Bí mật ít biết về một đội thuyền tình báo anh hùng

Cán bộ, chiến sĩ Đội thuyền 128 anh hùng
Cán bộ, chiến sĩ Đội thuyền 128 anh hùng
(PLO) -Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cùng với những Đoàn tàu Không số đã đi vào huyền thoại, còn có một Đội thuyền gồm những cán bộ, chiến sĩ kiên trung mà vai trò lịch sử và chiến công của họ đến nay vẫn còn ít được biết đến.
Đó là Đội giao thông tình báo trên biển 128 thuộc ngành Tình báo quốc phòng Việt Nam. 
Năm 1954, sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, ở miền Nam, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã thi hành nhiều chính sách hiểm độc và kiểm soát gắt gao vùng giới tuyến; việc di chuyển từ Nam ra Bắc và ngược lại vô cùng khó khăn. 
Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã xác định nhiệm vụ đấu tranh cách mạng ở miền Nam và đặt ra yêu cầu, giao thông phải mở đường đi trước một bước, giao cho ngành Tình báo phải khẩn trương đẩy mạnh hoạt động giao thông. 
Tổ thuyền “đỏ”
Lúc này, đội ngũ cán bộ tình báo hoạt động ở Liên khu 5 đã có sáng kiến xây dựng trước một cơ sở giao thông thủy; tổ chức đầu tư tiền bạc, lo phương tiện và điều kiện nhằm sẵn sàng phục vụ tình báo mở đường trên biển ra Bắc. 
Đầu năm 1956, Nha Liên lạc phái cán bộ trực tiếp vào Trạm đầu cầu ở Vĩnh Linh để nắm tình hình, tiếp cận địa bàn; nghiên cứu, tổ chức những chuyến đi thử và xác định hành trình cơ động; điều kiện và khả năng của từng bến, bãi... 
Đầu năm 1956, lãnh đạo ngành Tình báo tập trung lực lượng giải quyết về tổ chức giao thông và duy trì thông suốt giữa hai miền Nam - Bắc. Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương triệu tập đồng chí Nguyễn Đôn - Phó Tư lệnh Liên khu V- và đồng chí Lê Câu - Trưởng ban tình báo Khu phi quân sự - ra Bắc giao nhiệm vụ, đưa một lực lượng ra Bắc tập kết trong hai năm đồng thời chuẩn bị lực lượng tại chỗ để quản lý khu vực tập kết quân 300 ngày và cả cho lâu dài. 
Ông Trần Cân (bên trái) - Nguyên Phó tổ thuyền Tiền Phong đơn vị 128 anh hùng
 Ông Trần Cân (bên trái) - Nguyên Phó tổ thuyền Tiền Phong đơn vị 128 anh hùng
Triển khai nhiệm vụ cấp thiết này, lãnh đạo, chỉ huy Tình báo quyết định tổ chức ngành Giao thông thủy gồm nhiều tổ thuyền, mỗi tổ thuyền lập một chi bộ Đảng. Tháng 3/1956, hai tổ thuyền đầu tiên mang tên Thống Nhất và Trung Hòa được thành lập, đánh dấu sự ra đời Đội thuyền 128 anh hùng sau này của ngành tình báo. 
Cán bộ, chiến sĩ các chi bộ tổ thuyền xác định, dù địch đánh phá, có thể bị bắt, có thể hy sinh, nhưng nhiệm vụ Đảng, tổ chức giao bằng mọi giá phải hoàn thành. 
Tháng 3/1956, trạm Vĩnh Linh tổ chức tổ thuyền vừa đi khảo sát địa bàn vùng Thanh Khê, Xuân Hà (Đà Nẵng) đồng thời vừa thu thập các loại mẫu giấy tờ, con dấu cần thiết của địch để hợp thức hóa cho đội thuyền Vĩnh Linh. 
