Du lịch Lâm Đồng đang “đột phá, tăng tốc”

Qua 5 năm, ngành du lịch Lâm Đồng tuy chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; chưa khẳng định rõ nét ngành kinh tế động lực… thế nhưng đánh giá tổng quan thì đã có những chuyển động, khởi sắc tích cực.

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 06 –NQ/NQ CỦA TỈNH ỦY VỀ PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ, TĂNG TỐC PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH – DỊCH VỤ DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2006 – 2010, QUA 5 NĂM, NGÀNH DU LỊCH LÂM ĐỒNG TUY CHƯA PHÁT TRIỂN TƯƠNG XỨNG VỚI TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH; CHƯA KHẲNG ĐỊNH RÕ NÉT NGÀNH KINH TẾ ĐỘNG LỰC… THẾ NHƯNG ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN THÌ ĐÃ CÓ NHỮNG CHUYỂN ĐỘNG, KHỞI SẮC TÍCH CỰC. ĐIỀU ĐÓ LÀ NỀN TẢNG THUẬN LỢI ĐỂ TỈNH ỦY TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VÀ BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN  DU LỊCH, DỊCH VỤ GIAI ĐOẠN 2011 – 2015.
Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ trong khu du lịch Đồi Mộng Mơ
Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ trong khu du lịch Đồi Mộng Mơ

Theo ngành Du lịch Lâm Đồng, trong 5 năm qua, toàn tỉnh có 3 khu và điểm du lịch mới được đầu tư xây dựng, đưa vào hoạt động; 5 khu, điểm đã tiến hành nâng cấp. Ngành du lịch và đầu tư đưa các sản phẩm mới vào phục vụ du khách (Khu du lịch Rừng Mađagui, thác Đam B’ri, thác Đatanla, thác Cam Ly, đồi Mộng Mơ). Về hệ thống cơ sở lưu trú, hiện có 11.416 phòng, trong đó 1.177 phòng khách sạn từ 3 – 5 sao. Ngành thu hút và giải quyết việc làm cho hơn 14.000 lao động trực tiếp (8.000 lao động trong các doanh nghiệp, 6.000 lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ) và khoảng 25.000 lao động gián tiếp ngoài xã hội. Hàng năm, số lượng khách du lịch tăng, năm 2010 đạt 3,1 triệu lượt khách (khách quốc tế 160.000 lượt), tăng gấp đôi so với năm 2005 và đạt 100% mục tiêu nghị quyết. Bên cạnh đó, ngày khách lưu trú bình quân đạt 2,3 – 2,4 ngày, tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 11,03% (đạt 73,5% so với nghị quyết). Công suất sử dụng buồng phòng bình quân khoảng 55%, doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt 4.500 tỷ đồng.

Sở dĩ tạo được sự khởi sắc trên, trước hết là trong thời gian qua, tỉnh đã hoàn thành quy hoạch đến năm 2020 đối với các khu, điểm du lịch trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn TP. Đà Lạt, huyện Lạc Dương và Đơn Dương; hoàn thành quy hoạch du lịch khu vực hồ Tiên – núi Voi, làng văn hóa dân tộc Đăng-gia-rít (Lạc Dương), khu di tích lịch sử Khu ủy khu VI Cát Tiên; điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lâm Đồng giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020;  thực hiện quy hoạch chung xây dựng khu du lịch hồ Prenn. Các dự án quy hoạch này tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư, làm cơ sở để các cấp chính quyền cho chủ trương và cấp giấy chứng nhận đầu tư. Ngoài ra, các địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh cũng đã quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch; trong đó tập trung quy hoạch những khu, điểm du lịch lớn nằm ở vị trí có nhiều tiềm năng phát triển để đưa vào danh mục kêu gọi thu hút đầu tư. Trong tổng số các khu, điểm du lịch đang hoạt động khai thác phục vụ khách tham quan có nhiều khu, điểm đã tiến hành lập quy hoạch và đang từng bước đầu tư nâng cấp để phục vụ khách ngày càng tốt hơn.

