Đừng cúi đầu khi đi ra thế giới

Người Việt ra nước ngoài, nghĩa là mang cả dáng hình xứ sở theo mình. Càng có học, “hàm lượng” văn hoá càng cao thì ý thức về điều này càng rõ ràng hơn cả, bởi trong mỗi một cử chỉ, một hành động đều thể hiện lòng tự trọng dân tộc trong đó. Nhưng để có lòng tự trọng dân tộc thì mỗi khi ra khỏi dải đất hình chữ S, phải sẵn có trong mình một lòng tự hào dân tộc.

Người Việt ra nước ngoài, nghĩa là mang cả dáng hình xứ sở theo mình. Càng có học, “hàm lượng” văn hoá càng cao thì ý thức về điều này càng rõ ràng hơn cả, bởi trong mỗi một cử chỉ, một hành động đều  thể hiện lòng tự trọng dân tộc trong đó. Nhưng để có lòng tự trọng dân tộc thì mỗi khi ra khỏi dải đất hình chữ S, phải sẵn có trong mình một lòng tự hào dân tộc… 
Những chuyện nhặt từ truyền thông
Một gã Việt kiều trẻ ở Mỹ đi tham dự American got talent, với tiếng Mỹ bồi và với một tiết mục tấu hài lãng nhách với câu chuyện cũng lãng xẹt và nhảm nhí. Gã làm nail, õng ẹo và thẽ thọt. Tiết mục của gã được tung lên mạng, và đã bị “ném đá” không thương tiếc, và thật đáng xấu hổ khi gã giới thiệu “I’m Vietnamese”. 
Và rồi công dân mạng gọi gã là "thằng điên làm mất mặt người Việt", hay "thế mà cũng dám nhận mình là người Việt Nam". Bạn đọc cứ lên Google hoặc vào Youtbe, gõ từ khóa Jimmy Dinh hoặc Người Việt thi American Got Talent thì sẽ có Clip này với rất nhiều lời chỉ trích đáng xấu hổ. 
Thậm chí một nick name có tên Viet8658 đã làm mấy câu thơ thế này(nguyên văn): "Mặt dày bày đặt tài-lanh/ Nhe răng nhăn nhở cố dành chút danh chán cho thằng Jím-mỳ Đanh/Lẹo mồm nên đã hóa thành đồ điên". Cái mà gã này bị chửi, chính là bôi nhọ dân tộc mình như một cách "tự vả vào mặt" với một màn gây cười rẻ tiền.
Chuyện người Việt “tự vả vào mặt” hay làm nhục quốc thể khi đi ra nước ngoài vẫn không phải là chuyện hiếm. Giới văn nghệ vẫn còn “truyền tụng” cho nhau nghe mãi về chuyến công tác của một đoàn nhà văn của ta sang thăm nước bạn. Sau nhậu nhẹt ê hề, về khách sạn, một vị nhà thơ khả kính không ngần ngại ra ban công khách sạn tầng trên "tè" xuống… như toa lét nhà mình. 
Cũng may mà chỉ mấy bác văn nghệ biết với nhau, và nước thải của bác nhà thơ kia không rơi phải đầu công dân nước bạn, không thì chuyện đã không chỉ dừng lại ở đấy.
Cũng liên quan đến chuyện tiểu tiện bậy, dân tình còn truyền tai nhau một câu chuyện đầy ô nhục khác. Rằng trong một bể bơi của khách sạn sang trọng nó có một lưu ý đại khái, người Việt Nam chú ý khi tắm không được tè ra bể!. Nguyên nhân là bể bơi người ra rất sạch và có hoá chất phản ứng với nước tiểu làm chuyển màu nước. Ai xuống tắm mà tè ra bể thì lập tức bị phát hiện và bị phạt rất nặng. Và rất nhiều lần dân tình nhà mình làm cho nước bể bơi đổi màu nên mới có một lưu ý đáng hổ thẹn như vậy…
Vô hình trung một vài công dân thiếu ý thức, thiếu văn hoá đã làm cho cả một dân tộc bị mang tiếng như vậy. Hẳn rằng những con người đó thiếu hẳn một lòng tự trọng dân tộc.
Và những chuyện chứng kiến dọc đường xuất ngoại
Những chuyện kể trên không quá xa lạ với nhiều người vì nó diễn ra khá phổ biến khi một bộ phận người Việt vẫn mang thói quen ứng xử văn hóa xuề xòa và kém văn minh khi ra với thế giới. 
Nhưng chuyện những người văn hóa ứng xử kém đã đành, một bộ phận có học hành tử tế, thậm chí được trang bị cả những nghi thức ngoại giao cần thiết khi ra nước ngoài mà vẫn mắc những lỗi văn hóa đáng buồn.
Đã có lần người viết bài này đã kể những chuyện này, nay xin kể lại vì nó rất hợp tình hợp cảnh với một chuyên đề bàn về lòng tự trọng dân tộc. Lòng tự trọng ấy chẳng phải đâu xa mà nó bắt nguồn từ những điều hết sức giản dị như vậy.
