Đừng lạm dụng kháng sinh

Trong thực tế hằng ngày, nhiều người tưởng rằng kháng sinh chữa được bách bệnh, nên hễ bị bệnh là dùng kháng sinh, vì ở ta việc mua bán kháng sinh còn dễ dàng. Khuynh hướng tự mua thuốc, tự chữa bệnh ngày càng phổ biến.

Trong thực tế hằng ngày, nhiều người tưởng rằng kháng sinh chữa được bách bệnh, nên hễ bị bệnh là dùng kháng sinh, vì ở ta việc mua bán kháng sinh còn dễ dàng. Khuynh hướng tự mua thuốc, tự chữa bệnh ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó, một số thầy thuốc chưa biết chính xác bệnh của người bệnh, hay theo yêu cầu của người bệnh đã chỉ định và kê đơn sử dụng kháng sinh.

Kháng sinh được dùng “tùy tiện” nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về nó. Thực tế cho thấy có không ít nhận định sai lầm về thuốc kháng sinh như: tất cả các chế phẩm kháng khuẩn đều là kháng sinh; kháng sinh có thể chữa khỏi bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào; kháng sinh rất có hại, không nên dùng trong bất cứ trường hợp nào; có thể tự chỉ định thuốc kháng sinh cho bản thân (hay cho con cái); Ngưng dùng kháng sinh khi vừa có biểu hiện dứt bệnh.

Tác hại của việc lạm dụng thuốc

Chính những hiểu lầm trên đã gây ra không ít tác hại. Lạm dụng kháng sinh làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc ngày càng nhiều, gây khó khăn cho việc chẩn đoán một số bệnh, từ đó việc chữa trị bệnh càng khó khăn. Đồng thời còn gây lãng phí kháng sinh.

Lạm dụng kháng sinh có thể gây ra phản ứng dị ứng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, đau đầu và vàng răng, có thể làm tổn thương thận và nhiễm độc gan, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng nhiều kháng sinh và liều cao có khả năng gây suy tủy, nhất là trường hợp sử dụng chloramphenicol nhiều. Một số kháng sinh như streptomycine, kanamycine dùng liều cao có thể gây điếc và suy thận. Sử dụng thuốc bừa bãi có thể gây rối loạn gien dẫn đến bệnh ung thư.

Lạm dụng kháng sinh đang đẩy nhiều người  bệnh đến tình trạng vô phương cứu chữa vì không đáp ứng kháng sinh đặc hiệu.

Sử dụng kháng sinh như thế nào?

Kháng sinh chỉ được điều trị cho những trường hợp nhiễm trùng. Đối với những nhiễm khuẩn nặng phải sử dụng kháng sinh qua đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc có khi qua đường truyền dịch nếu cần. Muốn có tác dụng tốt, thầy thuốc phải làm kháng sinh đồ để xác định loại vi khuẩn gây bệnh và chọn kháng sinh thích hợp để có tác dụng tốt.

Dùng kháng sinh chính xác theo đơn chỉ dẫn của bác sĩ, phải dùng đủ liều, đủ thời gian có tác dụng và theo dõi tác dụng của kháng sinh đối với nhiễm khuẩn, như vậy mới có kết quả chắc chắn, nếu có tác dụng phụ thông thường cũng được giảm nhẹ.

Kháng sinh là một nhóm thuốc được sử dụng trước hết để chữa những bệnh do vi khuẩn gây ra. Thuốc có tác dụng diệt trực tiếp vi khuẩn hoặc làm chậm lại sự phát triển của vi khuẩn để tạo điều kiện cho hệ miễn dịch của cơ thể người giải quyết tình trạng nhiễm khuẩn.

Kháng sinh được phân làm nhiều nhóm như nhóm penicillin, cephalosporin, tetracyclin, quinolon. Mỗi nhóm có một số kháng sinh khác nhau. Những kháng sinh thường được sử dụng hiện nay: penicillin, amoxycillin, ampicillin,...

 Dương Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.