với nhiều tiện ích, Wimax đang được các nhà khai thác mạng Việt Nam chờ đợi cơ quan quản lý chính thức cấp phép thương mại hoá. Tuy nhiên, có quan điểm lại cho rằng, đường lên 4G của Việt
Phát triển 3G: đang ở độ chín
Tại Hội nghị quốc tế về Viễn thông diễn ra mới đây, ông Đoàn Quang Hoan - Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện cho rằng, với bốn tấm giấy phép cung cấp dịch vụ công nghệ 3G mà các công ty đang và sẽ triển khai, trong thời gian tới, các băng tần được cấp hoàn toàn đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ cho người dùng. Tuy nhiên, ông Hoan cho biết ông chia sẻ quan điểm về phát triển mạng băng rộng tại Việt Nam với tư cách là một chuyên gia thay vì là một quan chức của Bộ Thông tin và Truyền thông,
Về thời điểm, Việt
Riêng Việt Nam, thời gian qua, kết quả triển khai dịch vụ của các nhà mạng VinaPhone, MobiFone và mới đây là Viettel đã cho thấy tiềm năng của các dịch vụ công nghệ 3G cũng như nhu cầu của người dùng khá lớn.
Theo ông Nghiêm Phú Hoàn - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, với hai mạng di động VinaPhone và MobiFone, hiện nay VNPT đã có khoảng 8 triệu người dùng dịch vụ 3G thường xuyên.
Với nhiều tiện ích, các dịch vụ mạng 3G được cho là “đối thủ” của một số công nghệ khác đang được triển khai trước đó.
Chẳng hạn như với khả năng truy nhập Internet băng thông rộng. VinaPhone là nhà cung cấp dịch vụ di động đầu tiên triển khai mạng 3G. Dịch vụ Mobile Broadband là dịch vụ truy cập Internet bằng máy tính của VinaPhone có tới hai tốc độ kết nối: 3,6Mbps và 7,2Mbps. Tương tự với VinaPhone, MobiFone cũng có gói dịch vụ kết nối Internet có tên Fast Connect, gồm hai chế độ để người sử dụng lựa chọn: 3,6Mbps và 7,2Mbps.
Đây là những ưu thế mà 3G có thể cạnh tranh ngang ngửa thậm chí là rất có thể lấn sân giành khách hàng với dịch vụ Internet băng rộng ADSL hiện nay…
Đường tới 4G: Vẫn còn xa lắm!
Với những gì nhà mạng đã, đang và chuẩn bị cung cấp, năm 2009 và cả năm nay, 2010 được coi là giai đoạn hoàng kim của 3G. Triển vọng phát triển của 3G được nhìn nhận tại Việt
Thế nhưng, một trong số những công nghệ được cho là 4G mà Việt Nam đã tiếp cận, thử nghiệm trước 3G khá lâu đó là Wimax thì có vẻ khá im hơi lặng tiếng. Được cấp phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ trước công nghệ 3G chính thức cung cấp ở Việt Nam tới vài năm, tuy nhiên, ở thời điểm này, Wimax vẫn chưa đủ khả năng được thương mại hoá dù doanh nghiệp đã khá trông mong.
Trước sự chờ đợi của doanh nghiệp dành cho phía cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Thông tin và Truyền thông, theo ông Hoan, không phải là không có băng tần để triển khai cấp phép chính thức mà vấn đề là cấp phép như thế nào để doanh nghiệp sử dụng băng tần đó phù hợp và hiệu quả. Câu hỏi này cho tới giờ vẫn chưa có được một lời giải hợp lý nhất.
Hiện giờ, băng tần cho Wimax đã sẵn sàng. Cục Tần số vô tuyến điện đã trình Bộ Thông tin và Truyền thông, chỉ còn chờ phê duyệt và dự kiến ban hành trong năm nay. Đó là hai băng tần 2,3MHZ và 2,5MHz.
Điều quan trọng là phải hiểu chính xác như thế nào là công nghệ 3G, công nghệ 3,5G rồi 4G hiện nay. Các doanh nghiệp khi nói tới Wimax thường gán với nó là công nghệ 4G. Nhưng theo ông Hoan, về mặt kỹ thuật, công nghệ, đây là một sự gán ghép không hợp lý.
Hiện tại, trên toàn thế giới đã có hơn 400 nhà khai thác đang triển khai và thử nghiệm và hơn 1700 giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đã được cấp cho Wimax. Không chỉ có Việt Nam mà cả trên thế giới, vấn đề đặt ra là để dẫn dắt thị trường Wimax có thể phát triển chúng trở thành một công nghệ tiên phong trong thế giới của 4G hay không là một bài toán không mấy dễ dàng gì.
Mạng di động 4G thương mại đầu tiên trên thế giới được triển khai tại 2 nước Bắc Âu là Thụy Điển và Na Uy từ tháng 12/2009 nhưng đến nay, tốc độ tăng trưởng cũng không được như mong muốn của các nhà mạng. Mạng 4G sẽ còn phải vượt qua một số rào cản nhất định như sự ra đời của thiết bị cầm tay hỗ trợ công nghệ 4G… trước khi có thể vươn ra tầm thế giới.
Có chuyên gia nhận định, 4G chỉ thực sự bắt đầu bùng nổ vào khoảng năm 2012 đến 2013. Và Việt
Nguồn: VnMedia