Dự báo của Bác Hồ về trận quyết chiến trên bầu trời Hà Nội

Tư lệnh Phùng Thế Tài (người đội mũ, bên trái Bác) hướng dẫn Bác Hồ thăm trận địa tiểu đoàn 61, Trung đoàn tên lửa sông Đà ngày 26/8/1965.
Tư lệnh Phùng Thế Tài (người đội mũ, bên trái Bác) hướng dẫn Bác Hồ thăm trận địa tiểu đoàn 61, Trung đoàn tên lửa sông Đà ngày 26/8/1965.
(PLO) - Thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không chủ yếu bằng B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12/1972 có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn quyết định của chiến tranh. 
Hơn 40 năm đã qua, mỗi khi nói đến chiến dịch này, chúng ta lại nhớ tới sự chỉ đạo rất sớm của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với dự báo thiên tài của Người…
Kỳ 1- Dự báo thiên tài
Những ngày mới thành lập, Quân chủng Phòng không - Không quân phải tập trung vào nhiệm vụ xây dựng, phát triển lực lượng, bố trí thế trận bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Nhưng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã nhìn ra từ rất sớm những vấn đề cốt tử.
“Các chú biết chưa”?
Sinh thời, Thượng tướng Phùng Thế Tài kể: Ngay từ năm 1962, khi được giao làm Tư lệnh Phòng không, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hỏi Tư lệnh Phùng Thế Tài: “Chú biết gì về B-52 chưa ?” Và Người lại nói: “Nếu chú có biết, bây giờ cũng chưa  làm gì được nó, vì nó bay cao, bay nhanh”.  
Năm 1964, đế quốc Mỹ liều lĩnh cho không quân đánh phá một số mục tiêu ven biển của ta từ Quảng Bình đến Quảng Ninh. Quân và dân miền Bắc đã đánh trận phủ đầu giành thắng lợi lớn. 
Sau khi tuyên dương công trạng đánh thắng trận ngày 5/8/1964, Bác lại hỏi: “Các chú đã chuẩn bị đánh B-52 như thế nào rồi?”. Tuy Bác đã nhắc nhở, nhưng lúc này B-52 chưa xuất hiện trên chiến trường; mặt khác, chúng ta chưa có số liệu về  B-52, nên chưa thể chuẩn bị gì cho việc này.
Năm 1965, đế quốc Mỹ đưa quân vào miền Nam, tiến hành “chiến tranh cục bộ” và bắt đầu sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-52. 
Ngày 18/6/1965, Mỹ cho B-52 thực hiện cuộc oanh tạc đầu tiên vào Bến Cát, tây bắc Sài Gòn và kể từ đó cường độ hoạt động của B-52 ngày càng tăng theo nhịp phát triển của chiến trường. Các phương tiện ném bom, dẫn đường cho B-52 cũng ngày càng được cải tiến...
Chỉ lệnh quyết thắng
Tin tức về B-52 tăng cường ném bom ở miền Nam hàng ngày được các cơ quan của Quân chủng Phòng không - Không quân tổng hợp nghiên cứu. Lúc này ta vừa thành lập xong một Trung đoàn tên lửa phòng không SAM 2, đang khẩn trương huấn luyện để ra quân. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội tỏ rõ sự quan tâm đặc biệt với sự kiện này, bởi SAM 2 chính là khắc tinh của B-52, là vũ khí duy nhất chúng ta có trong tay để trừng trị B-52.
Đến thăm quân chủng nhân dịp bộ đội tên lửa chuẩn bị ra quân, Bác đã cho cán bộ, chiến sĩ quân chủng một chỉ thị quan trọng, một lời dạy vô cùng quý báu: “Dù đế quốc Mỹ có lắm súng nhiều tiền, dù chúng có B-57, B-52 hay “bê” gì đi chăng nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng”. 
Đứng bên cạnh Bác và được nghe rõ ràng, trọn vẹn câu nói lịch sử của Người về B-52, mà sau này trở thành điều tâm niệm, là lời thề sắt son của bộ đội phòng không- không quân; đặc biệt của cán bộ, chiến sĩ bộ đội tên lửa và đối với Tư lệnh Phùng Thế Tài. 
Lời dạy lịch sử đó của Bác đặt nền móng, chuẩn bị tư tưởng cho chúng ta quyết tâm đánh thắng B-52 ngay từ khi những chiếc pháo đài bay này đến Việt Nam.
Tiếp đó, để ngăn chặn tuyến chi viện chiến lược của ta, Mỹ cho B-52 đánh ra đèo Mụ Giạ, đường 12 Quảng Bình, rồi thường xuyên đánh phá Vĩnh Linh cũng như chiến trường miền Nam, đẩy bước leo thang lên một nấc thang cao mới. 
Thượng tướng Phùng Thế Tài
 Thượng tướng Phùng Thế Tài
Thực hiện lời dạy của Bác, trên cương vị là Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân và sau đó là Tổng Tham mưu phó đặc trách chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, đồng chí Phùng Thế Tài luôn luôn trăn trở suy nghĩ, chỉ đạo Quân chủng Phòng không - Không quân tập trung mọi nỗ lực, phát triển lực lượng, nhanh chóng, nghiên cứu nghệ thuật tác chiến, đánh bại từng bước leo thang của địch trong chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhưng vẫn chưa có điều kiện tổ chức nghiên cứu đánh B-52. 
