Đưa hệ thống cảng tiến ra biển: Phục vụ chỉnh trang đô thị, giảm tải ùn tắc giao thông

Sau hơn 10 năm thực hiện chủ trương đưa hệ thống cảng tiến ra biển,  hệ thống cảng biển khu vực Hải Phòng từng bước hiện đại hóa, đồng thời tạo điều kiện chỉnh trang đô thị thành phố Cảng văn minh, giảm tải ùn tắc giao thông nội đô.

Sau hơn 10 năm thực hiện chủ trương đưa hệ thống cảng tiến ra biển,  hệ thống cảng biển khu vực Hải Phòng từng bước hiện đại hóa, đồng thời tạo điều kiện chỉnh trang đô thị thành phố Cảng văn minh, giảm tải ùn tắc giao thông nội đô. Song, một số vấn đề phát sinh gần đây cho thấy cùng với việc đẩy nhanh tiến trình đưa cảng tiến ra biển phải quan tâm hơn tới cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông đường bộ.

“ Nước xa khó cứu lửa gần”?

Sau thời gian làm việc với phía Nhật Bản, nguồn vốn ODA Nhật Bản được khai thông. Nhưng, theo dự báo, đến năm 2015, 2 bến khởi động của Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, Cát Hải mới hoàn thành và đi vào khai thác.

 Dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng cơ bản hoàn tất thủ tục cần thiết. Giai đoạn khởi đọng được Bộ GTVT giao Cục hàng hải làm chủ đầu tư dự án hợp phần A cơ sở hạ tầng cảng biển. Hợp phần B xây dựng 2 bến khởi dộng giao Tổng công ty hàng hải Việt Nam liên doanh với 3 nhà thầu Nhật Bản triển khai. Tiến độ thực hiện tháng 10-2010 ký công hàm, tháng 11-2010 ký hiệp định vay vốn. Từ tháng 11-2010 đến tháng 8-2011 thiết kế chi tiết. Từ tháng 8-2011 đến tháng 7-2012 phê duyệt thiết kế và đấu thầu. Từ tháng 8-2012 đến tháng tháng 12-2012 thi công phần đầu tư nhà nước. Việc thi công 2 bến khởi động đầu tư tư nhân được thực hiện giữa Vinalines và 3 liên doanh nhà thầu Nhật Bản. Bến số 1 dự kiến đưa vào khai thác năm 2014, bến số 2 đưa vào khai thác năm 2015.

Như vậy, trong 5 năm tới, việc khai thác các cảng nằm sâu trong nội địa vẫn phải duy trì, trong khi hệ thống đường bộ ra vào các cảng biển Hải Phòng đang quá tải, thường xuyên ùn tắc, không chỉ ảnh hưởng sức hấp dẫn khu vực cảng biển Hải Phòng mà tiếp tục gây ùn tắc, tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, luồng tàu vào các cảng trên sông Cấm đang bị sa bồi tác động tàu trọng tải lớn không vào được, dẫn tới nguy cơ các hãng tàu bỏ Hải Phòng sang địa phương khác. Tổng giám đốc Công ty Cảng CP Đoạn Xá Vũ Tuấn Dương cho biết: Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt hơn 30 triệu tấn/ năm, trong đó chủ yếu là các cảng từ ngã ba kênh đào Đình Vũ trở lên thượng lưu sông Cấm. Nhưng nhiều năm qua, đoạn luồng này không được nạo vét. Để bảo đảm hoạt động, các doanh nghiệp Transvina, Cảng Đoạn Xá, cảng An Hải, Cảng Nam Hải cùng Cảng Hải Phòng có văn bản đề nghị thành phố, Bộ Giao thông Vận tải, Chính phủ cho nạo vét luồng tàu từ ngã ba kênh đào Đình Vũ đến vũng quay tàu Cảng Đoạn Xá đạt-6,3m bằng nguồn vốn tự có của các đơn vị, để tiếp nhận tàu trọng tải 1 vạn tấn lợi dụng thủy triều vào làm hàng.     

