Dự án “lừa dưới, dối trên” của Dona.Coop: Khi chính quyền địa phương tê liệt vì bị doanh nghiệp thao túng mua chuộc

Giọt nước mắt uất ức của một người dân Long Hưng khi thuật lại sự việc bị lấy đất trái luật.
Giọt nước mắt uất ức của một người dân Long Hưng khi thuật lại sự việc bị lấy đất trái luật.
(PLO) - Kể từ khi sự việc dự án trái luật của Donacoop và Đồng Nai bị PLVN phanh phui, một trong những băn khoăn nhất của độc giả thường xuyên gửi về tòa soạn, đó là sai phạm tày trời như thế, hệ thống chính quyền địa phương chẳng lẽ tê liệt vì những quyền lợi “bẩn” từ doanh nghiệp? Cuộc trò chuyện với một cựu cán bộ xã Long Hưng nay ân hận vì từng tiếp tay cho Donacoop, đã khẳng định nghi vấn nêu trên là có thật.

Từ mua đất giá “bèo”, tới quy hoạch “xóa sổ” toàn xã

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội:

“Trong sự việc thu hồi đất của người dân để làm dự án của Dona.Coop, tôi đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thanh tra Chính phủ phải tham mưu cho Thủ tướng chỉ đạo trực tiếp giải quyết vụ việc này, tránh tình trạng sự việc tràn lan thành vết dầu loang. Cũng là để đảm bảo yên tâm cho bà con, đảm bảo quyền lợi cho bà con cũng như lợi ích của Nhà nước. Nếu địa phương không làm được thì chúng ta phải cương quyết xử lý, nhất là xử lý người đứng đầu.

Đoàn ĐBQH Đồng Nai vừa qua có sự cố liên quan tới trưởng đoàn, cần khẩn trương kiện toàn để thực hiện việc giám sát, giải quyết đơn thư của người dân. Tôi đề nghị Đoàn ĐBQH Đồng Nai cần trung lập, trung thực chứ không được ngả về phía UBND tỉnh Đồng Nai và đặc biệt bao che cho địa phương”. 

Được biết ông là một cán bộ xã, cũng là một người dân hàng chục năm sống ở Long Hưng, ông biết gì về dự án của Dona.Coop?

- Tôi chứng kiến từ khi quy hoạch đến giờ, có sao nói vậy.  

Dự án bắt đầu quy hoạch khoảng năm 2008, lúc đó Bùi Thanh Trúc (nay là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Dona.Coop – NV) có mời nhiều người về Ủy ban xã để khai trương cái dự án này. Lúc đó Dona.Coop vận động bà con bán những “bìa thấp” mà không cấy được, giá có 25 triệu/công đất (1.000m2, tương đương 25 ngàn/m2 – NV).

Bắt đầu Dona.Coop gây dựng việc làm ăn từ xã Long Hưng, vận động bà con bán đất, sau đó mở rộng thêm một nấc nữa thành Liên hiệp Hợp tác xã, rồi mới có chuyện tỉnh quy hoạch toàn xã giao cho Dona.Coop.

Đầu tiên Dona.Coop và chính quyền vận động cán bộ đảng viên “bán những nơi không cấy được để gửi tiền ngân hàng kiếm lời”. Lúc đó tôi cũng bị cuốn theo, đi vận động bà con bán cho họ. Nhưng sau đó người dân biết được quy hoạch tổng thể thì mới biết bị lừa, dẫn tới bức xúc. Biết bị lừa, đến khi họ vận động bà con bán cả ruộng lúa thì tôi không tham gia nữa.

Lúc thấy cảnh họ đổ đất lấp hết ruộng mới xót lắm, bấy giờ mới nhìn ra thì chới với, đến cái rau cũng không có mà ăn.  

Ông nghĩ sao khi ban đầu ông bị Dona.Coop “dụ” đi vận động dân bán ruộng, đó chính là khởi nguồn để Dona.Coop khuyếch trương “xóa sổ” xã Long Hưng?

- Tôi nhận là mình sai. Lúc đó tôi tưởng Dona.Coop mua đất làm cái gì đó, chứ chưa nói tới cái dự án như bây giờ. Lúc đó nghĩ “nó” nhỏ lắm, sau này thì… (thở dài).

Dona.Coop luôn luôn nói đất ở đây là đất nhiễm phèn, rất xấu. Ông cho ý kiến về việc này.

- Thực tế có những thửa ruộng một năm cho ba vụ lúa, thửa cho hai vụ… Người nông dân sống bao đời nay từ thời ông cha vẫn kế thừa làm lúa năm 2 - 3 vụ. Dona.Coop nói láo. Cây lúa ở đây là chủ lực, ngành chăn nuôi là phụ.  Đất nhiễm phèn chỉ chiếm khoảng 10%, mà cả miền Nam như vậy. Nhiễm mặn hoàn toàn không có.

