Đừng để trẻ dửng dưng trước tội ác...

Sau khi giết anh T. cướp tài sản, Ngọc và Huy nhổ cỏ đắp lên xác nạn nhân để không ai nhận ra… Khi bị Cảnh sát cơ động Công an TP Hà Nội kiểm tra và dẫn giải về Công an quận Đống Đa, cả hai vẫn giữ nét mặt thản nhiên, thậm chí còn làm dáng trước ống kính. Thái độ dửng dưng trước tội ác của chúng khiến nhiều người lắc đầu.

Mặc dù không được xác định là đối tượng đặc thù trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) theo Luật PBGDPL năm 2012 nhưng trước diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm trong thanh, thiếu niên (TTN), việc tăng cường PBGDPL cho TTN vẫn luôn là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết.

Việc làm này không chỉ nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức pháp luật của TTN mà còn để nâng cao nhận thức, hành động, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội trong việc giáo dục TTN chấp hành pháp luật.

Hình minh họa
Hình minh họa

Kinh hoàng những tội ác chỉ vì… thất học

Một ngày cuối năm 2009, trời vừa sáng, người dân xã Đa Quyn (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) phát hiện ngôi nhà xây cấp bốn của bà Hoàng Thị X. (SN 1949) nằm gần bìa rừng đã bị cháy trụi từ lúc nào, trong đống tro tàn có một xác người.

Qua trinh sát đã nhận diện được kẻ khả nghi là Nguyễn Nghị (khi đó chưa đầy 18 tuổi), trú tại xã Hoài Thanh (huyện Hoài Nhơn, Bình Định). Tại cơ quan công an, Nghị đã phải cúi đầu nhận tội: Do làm gần nhà bà X. nên biết bà có vàng và tiền lại thấy chồng bà X. về Đà Lạt, Nghị nghĩ ngay đến việc cướp tiền của bà X.

Khoảng 0h ngày 29/12, Nghị mang theo con dao nhỏ sát hại nạn nhân, lục tìm được ba sợi dây chuyền vàng và 29 triệu đồng giấu dưới gầm giường trong phòng ngủ. Sau đó, hắn mang hết những đồ dễ cháy tấp quanh xác bà X. rồi nổi lửa đốt.

Nhiều người dân Hà Nội hẳn còn chưa quên của cặp đôi sát thủ 9x Phạm Đức Huy (SN 1992) và Bùi Hồng Ngọc (SN 1994), đều ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chuẩn bị sẵn dao nhọn, búa, dây, băng dính để đi cướp, Ngọc và Huy chọn đối tượng là anh T., có quen với Huy từ trước qua chat.

Ngọc gọi điện cho nạn nhân tới khu vực chúng đợi sẵn, nói là Huy đang bị ngất, đề nghị đến cứu. Anh T. đến nơi thì bị Huy đâm vào sườn trái và bảo Ngọc lấy dây, tiếp tục xiết cổ nạn nhân rồi lục ví, túi nạn nhân được 600.000 đồng cùng chìa khóa nhà.

Cả hai đã nhổ cỏ đắp lên xác nạn nhân để không ai nhận ra… Khi bị Cảnh sát cơ động Công an TP Hà Nội kiểm tra và dẫn giải về Công an quận Đống Đa, Ngọc và Huy vẫn giữ nét mặt thản nhiên, thậm chí còn làm dáng trước ống kính. Thái độ dửng dưng trước tội ác của chúng khiến nhiều người lắc đầu.

Những vụ án mạng trên chỉ là một trong số ít những vụ trọng án liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây mà đối tượng phạm tội chưa qua tuổi học trò và gần đây nhất là thảm án giết cả gia đình để cướp vàng tại Bắc Giang của sát thủ tuổi "teen" Lê Văn Luyện. Một vấn đề dễ nhận thấy là tất cả những trường hợp vị thành niên phạm tội đều có một điểm chung là có hoàn cảnh đặc biệt.

Mục tiêu chung của Đề án tăng cường công tác PBGDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho TTN giai đoạn 2011 – 2015 là đến hết năm 2015, nhận thức về pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng ứng xử pháp luật trong đời sống của TTN được nâng cao rõ rệt.