Vào tới Đà Nẵng, tổ đã móc nối được với cấp ủy địa phương, nắm tình hình và khi trở ra đã đưa được một cán bộ Thành ủy Đà Nẵng ra Bắc do đồng chí này đã bị lộ… 
Đó là chuyến đi khai phá mở đường trên biển đầu tiên của lực lượng tình báo, bảo đảm thắng lợi, an toàn tuyệt đối, để lại những kinh nghiệm làm cơ sở cho việc hình thành phương thức giao thông thủy trên biển Đông một cách đồng bộ, vững chắc, góp phần mở ra ý tưởng táo bạo cho Đoàn tàu Không số vượt đại dương tiếp tế cho chiến trường miền Nam trong những năm sau.
Đội thuyền 128
Từ hai tổ thuyền ban đầu, ngành tình báo đã phát triển thành đội thuyền mang phiên hiệu 128 gồm 26 tổ thuyền với 183 cán bộ, chiến sĩ, có nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc tình báo Bắc - Nam; tổ chức thực hiện kế hoạch phái khiển cán bộ, giao thông viên, nhân viên kỹ thuật cơ động theo chỉ thị của cấp trên. 
Ngoài ra, còn tổ chức nắm tình hình địa bàn, thu thập giấy tờ hợp pháp của người, tàu, mua máy, đóng mới thuyền, trang bị hàng hóa, ngư cụ theo yêu cầu, chuyên chở vũ khí, phương tiện tiếp tế cho các trạm tình báo… 
Đội thuyền 128 hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giao thông thủy, nằm trong tổ chức Phòng 73 của ngành tình báo. Mỗi thuyền thành lập một chi bộ, chi ủy lãnh đạo trực tiếp, thuyền trưởng kiêm bí thư chi bộ, thuyền phó phụ trách hậu cần và đời sống, còn lại là 4 đến 5 thuyền viên… 
Sự khác biệt của Đội thuyền 128 với Đoàn tàu Không số chính là ở chỗ chủ yếu hoạt động trên các thuyền nhỏ, gần bờ theo nguyên tắc bí mật, cự ly, đơn tuyến. Mỗi thuyền được hợp thức hóa về người, phương tiện, giấy tờ tùy theo từng địa phương như thẻ ngư phủ, thẻ căn cước, do chính quyền Sài Gòn cấp, có câu chuyện ngụy trang phù hợp để đi từ vùng này sang vùng khác, làm ăn theo mùa…
Đội thuyền 128 của ngành tình báo đã áp dụng hình thức đột kích qua ranh giới, hướng thẳng biển Đông, xuôi dần vào Nam, nhằm thẳng điểm đến, sẵn sàng đột nhập vào bờ ban đêm rồi nhanh chóng rút lui tới địa điểm khác, tránh sự theo dõi của địch. 
Khi thấy tình hình giới tuyến có biến động, các thuyền sẽ chủ động tiến thẳng ra hải phận quốc tế, sau đó cập bến ở điểm khác…
Do yêu cầu công tác nắm địch ngày càng khẩn trương nên các chuyến liên lạc tăng, đội thuyền phát triển lên nhiều tổ thuyền, đường đi dài hơn từ cửa biển phía Bắc tới tận Nha Trang, Phan Thiết…thuộc vùng địch kiểm soát. 
Từ năm 1965, Mỹ và quân đội Sài Gòn kiểm soát gắt gao trên biển, trong khi đó mỗi thuyền chỉ có một chiếc la bàn, nhiều khi cán bộ, giao liên phải nhìn trăng, sao để xác định hướng đi.
Mỗi chuyến đi là một lần đối mặt với muôn vàn hiểm nguy. Có lần để bảo đảm bí mật đường dây liên lạc, cán bộ của tổ phải hủy thuyền rồi bơi vào bờ, hay khi gặp bão biển, thuyền phải neo cả tuần ngoài đảo vắng hoặc kẹt ở bến cảng của địch hàng tháng trời. 