Những hành động ban đầu như đi vận động người dân bán ruộng cho Dona.Coop, ông có được quyền lợi gì không?

- Khi họ khai trương cái gì đều có mời nhưng không có bao thơ, không có ăn uống gì hết, kể cả nước đá cũng không có mà uống. 

Xin lỗi ngắt lời ông. Tuy nhiên theo những tài liệu chúng tôi có, có những lúc Dona.Coop chuyển tiền cho xã, sau đó các cán bộ xã ký nhận, có chữ ký rành rành của ông đây?

- (Cười. Không trả lời)  

Một danh sách nhận tiền của cán bộ xã Long Hưng.
Một danh sách nhận tiền của cán bộ xã Long Hưng.

Nói ra là bị “chụp” 

Ông Nguyễn Văn Nhuần, nguyên đại biểu HĐND xã Long Hưng:

“Tại sao cán bộ đảng viên không nói? Ngay từ đầu, khi Dona.Coop vào đây, mỗi lần tổ chức hội nghị, lễ lộc gì của xã “nó” tặng quà hết cho cán bộ xã. Thậm chí “nó” cho tiền, thủ đoạn khôn đến mức “nó” kêu lại văn phòng UBND xã lập danh sách, ghi họ tên, chức vụ đường hoàng, số tiền và ký nhận. Xong đóng mộc đỏ gửi sang cho “nó”. “Nó” muốn cầm cái cán trong tay để sau này không ai dám thưa kiện “nó”. Vì thế, không cán bộ, Đảng viên nào dám thưa kiện gì “nó””.

Khi phát hiện ra âm mưu của Dona.Coop và Đồng Nai, là cán bộ xã, khi đó ông có động thái gì để bảo vệ người dân Long Hưng không?

- Trong một số cuộc họp HĐND, tôi đều có ý kiến “nếu có quy hoạch thì phải bàn bạc với dân, để tất cả người dân nắm rõ được dự án”, nhưng những ý kiến phản biện đều không được ghi nhận.

Theo tố cáo của một số người, những cuộc họp khi công bố, lấy ý kiến quy hoạch đều có công an đến gặp và nói phải đồng ý với dự án này. Cái đó có không?

- Cái đó có, tức là trong khi họp, họ có dọa là phải làm như thế này, thế kia. Khi biểu quyết không đồng ý, công an họ tách người trong cuộc họp thành hai nhóm. Một nhóm là đảng viên quán triệt kiểu riêng. Một nhóm là cán bộ không đảng viên dọa dẫm cách riêng.

Xin hỏi tiếp, trong thời điểm đó, dù chỉ là một cán bộ xã, ông cũng có thẩm quyền kiến nghị lên cấp trên, thậm chí lên Trung ương. Tại sao ông không làm chuyện đó?

- Là một cán bộ trong xã nếu lúc đó tôi lên tiếng thì chắc cũng không còn đứng trong hàng ngũ gì nữa, chắc ra khỏi Đảng. Bởi vì Long Thành (thời điểm đó Long Hưng thuộc huyện Long Thành – NV) chỉ đạo cho UBND xã phải làm theo nghị quyết của Đảng bộ và chỉ đạo của cấp trên, nói ra là bị “chụp”, 60 đảng viên cũng không ai dám nói. Những cán bộ thế hệ hai là cán bộ về hưu thì lại sợ ảnh hưởng đến con cái, gia đình nên không dám nói gì cả. Chỉ có dân bức xúc nói quá trời, nhưng chẳng cán bộ nào nghe.

Chẳng lẽ chính quyền địa phương lại bị tha hóa đến mức ấy?

- Tôi nhớ trong một cuộc họp, đã có câu hỏi: “Dân bị lấy hết đất thì làm cái gì?”. Bấy giờ ông Chủ tịch Hội Nông dân huyện Long Thành có nói: “Anh chỉ là một cấp dưới, còn chúng tôi còn cấp huyện, cấp tỉnh, trên họ chỉ đạo thế nào thì anh làm thế ấy, anh phải chấp hành”. Nghe cấp trên nói vậy, tôi buồn lắm, từ đó mình cảm thấy không có cái thế của mình nữa, cảm thấy mình là cán bộ xã mà chỉ như bù nhìn.

Khi nhận ra việc làm sai đó thì ông có động thái gì khác không?

- Không. Tôi chẳng biết làm gì được. Thậm chí tôi vẫn đi tham gia những đoàn cưỡng chế. Thấy đau thương lắm, nhiều nhà bị phá hết chỉ còn căng lên cái bạt để ở, bới đống xà bần nhặt từng món đồ.

