Dùng cốc ’rác’ làm thức ăn cho vi khuẩn để tạo nhiên liệu

Hai nhà khoa học Richard Sparling và David Levin, ĐH Manitoba (Canada) đã tạo ra nhiên liệu mới bằng cách sử dụng những chiếc cốc giấy bỏ đi để làm thức ăn cho các vi khuẩn. Theo cách đó, họ tạo ra nhiên liệu như etanol hay hydro.

Hai nhà khoa học Richard Sparling và David Levin, ĐH Manitoba (Canada) đã tạo ra nhiên liệu mới bằng cách sử dụng những chiếc cốc giấy bỏ đi để làm thức ăn cho các vi khuẩn. Theo cách đó, họ tạo ra nhiên liệu như etanol hay hydro.

Cốc giấy thường được sử dụng để thay thế cho các loại cốc bằng nhựa hay xốp để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cốc giấy cũng có nhiều nhược điểm mà điển hình là việc chỉ có thể sử dụng một lần khiến cho lượng sản xuất hàng năm rất lớn và chi phí tái chế cũng cao không kém.

Ngày nay, những chiếc cốc giấy được sử dụng rất rộng rãi.

Ngày nay, những chiếc cốc giấy được sử dụng rất rộng rãi.

Chỉ tính ở Mỹ, nhà sản xuất đã phải đốn hơn 6,5 triệu cây để sản xuất 16 tỷ chiếc cốc giấy mỗi năm. Đồng thời, hơn 15 tỷ lít nước được dùng để sản xuất chúng và cũng tạo ra 253 triệu tấn rác thải.

Mặc dù một chiếc cốc giấy có 95% thành phần từ gỗ nhưng nó cũng được bọc một lớp nhựa mỏng để tránh rò rỉ. Do đó, những chiếc cốc này khi phân hủy bởi vi sinh vật yếm khí nó có thể giải phóng metan, một loại khí gây hiệu ứng nhà kính, nguy hiểm đối với sức khoẻ con người và ô nhiễm bầu khí quyển trái đất.

Khi phân hủy, loại cốc giấy này có thể giải phóng khí metan, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Khi phân hủy, loại cốc giấy này có thể giải phóng khí metan, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Như vậy, những chiếc cốc giấy cũng gây ra ô nhiễm môi trường, tuy ở một mức độ thấp. Liệu con người có thể hạn chế sử dụng cốc giấy trong tương lai như đã từng làm với các loại túi bóng nhựa? Có giải pháp nào giúp những chiếc cốc giấy trở nên “vô hại” hơn?.

Đống rác thải cốc giấy này không hề "thân thiện với môi trường", nếu không muốn nói nó đang gây ra sự ô nhiễm.

Đống rác thải cốc giấy này không hề "thân thiện với môi trường", nếu không muốn nói nó đang gây ra sự ô nhiễm.

Câu trả lời đã được tìm thấy bởi hai nhà vi sinh học Richard Sparling và David Levin tại ĐH Manitoba ở thành phố Winnipeg, bang Manitoba, phía tây Canada.

Từ những “đống rác” khổng lồ sau những bữa tiệc của sinh viên, các nhà khoa học này đã nảy ra ý định sử dụng những chiếc cốc giấy để làm thức ăn cho các vi khuẩn, từ đó tạo ra nhiên liệu sinh học như etanol hay hydro. Họ đã thành công với 100 chiếc cốc giấy bỏ đi để tạo ra 1,3 lít etanol.

Dùng cốc ’rác’ làm thức ăn cho vi khuẩn để tạo nhiên liệu ảnh 4

Sử dụng những chiếc cốc giấy để làm thức ăn cho các vi khuẩn, từ đó tạo ra nhiên liệu sinh học như etanol hay hydro

Những chiếc cốc, sau khi được thu nhặt sẽ bị cắt nhỏ như những cục kẹo bông, rồi được “điều chế” để đạt mức nhiệt độ cũng như độ chua “hấp dẫn” vi khuẩn. Sau đó, vi khuẩn sẽ “xơi” chúng và tạo ra etanol cùng hydro.

Các nhà khoa học này vẫn chưa nhận được bất cứ một nguồn tài trợ nào cho dự án này. Vì vậy, ước tính phải mất 3 - 5 năm để có thể thương mại hóa quy trình sản xuất trên. Và khi ấy, những chiếc cốc giấy sẽ trở nên “xanh” hơn rất nhiều.

Nguồn: Đất Việt

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.