Nhưng với tinh thần mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, các chiến sĩ giao thông tình báo đã bình tĩnh đối phó, xử lý các tình huống bảo đảm an toàn tài liệu, con người và phương tiện.
Mưu trí, anh hùng
Kể từ khi thành lập đến tháng 4/1975, Đội thuyền 128 đã tổ chức thực hiện 263 chuyến đưa đón cán bộ, vận chuyển tài liệu, vũ khí…vào Nam ra Bắc, góp phần xuất sắc vào thành tích chung của ngành Tình báo quốc phòng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Có những tổ thuyền đã phục vụ hàng trăm lượt cán bộ, nhân viên giao thông, tổ chức cụm trạm tình báo ở địa bàn ven biển. Đội 128 cũng đã tiến hành 6 chuyến tiếp tế cho các cụm, 9 chuyến nắm tình hình, thu thập con dấu, giấy tờ, tài liệu ở địa bàn cực Nam. Đặc biệt, có những chuyến đưa đón đột xuất cán bộ cao cấp của trên vào địa bàn. 
Nhiều tổ thuyền lập được chiến công xuất sắc, trong đó điển hình phải kể đến tổ thuyền Tiền Phong của thuyền trưởng Trần Tấn Mới, với 22 cán bộ, chiến sĩ, đã thực hiện 46 chuyến đưa cán bộ vào chiến trường, cán bộ về miền Bắc; liên lạc với cán bộ địch hậu 23 lần, giao nhận tài liệu và đưa cán bộ, tiếp tế tài chính xây dựng căn cứ B41 tại Ninh Thuận (mật khu 19), căn cứ B44 tại Phú Yên, sau đó chuyển đến Ninh Hòa (Khánh Hòa); liên lạc với cán bộ địch hậu, giao nhận tài liệu và đưa cán bộ, tiếp tế tài chính, xây dựng các căn cứ. 
Bằng tinh thần mưu trí, sáng tạo, gan dạ vượt qua vô vàn gian khổ hy sinh trên biển và sự bao vây, phong tỏa của địch, lực lượng giao thông tình báo đã bảo đảm tốt thông tin liên lạc tình báo từ Bắc vào Nam và ngược lại; tổ chức gây dựng cơ sở, nắm tình hình, chuẩn bị các yếu tố để hợp thức hóa giấy tờ, phương tiện, hàng hóa... nhằm bảo đảm an toàn việc thực hiện các kế hoạch của cấp trên về vận chuyển vũ khí, tài liệu, đưa đón cán bộ từ vùng giải phóng vào vùng địch và ngược lại, hoặc tổ chức liên lạc với cán bộ giao thông Trung ương bị đứt liên lạc. 
Trong suốt 19 năm cán bộ, chiến sĩ Đội giao thông tình báo 128 đã trải qua mọi khó khăn thử thách, lập nhiều chiến công, giữ vững khí tiết người cách mạng nhưng cũng có những mất mát và hy sinh. 
Đã có 43 đồng chí bị địch bắt và tù đày, 10 đồng chí hy sinh để con đường giao thông trên biển thông suốt và hiệu quả; nhiều đồng chí còn sống mang trên mình thương tật hoặc có cuộc sống khó khăn, nhưng tất cả đều giữ trọn phẩm chất, đạo đức trong sáng, bản lĩnh vững vàng của người chiến sĩ đội thuyền anh hùng. Họ là những tấm gương sáng để cán bộ, chiến sĩ tình báo quốc phòng hôm nay học tập, noi theo.
Thực tiễn, kinh nghiệm hoạt động của Đội thuyền 128 đã góp phần mở ra ý tưởng táo bạo hình thành tuyến đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển với những con tàu “Không số” chi viện cho chiến trường miền Nam.  
Với những cống hiến đặc biệt xuất sắc, ngày 25/8/1970, Đội Giao thông tình báo trên biển 128 được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND./.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.