Dự án Luật tạm giữ, tạm giam: Phải chặn bức cung, nhục hình

(PLO) -Bảo đảm khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập trong thực tiễn tạm giữ, tạm giam, nhất là tình trạng bức cung, nhục hình, vi phạm quyền con người nên việc ban hành Luật Tạm giam, tạm giữ là cần thiết. 
Tuy nhiên, cho ý kiến về Dự thảo Luật này tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) chiều qua (27/2), vẫn còn nhiều lo ngại nếu một số vấn đề không được làm rõ trong Dự án Luật. Điều này có thể sẽ bị lợi dụng để bức cung, nhục hình (BC, NH), hạn chế việc bảo vệ quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013.
Bức cung, nhục hình là do cán bộ điều tra
Ông Nguyễn Hải Phong – Phó Viện trưởng VKSNDTC - cho biết, tất cả các vụ BC, NH đều xảy ra trong thời gian tạm giữ; còn thông cung, dùng nhục hình diễn ra trong thời gian tạm giam.
Trước băn khoăn của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý về việc Dự thảo Luật có qui định nào hạn chế, khắc phục tình trạng BC, NH trong quá trình tạm giữ, tạm giam (TG, TG), Thượng tướng Lê Quý Vương – Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định: BC, NH phần lớn xảy ra đối  với cán bộ cơ quan điều tra diễn ra tại nơi giam giữ, chứ không phải của cán bộ cơ sở giam giữ. 
Hơn nữa, quan trọng là thực hiện và chấp hành pháp luật vì hiện có khá đủ các qui định để ngăn chặn tình trạng này nên để ngăn chặn BC, NH thì cần giáo dục đối tượng thi hành pháp luật trong quá trình TG, TG. Nhưng ông Lý vẫn chưa yên tâm khi Dự thảo Luật chỉ có những qui định “cấm” BC, NH chung chung mà thiếu qui định về chủ thể thi hành.
Nhiều ý kiến cho rằng, cần xác định rõ hơn về mô hình hệ thống các cơ quan quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam (đây là vấn đề chưa được đề cập trong Dự án Luật này). Theo đó, cần tách việc quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam ra khỏi cơ quan điều tra hình sự để bảo đảm tính khách quan trong công tác giam giữ, tránh tình trạng chết, BC, NH và các hình thức khác vi phạm quyền của người bị TG, TG xảy ra trong thời gian qua. 
Cần tổ chức mô hình quản lý trại tạm giam, nhà tạm giữ bảo đảm minh bạch, rõ trách nhiệm giữa quản lý TG, TG và cơ quan điều tra, có sự kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan này trong việc chấp hành pháp luật về TG, TG, nhất là bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự của người bị TG, TG. 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa 
Ngoài ra, cần xây dựng mô hình hoàn thiện hơn để sử dụng trại tạm giam, nhà tạm giữ, khắc phục được tình trạng bất cập trong thực tiễn, có những trại tạm giam, nhà tạm giữ luôn trong tình trạng quá tải, nhưng cũng có trại tạm giam, nhà tạm giữ lại không có đủ số lượng theo quy mô xây dựng, giam giữ. 
Đồng thời, Ủy ban Tư pháp cho rằng, Dự án Luật cần quy định rõ cả về quyền hạn và trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của các chủ thể thực hiện quản lý đối với người bị TG,TG nhằm bảo đảm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị TG,TG.
Không “đánh đồng” tạm giữ và tạm giam
Đó là yêu cầu chung được đưa ra đối với Dự thảo Luật TG, TG vì “thực hiện song song 2 chế độ TG, TG trong cùng một nhà tạm giữ hoặc trại tạm giam thì khó đảm bảo chế độ của người bị TG, TG” – ông Phan Trung Lý nhận định. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: “Kỷ luật người bị TG,TG không thể nghiêm khắc như phạm nhân”.
Trên cơ sở này, bảo đảm quyền của người bị TG, TG được nhiều đại biểu đặc biệt quan tâm. Ông Ksor Phước – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cảm thấy không ổn với qui định về kỷ luật trong quá trình TG,TG. Bởi giai đoạn kỷ luật rất dễ dẫn đến “o ép về tinh thần” nên “phải cân nhắc áp dụng các hình thức kỷ luật trong quá trình TG, TG cho phù hợp với đối tượng bị TG, TG và đảm bảo quyền con người tối thiểu của họ như quyền sống, học tập, bảm đảo sức khỏe...” – ông Ksor Phước có ý kiến.
Không chỉ vậy, qui định “cùm chân người bị TG, TG (Điều 22 và Điều 38) khi cách ly ở buồng kỷ luật” khiến nhiều đại biểu lo ngại. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng còn thấy qui định cho phép cán bộ cơ sở TG, TG “áp dụng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ cần thiết khác” cùng với biện pháp cùm chân là “mù mờ”, khiến các cơ sở TG, TG có thể áp dụng các biện pháp khác nhau, có thể ảnh hưởng đến quyền của người bị TG, TG.
Ngoài ra, Thường trực Ủy ban Tư pháp nhận thấy theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức VKSND, khiếu nại, tố cáo về thi hành TG, TG là khiếu nại về tư pháp, không phải là khiếu nại về quyết định hành chính và hành vi hành chính. 
Mặt khác, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác TG, TG cần phải thực hiện khẩn trương nhằm phục vụ kịp thời cho hoạt động điều tra khám phá tội phạm, do đó không thể quy định khởi kiện trước tòa án các hành vi liên quan đến hoạt động TG, TG. 
Tuy nhiên, Thứ trưởng Đinh Trung Tụng đề nghị xem xét qui định này trong điều kiện Luật Khiếu nại có qui định cho phép khởi kiện ra Tòa nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng. Do đó, nếu chấp nhận qui định cho khởi kiện trong thực hiện chế độ TG, TG thì cần sửa đổi qui định trong Luật Tổ chức VKSND về việc quyết định giải quyết khiếu nại của VKSND cấp trên có hiệu lực chung thẩm.
Nhiều ý kiến cho rằng cần rà soát lại những quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo của VKS và của Cơ quan quản lý TG, TG (Khoản 4 Điều 10 và Chương VIII của Dự thảo Luật), tránh chồng chéo về thẩm quyền, điều kiện và xác định rõ trách nhiệm của VKS trong công tác này. Cần quy định cụ thể hơn về nội dung, phương thức và phạm vi kiểm sát công tác TG, TG của VKSND./. 
Băn khoăn về giao thẩm quyền điều tra ban đầu
Đề xuất bổ sung Kiểm ngư, cơ quan Thuế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Dự thảo Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự được UBTVQH cho ý kiến sáng qua (27/2) là vấn đề băn khoăn trong quá trình xây dựng Dự án Luật này. 
Nhiều ý kiến của UBTVQH không tán thành bổ sung Kiểm ngư, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và cơ quan Thuế là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương thì việc giao cho các cơ quan chức năng điều tra ban đầu sẽ kịp thời ngăn chặn, xử lý tội phạm trong các lĩnh vực đặc thù (thuế, chứng khoán, thủy sản trên biển) là những lĩnh vực có số vụ vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng, với thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp này. Ngoài ra, cũng giảm tải cho các cơ quan điều tra chuyên trách. 
Bên cạnh đó, một số ý kiến đồng tình quy định công an xã tham gia một số hoạt động điều tra nhưng đề nghị phải quy định rõ trong luật, công an xã được làm những việc gì, mức độ nào cho thống nhất với nội dung của Pháp lệnh về công an xã. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.