Còn một trong những mục tiêu cụ thể là giảm từ 10% trở lên số người vi phạm pháp luật là TTN, số vụ vi phạm pháp luật có TTN tham gia.

Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho biết, có nhiều nguyên nhân của thực trạng đáng buồn trên như gia đình nghèo, học vấn thấp, bạo hành gia đình, thiếu tự trọng, thiếu khả năng chịu đựng để vượt qua các vấn đề của mình, bị bạn bè lôi kéo, áp lực trong học tập, xã hội....

Hay khi lý giải về hành vi tội ác của Huy và Ngọc, thượng tá Đào Thanh Hải (Phó trưởng phòng PC14 Công an Hà Nội) từng cho rằng hai đối tượng này còn quá trẻ, chưa ý thức được hết hậu quả hành vi của mình, thiếu hiểu biết pháp luật, coi thường tính mạng người khác. Mặt khác, Ngọc và Huy cùng có điểm chung là đã bỏ học, sớm xa rời sự quản lý, giáo dục của gia đình và nhà trường...

Cần chú trọng phòng ngừa bằng giáo dục ý thức pháp luật

Theo thống kê của Bộ Công an, tình hình phạm tội do người chưa thành niên (NCTN) gây ra có chiều hướng gia tăng. Cụ thể, năm 2007 toàn quốc có 10.361 vụ, gồm 15.589 em, 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ, với 9.000 em (tăng 2% số vụ)… Hàng năm các cơ quan thi hành pháp luật bắt giữ truy tố hơn 115.000 người, trong đó có 16-18 nghìn trẻ vị thành niên... Số vụ án do NCTN gây ra là một con số rất lớn, chiếm khoảng 15-18% tổng số vụ vi phạm hình sự.

Trước tình hình trên, công tác phòng chống vi phạm lại “đi chậm một nhịp”. Theo một kết quả điều tra xã hội học, hầu hết các đối tượng trong nhóm NCTN có nguy cơ đều cho biết họ không tham gia vào một chương trình phòng ngừa nào tại cộng đồng. Song có thể không quá khi nói rằng, công tác giáo dục, phòng ngừa và cải tạo cho NCTN phạm tội hiện nay còn nhiều hạn chế và yếu kém.

Công tác chống tội phạm nặng về mặt chống và trừng trị, chưa chú ý đến công tác phòng ngừa. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến việc phòng ngừa, xử lý các vi phạm pháp luật trong lứa tuổi chưa thành niên cũng còn nhiều quy định chưa phù hợp, thiếu cơ chế phối hợp cụ thể.

Đã đến lúc toàn xã hội cần thay đổi nhận thức, chú trọng hơn nữa đến công tác phòng ngừa, và trước hết có thể bắt đầu từ việc tập trung PBGDPL cho TTN. Để nâng cao ý thức pháp luật cho TTN, Vụ trưởng Vụ PBGDPL (Bộ Tư pháp) Nguyễn Duy Lãm nhấn mạnh, đã và sẽ có hàng loạt giải pháp được triển khai từ hoàn thiện thể chế về công tác PBGDPL; tăng cường trách nhiệm hệ thống chính trị, điều tra khảo sát; tổ chức tuyên truyền, PBGDPL; xây dựng các tài liệu PBGDPL cho TTN đến bồi dưỡng, tập huấn cập nhật kiến thức pháp luật mới nhằm nâng cao năng lực cho người hiện công tác PBGDPL đồng thời đảm bảo nguồn lực tổ chức thực hiện công tác PBGDPL cho TTN.

Và Đề án tăng cường công tác PBGDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho TTN giai đoạn 2011 – 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính là một “mắt xích” quan trọng thể hiện sự quan tâm của cộng đồng.

Bởi Đề án đã nhấn mạnh: “Công tác PBGDPL cho TTN là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế và của mọi tầng lớp nhân dân, huy động mọi nguồn lực và tổ chức triển khai mạnh mẽ công tác này”. Nhưng dù chủ trương, chính sách của Nhà nước có hay đến đâu thì sự giáo dục từ gia đình vẫn là quan trọng vì đây là cái nôi đầu tiên của cuộc đời mỗi con người.

Thu Hà

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.