Năm 1966, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân cùng một số cán bộ đại diện lên chúc thọ Bác. Sau khi nghe quân chủng báo cáo thành tích chiến đấu, Bác dặn: “Các chú đã đánh được B-66 là tốt, nhưng nó là máy bay trinh sát. Còn B-52 là máy bay ném bom lợi hại, các chú phải chuẩn bị đánh B-52”. 
“Phải tiêu diệt B-52” -suy nghĩ ấy nung nấu trong vị Tư lệnh, nhưng bom đạn địch ở Vĩnh Linh thì vô cùng ác liệt, điều tên lửa vào đó khác gì đưa mồi vào miệng thú. 
Nhưng rồi hàng ngày, được báo cáo B-52 đang mặc sức tung hoành, cào nát mảnh đất Vĩnh Linh thì Tư lệnh Phùng Thế Tài “không chịu được nữa”, ý định đưa tên lửa vào Vĩnh Linh để thực hiện việc đánh B-52 càng nóng bỏng trong ông.
Báo cáo với Bác suy nghĩ của mình, Tư lệnh Phùng Thế Tài thấy Người trầm ngâm một lúc rồi thong thả nói: “Đúng, muốn bắt cọp thì phải vào tận hang”. 
Thế là, tháng 5/1966, chấp hành chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu, Trung đoàn 238 - trung đoàn tên lửa thứ hai của quân đội ta - được giao trọng trách cơ động vào Vĩnh Linh, mở đầu nhiệm vụ nặng nề quyết “phục” bắn cho bằng được B-52 và kết quả ngày 17/9/1967, Trung đoàn đã bắn rơi 2 máy bay B-52 Mỹ. 
Từ đó, chúng ta luôn luôn duy trì một lực lượng ở chiến trường để đánh B-52 với phương châm “vừa đánh địch, vừa nghiên cứu địch”.
Năm 1967, không quân địch tổ chức nhiều đợt đánh phá tập trung Hà Nội, Hải Phòng. Quân chủng Phòng không - Không quân phát động phong trào thi đua, kiên quyết đánh tiêu diệt địch, bảo vệ vững chắc Thủ đô Hà Nội. 
Trong phong trào thi đua đó, bộ đội phòng không đã đánh nhiều trận thắng lợi lớn, đặc biệt ngày 19/5/1967, ngày sinh nhật Bác, quân và dân Hà Nội đã bắn rơi 13 máy bay địch. Quân chủng tổ chức đoàn cán bộ, chiến sĩ tiêu biểu lên chúc mừng sinh nhật Bác. 
Sau khi nghe đoàn báo cáo chiến công, Bác vui vẻ nói: “Bác mừng và hoan nghênh các chú đánh giỏi. Nhưng chớ có chủ quan mà khinh địch, nó thua keo này, nó bày keo khác. Nó còn đánh và nhất thiết ta phải chuẩn bị đánh B-52.”
Dự báo thiên tài
Theo lời Bác dặn, các binh chủng Tên lửa, Ra đa, Phòng không đều chủ động triển khai việc nghiên cứu đánh B-52, nhiều đoàn cán bộ tiếp tục vào chiến trường cùng các đơn vị nghiên cứu, rút kinh nghiệm các trận đánh, thu thập các tư liệu về B-52 và từng bước xây dựng cách đánh B-52.
Cuối năm 1967, vào một buổi tối, Bác gọi Tổng Tham mưu phó Phùng Thế Tài  lên hỏi tình hình. Ngay phút đầu tiên, Người đã hỏi về B-52. Nét mặt Bác trở nên đăm chiêu: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng đưa B-52 ra đánh Hà Nội rồi có thua mới chịu thua. Phải dự kiến tình huống này càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị. 
Nhớ là trước khi thua ở Triều Tiên, đế quốc Mỹ đã hủy diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua. Nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”.
Nghe những lời Bác dạy, suốt đêm đó Tổng Tham mưu phó không sao ngủ được, ông giở tấm bản đồ Hà Nội nhìn những đường bay B-52 mà Quân chủng Phòng không - Không quân sơ bộ dự kiến sẽ đột nhập vào Hà Nội, ông muốn “bóp chết” những chiếc B-52 tưởng tượng kia.
Chấp hành chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cơ quan tham mưu của Quân chủng Phòng không - Không quân bắt đầu nghiên cứu phương án đánh B-52 bảo vệ yếu địa miền Bắc. Và từ khi ta đưa lực lượng vào chiến trường trực tiếp nghiên cứu đánh B-52, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường xuyên theo dõi kết quả đánh B-52 của các đơn vị và chỉ đạo quân chủng khẩn trương nghiên cứu chuẩn bị đánh B-52 khi chúng liều lĩnh ra đánh phá hậu phương miền Bắc, đặc biệt chuẩn bị kế hoạch đánh B-52 bảo vệ Thủ đô Hà Nội.
Có thể nói, bằng dự đoán thiên tài và những lời dạy có ý nghĩa lịch sử đối với bộ đội phòng không - không quân, ngay từ khi những chiếc B-52 đầu tiên của Mỹ xuất hiện ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm chuẩn bị tư tưởng cho chúng ta đánh thắng B-52. 
Tư tưởng quyết thắng B-52 của Người đã được toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta thực hiện thành công trong chiến dịch Phòng không tháng 12/1972..
(Còn nữa)./.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...