Lần đấy tôi đi công tác dài ngày cùng một đoàn gần 30 người. Đoàn chúng tôi ở trong một cư xá khá sạch sẽ, mỗi người một phòng nhỏ khép kín, có máy sưởi và bếp nhỏ để nấu ăn. Chúng tôi ở tầng 3, tầng dưới tôi có mấy là đoàn các nước khác ở. Một hôm không biết sáng kiến của ai, mấy vị nhà ta bảo góp nhau mỗi người mấy euro làm bữa tiệc cho vui, với các món ăn Việt Nam kẻo qua đây "chén đồ Tây mãi phát ớn".
Hầu như ai cũng vui vẻ đồng ý, việc chợ búa rầm rộ từ chiều. Xong xuôi, mấy chị em tay dao tay thớt ngồi “rãi thẻ” chặt và băm, rồi xào và nấu. Tiếng chặt xương băm thịt dội đến mấy tầng, mùi nước mắm “ngào ngạt”, cười nói bi bô, “nhộn nhịp” cả một khu cư xá yên tĩnh. 
Được một lúc băm chặt, có một cậu tên Clodius chạy lên tầng 3 xem cái gì đang xảy ra. Có người hóm hỉnh đùa : “À, đó là hội làng ấy mà”. Hắn ngạc nhiên: “Hội làng? Nhưng đây là nước Pháp chứ đâu  phải làng của bọn mày?”. Lại phải chống chế cho qua chuyện, “Mày đi công tác xa mà không nhớ nhà, nhớ quê hương à? Đây là cách bọn tao làm để đỡ nhớ nhà thôi”...
Lần nọ, tôi đi chơi cùng mấy anh chàng nhà mình ở một vùng khác của nước Pháp. Tôi đi ra ngoài một lúc về phòng thì thấy mấy anh phục vụ và mấy anh chàng nhà mình khua chân múa tay loạn xạ và…không ai hiểu ai nói gì. Tôi hỏi, một anh bồi khách sạn bảo: “Phòng cấm hút thuốc mà bọn mày hút nên phải nộp phạt, tao không biết ai hút nhưng phòng này phải nộp 49 euro”. 
Dịch lại, các anh chàng nhà mình bảo: “Anh năn nỉ bảo bọn nó thông cảm hộ bọn em, cái biển cấm khuất quá không nhìn thấy!”. Tôi bảo: “Bọn nó không có cái văn hóa “thông cảm” đâu”, nhưng rồi cũng nói: “Tha đừng phạt bọn tao được không, sinh viên không có tiền đâu!”. 
Anh nhân viên bảo: “Bọn tao không phạt bọn mày mà cũng không có quyền phạt bọn mày, nhưng đây là tiền phí tẩy mùi cho phòng này, thế là nhẹ cho bọn mày rồi, còn không tao báo police (cảnh sát) đến thì bọn mày bị phạt gấp mấy lần đấy!”. Thế là các chú nhà mình đành bấm bụng nộp phạt. Một chú nhăn nhó: “Điếu thuốc mất toi 50Euro, tính ra tiền Việt là triệu rưỡi chứ chả chơi…”!. 
Chuyện ăn, chuyện mặc, chuyện nói năng cũng lắm cái để bàn. Dân nhà mình có thói quen ăn to nói lớn, trò chuyện và nói to trong bữa ăn, nên đi dự tiệc có gì đó rất lạc lõng. 
Chuyện mặc thì cũng là những thảm họa "khó đỡ". Có người ăn mặc lôi tha lôi thôi như “thách thức” nền văn minh và thời trang nước châu Âu. Hỏi sao quần áo đẹp để đâu mà không mang đi thì bảo: “Chỉ mang đồ xấu, chờ giảm giá mua mặc và mang về, đồ cũ này vứt hết đi”. 
Rồi có bác đi dự tiệc, complet, cà vạt rất oách, thậm chí đẹp mỗi tội bác ấy lại xỏ chân vào đôi giày Adidas to sù sụ. 
Có đoàn đi chơi, hồn nhiên leo lên xe điện và cứ nghĩ như ở nhà mình, lên đó hẵng mua vé thì có sao. Nhưng, kiểm soát viên tới không có vé xuất trình, thành ra bị phạt mỗi người mấy chục euro vì tội trốn vé, trong lúc mỗi cái vé ở các cây bán vé tự động thì chỉ hết vài euro…
Chỉ một câu ngắn gọn thôi, để ngẩng cao đầu và không xấu hổ khi giới thiệu tôi là người Việt Nam, trước hết phải xóa bỏ cho bằng được những thói quen vụn vặt trong nhận thức và hành động của chúng ta khi ra với thế giới. 
Đất nước chúng ta tuy nhỏ, nhưng cũng là một dân tộc đầy những điều để tự hào. 
Khi tôi sang châu Âu, bạn bè hỏi: "Mày là người Trung Quốc à?", Tôi đáp: "Không, tao đến từ Việt Nam". Có người không biết Việt Nam, nhưng có người reo lên "Oh, Ho Chi Minh, Ngo Bao Chau, Halong bay...". Chỉ vậy thôi, cũng đã tự hào lắm về dân tộc và đất nước mình...
Trần Ngọc Hà

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.