“Nước xa không cứu được lửa gần’, trong khi chờ cảng cửa ngõ quốc tế đi vào hoạt động, việc duy trì khai thác các cảng trong nội địa vẫn hết sức cần thiết, vì vậy cần nhanh chóng cải tạo các tuyến đường bộ dẫn tới các cảng, thực hiện nạo vét luồng tàu, đẩy nhanh tiến trình đưa cảng tiến ra biển để bảo đảm sản lượng hàng hóa tăng trưởng và mở mang đô thị Hải Phòng trong những năm tới.

Đưa hệ thống cảng tiến ra biển: Phục vụ chỉnh trang đô thị, giảm tải ùn tắc giao thông ảnh 1

Hệ thống các cầu tàu tại khu vực Đình Vũ.

Cần những giải pháp trước mắt và lâu dài    

Theo danh mục phân loại cảng biển Việt Nam của Chính phủ, Cảng Hải phòng là một trong 17 cảng biển loại 1; Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, xác định Hải Phòng là cửa ngõ quốc tế (loại 1A), cảng tổng hợp quốc gia lớn nhất, tiêu biểu nhất toàn khu vực miền Bắc gồm 4 bến chính Lạch Huyện, Đình Vũ, sông Cấm, sông Chanh (Yên Hưng, Quảng Ninh). Các khu bến này bổ trợ nhau về tổng thể. Ngoài ra còn có một số bến chuyên dùng nhỏ lẻ khác đảm nhận vai trò vệ tinh của Cảng Hải Phòng. Cảng biển- KCN Nam Đình Vũ  mới được bổ sung vào quy hoạch nhóm cảng biển phía Bắc (nhóm1) với quy mô 10 bến tổng hợp, công-ten-nơ và bến xăng dầu cho tàu 2 vạn tấn, sản lượng hàng thông qua dự kiến 13 triệu tấn/ năm… Đến năm 2015, hệ thống cảng biển Hải Phòng có 12 bến tổng hợp công-ten-nơ, đây là cơ sở quan trọng để xây dựng phương thức dịch vụ logistic.Việc tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển khu vực Hải Phòng hướng tới mục tiêu đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế biển, hội nhập quốc tế.

Cùng với việc thực hiện quy hoạch hệ thống cảng biển Hải Phòng, chủ trương di dời cảng ra biển, phục vụ chỉnh trang đô thị, giảm tải hoạt động vận tải hàng hóa khu vực nội đô đang trở lên cấp thiết, đòi hỏi đẩy nhanh tiến độ triển khai. Thực tế, việc triển khai chủ trương trên rất chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, trong khi khu vực nội đô đang quá tải về mật độ công trình kiến trúc, rất cần những quỹ đất sau khi đưa cảng tiến ra biển để mở mang các khu đô thị mới. Hơn 10 năm qua, phía hạ lưu sông Cấm có thêm gần 10 cảng mới gồm 2 bến Cảng CP Đình Vũ, 3 bến tân cảng Hải Phòng, 1 bến cảng PTSC và cầu cảng hàng lỏng trong KCN Đình Vũ.

Do tốc độ đưa cảng tiến ra biển chậm, mặt bằng khu trung tâm Cảng Hải Phòng hiện vẫn tận dụng khai thác và chỉ đến khi Công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng hoàn thành hệ thống cảng mới tại Đình Vũ, quỹ đất trên mới có thể khai thác xây dựng công trình đô thị, xây dựng cảng du lịch. Theo quy hoạch phát triển tổng thể không gian Hải Phòng, khu vực từ cầu 11 đến cảng cá Hạ Long được tư vấn nước ngoài thiết kế thành khu đô thị hiện đại (dự án đoạt giải A). Trong đó, cầu Bính 2 sẽ được xây dựng từ phía đường Nguyễn Trãi, nối Cảng hàng không Cát Bi qua đường Lê Hồng Phong sang Khu đô thị công nghiệp Bắc Sông Cấm –VSIP. Trong tương lai, các nhà quy hoạch cũng tính tới việc xây dựng cầu Hoàng Văn Thụ từ cầu 7 Cảng Hải Phòng sang Thủy Nguyên để đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị Hải Phòng. Rõ ràng, việc mở mang đô thị Hải phòng theo hướng văn minh, hiện đại phụ thuộc vào tiến trình đưa cảng tiến ra biển.

                                                                                  Anh Tú

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.