Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống: Quyết tâm vận động nông dân phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn

Hội Nông dân Việt Nam vận động nông dân phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Ảnh minh họa
Hội Nông dân Việt Nam vận động nông dân phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Ảnh minh họa
(PLVN) - Một trong những yêu cầu khi thực hiện nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là việc cấp ủy, tổ chức Đảng phải tập trung xây dựng chương trình hành động cụ thể hóa bằng các kế hoạch, dự án, đề án khả thi sát với điều kiện thực tế, định lượng được kết quả...

Quán triệt yêu cầu này, Hội Nông dân Việt Nam cũng tích cực xây dựng chương trình hành động để đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đi vào cuộc sống.

Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn nhiều khó khăn, thách thức

Thời gian qua, cán bộ Hội, hội viên nông dân, chủ trang trại, giám đốc hợp tác xã đã thay đổi dần tư duy từ sản xuất nông nghiệp nhỏ sang sản xuất lớn, từ tư duy sản xuất nông hộ sang tư duy sản xuất kinh tế tập thể theo chuỗi giá trị với sự liên kết "6 nhà" một cách chặt chẽ theo hình thức tổ chức chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp. Vượt lên khó khăn bởi thiên tai và dịch bệnh, các cấp Hội đã thực hiện tốt vai trò trung tâm, nòng cốt trong phong trào thi đua yêu nước. Nông dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của Hội Nông dân, thực hiện rất tốt cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cán bộ Hội và hội viên nông dân Việt Nam thấy rõ các khó khăn, thách thức cần phải tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các chủ trương được Đại hội đề ra, từ đó đổi mới mạnh mẽ tư duy và hành động để vượt qua. Đó là, Việt Nam đang chịu những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu và thiên tai; đã và đang hình thành một bộ phận nông dân trí thức hay công nhân nông nghiệp có trình độ, kiến thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị nhưng mới được bước đầu, phần đông vẫn phổ biến là kinh tế hộ, thiếu liên kết nên khó cạnh tranh trên thị trường. 

Hiện tại mới có khoảng 8% doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp nên không thể đủ lực chi phối chuỗi giá trị ngành hàng và kết nối cung - cầu. Các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp vẫn đã và đang gặp không ít khó khăn về tiếp cận nguồn, ngân hàng và các thủ tục liên quan đến đất đai. 

Phần lớn nông dân thiếu kỹ năng sản xuất hàng hóa, thiếu kỹ năng nghề, thiếu vốn và các công cụ sản xuất hiện đại. Xã hội nông thôn đang biến đổi sâu sắc về cơ cấu xã hội, giai cấp, dân số, tộc người, tôn giáo, nghề nghiệp… có cả mặt tích cực và tiêu cực đòi hỏi phải từng bước vươn lên, khắc phục hạn chế, xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại như Đại hội XIII của Đảng ta đề ra.

6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh - quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã xác định: "Hội Nông dân là trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới".

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì nhấn mạnh: "Tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi cho Hội Nông dân Việt Nam trong việc trực tiếp thực hiện một số chương trình, dự án phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống của nông dân". Nghị quyết Đại hội XIII nêu rõ “phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số”.

 Vì vậy, tiếp tục triển khai các quan điểm chỉ đạo của Đảng và sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống, mới đây Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lần thứ 7 (khóa VII) với một trong những nội dung trọng tâm là cho ý kiến vào Dự thảo Chương trình hành động của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Dự thảo Chương trình hành động của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam có nhiều điểm đột phá và điểm mới trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong đó, cần tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp để xây dựng, củng cố, nâng cao mối quan hệ liên minh công nhân - nông dân - trí thức trong liên doanh sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

Theo nội dung dự thảo, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chương trình hành động của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam gồm 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Cụ thể là: Quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đến các cấp hội, hội viên nông dân; xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện tốt chương trình hành động thực hiện Nghị quyết; Xây dựng tổ chức Hội và giai cấp nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh; Vận động nông dân phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững; Mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, dạy nghề, tư vấn, hỗ trợ, tạo nguồn vốn cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh; Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Đọc thêm

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lan tỏa truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu dự lễ khánh thành căn nhà đại đoàn kết cho một hộ gia đình tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên.
(PLVN) - Việc vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên là một chương trình đặc biệt ý nghĩa, không chỉ là hoạt động an sinh xã hội, mà còn là đợt cao điểm để tuyên truyền, lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài về truyền thống yêu nước, về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.