Đối với lĩnh vực thu hút đầu tư, giai đoạn 2006 – 2010, thu hút 150 dự án với 105 dự án được thỏa thuận hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng số vốn trên 20.000 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 236 dự án đầu tư vào du lịch với tổng vốn đăng ký khoảng 46.456 tỷ đồng; trong đó có 142 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký phê duyệt 25.512 tỷ đồng. Đa số các dự án tập trung đầu tư vào loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí. Công trình trọng điểm Khu du lịch hồ Tuyền Lâm có 14 dự án đang triển khai thi công, 16 dự án đang làm thủ tục chuẩn bị đầu tư. Nhiều dự án đầu tư về du lịch có quy mô lớn, sản phẩm cao cấp, đa dạng và phong phú. Đó là Công viên kỳ quan Ha Co – Hà Anh, Khu du lịch trường quay ngoại cảnh (khu du lịch hồ Tuyền Lâm), Công viên kết hợp vui chơi giải trí đường Bà Huyện Thanh Quan, Khu văn hóa – thể thao tỉnh, Khu du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng nước nóng Préh (Đức Trọng), Khu nuôi và huấn luyện ngựa đua, Sân Golf Đạ Huoai, một số dự án nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp sân golf, nhiều dự án nghỉ dưỡng kết hợp hội nghị - hội thảo và du lịch sinh thái dưới tán rừng. Loại hình du lịch chữa bệnh cũng được quan tâm đầu tư như dự án Bệnh viện Hoàn Mỹ đã đưa hoạt động phục vụ du khách điều trị, điều dưỡng, nghĩ dưỡng. Trung tâm thương mại Phan Chu Trinh và Trung tâm thương mại Phan Đình Phùng (Đà Lạt) được đưa vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, mua sắm của du khách. 
Dịch vụ máng trượt ở khu du lịch Thác Datanla
Dịch vụ máng trượt ở khu du lịch Thác Datanla

Về cơ sở vật chất, hiện hệ thống cơ sở lưu trú du lịch trong tỉnh không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Toàn ngành có 696 cơ sở lưu trú, trong đó 113 khách sạn từ 1 – 5 sao (14 khách sạn cao cấp từ 3 – 5 sao). Trong tỉnh có 32 khu, điểm du lịch với hơn 60 điểm tham quan miễn phí (các danh thắng tự nhiên, các công trình kiến trúc cổ, cơ sở tôn giáo, làng nghề…) được đưa vào danh sách các tour nhằm tạo sự đa dạng và phong phú. 5 năm qua, có một số khu, điểm du lịch đã quan tâm đầu tư, nâng cấp mở rộng dự án, phát triển sản phẩm theo chiều sâu nên tạo sức hấp dẫn, thu hút khách… Toàn tỉnh cũng đã có 25 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành – vận chuyển du lịch; trong đó 7 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành dựa vào nguồn tài nguyên du lịch sinh thái, văn hóa địa phương để xây dựng, phát triển các loại hình du lịch mới, đặc thù như đi bộ dã ngoại, leo núi, du lịch giải trí thể thao, xây dựng các tuyến du lịch với các tỉnh, thành trong cả nước. Lực lượng doanh nghiệp du lịch được xác định là lực lượng nòng cốt của ngành du lịch địa phương, đã và đang tiếp tục vươn lên khẳng định vị thế, tạo nên một hình ảnh du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng thân thiện, với những sản phẩm dịch vụ du lịch đa dạng, hấp dẫn, ngày một cải tiến, đảm bảo phục vụ hàng triệu lượt khách quốc tế và nội địa…  Cùng với chú trọng đa dạng hóa sản phẩm, ngành đã chủ động đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và duy trì nguồn nhân lực. Đến nay, 80% đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước từ cấp tỉnh đến các địa phương, các đơn vị sự nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về du lịch; 55% lao động phục vụ trực tiếp được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; 90% cơ sở đào tạo du lịch xây dựng được chương trình giảng dạy…

Một vấn đề đáng ghi nhận nữa là ngành du lịch đã quan tâm xây dựng, nâng cấp và bảo vệ môi trường du lịch. Thời gian qua, tại Đà Lạt có trên 300 lượt cơ sở kinh doanh du lịch được UBND thành phố công nhận “nhãn hiệu xanh”; nhiều khu, điểm hưởng ứng chương trình trồng hoa, cây xanh tạo cảnh quan. Trong 5 năm, toàn tỉnh có 50 dự án du lịch xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hiện nay có 14 khu, điểm tham quan thuộc 9 doanh nghiệp trên địa bàn Đà Lạt, Lạc Dương khai thác kinh doanh và thu phí tham quan thuộc đối tượng thực hiện thí điểm công tác chi trả phí dịch vụ môi trường rừng. Tỉnh triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cấp và bảo vệ môi trường cảnh quan. Từ đó tạo chuyển biến đáng kể trong nhận thức của người dân và doanh nghiệp kinh doanh du lịch, góp phần thúc đẩy du lịch địa phương phát triển theo hướng bền vững.
BÌNH NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.