Chính ông cũng từng là một mắt xích tiếp tay cho Dona.Coop, xâm hại quyền lợi người dân xã Long Hưng, về sau ông mới nhận ra là đi sai đường. Cuối cùng thì đến chính ông cũng bị mất nhà mất đất, ông cảm thấy sao?

- Thực lòng thì không “mát bụng” chút nào, nhưng nếu không làm cũng bị cưỡng chế, lại còn bị trừ tiền đi, thì thôi chấp nhận phải nhắm mắt, ngậm đắng nuốt cay.

Bản thân ông cũng là nạn nhân của Dona.Coop, ở ông dường như có sự giằng xé, sợ bị ra khỏi Đảng, sợ bị mất chức, sợ ảnh hưởng đến con cái và thậm chí không dám ra mặt tố cáo?

- Tôi giờ đang chịu nhục, bởi vì muốn làm lớn cũng không làm được. Nhưng tôi và nhiều người dân ở xã này luôn luôn, người công khai, người âm thầm phản đối cái dự án bất hợp lý này.

Như những gì ông phản ánh, hệ thống chính quyền địa phương ở đây như “tay sai” cho Dona.Coop…

- Đúng, người nào mà manh nha phản đối thì sẽ bị vô hiệu hóa hoặc làm cho tê liệt và bị tiêu diệt.

Đời sống khốn khổ hơn xưa

Bây giờ gặp báo chí, tiếng nói của ông sẽ tới được dư luận, tới các cơ quan Trung ương có thẩm quyền, sao ông vẫn đề nghị giấu tên?

- Tôi sợ họ trả thù. Còn sợ ảnh hưởng đến con cháu. Con cháu nó nói ba đừng làm gì để đụng chạm đến chúng con, chúng con biết chính quyền chỗ ba làm sai. Nhưng cùng lắm là bỏ xứ mà đi thôi, chứ họ cấu kết với nhau bao nhiêu năm rồi có ai làm gì được đâu.

Ông so sánh đời sống người nông dân hiện nay với thời điểm chưa có Dona.Coop?

- Bây giờ chỉ được mỗi cái đường, còn đời sống không được như xưa. Ví dụ: Có khoảng 400 người già, xưa nay đều sống dựa vào con cái. Nhưng trước còn kiếm thêm thu nhập bằng nuôi con heo, con gà, mớ rau, nay chịu chết. Tất cả đều phải ra chợ hết, ruộng vườn, sông ao họ lấp hết.

Nói chung là cuộc sống đảo lộn hết, dân đi tìm công ăn việc làm khắp nơi, phải đi sang nơi khác mướn nhà trọ, vợ chồng, con cái đi làm công nhân sinh sống.

Được nhờ mỗi cái đường thì lại rất nguy hiểm khi tham gia giao thông, tai nạn liên tục và xe tải họ đi tốc độ cao, bụi mù mịt, rất mất an toàn khi tham gia giao thông.

Nếu mà tình hình bất ổn cứ kéo dài thế này, công ăn việc làm không ổn định, tôi tin chắc cái an ninh sẽ mất. Trước kia chưa quy hoạch thì an ninh trong này rất nghiêm túc, làm cái gì cũng nhàn nhã. Tới đây và kể cả bây giờ dân rất khổ, bảo dự án mang “cơm no áo ấm” là láo toét, bịa đặt không có đâu.

Sự việc rồi đây ông nhận định sẽ diễn biến như thế nào?  

- Tôi vẫn tin là nhân dân khiếu kiện, báo chí lên tiếng thì Trung ương sẽ vào cuộc để mà chỉ ra cái đúng, cái sai. 

Xin cảm ơn ông!

Mời bạn đọc đón đọc kỳ sau.

Đọc thêm

Cụ ông con liệt sỹ bất ngờ nhận được thông báo cưỡng chế vi phạm hành chính?!

Mỗi khi trời mưa lối vào nhà ông Đạt thường bị ngập vì bị bít chặn đường thoát nước.
(PLVN) - Cụ ông 82 tuổi khẳng định trước khi nhận được thông báo về việc tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, ông chưa từng nhận được biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính để biết bản chất sự việc và thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật.

Phát hiện một thi thể nam giới trên sông Hậu

Phát hiện một thi thể nam giới trên sông Hậu
(PLVN) - Ngày 26/7, Công an huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cho biết đang phối hợp với Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh tiến hành khám nghiệm tử thi, xác minh, điều tra làm rõ nguyên nhân tử vong của một thi thể trên sông Hậu.

Kon Tum: Kỳ lạ những công trình kiên cố tại lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông

Công trình tại tiểu khu 478, thôn Kon Năng, xã Măng Cành.
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo ra ngày 9/1/2024, thời gian gần đây, Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông (trụ sở thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông; 100% vốn nhà nước do UBND tỉnh Kon Tum làm đại diện chủ sở hữu) đã để xảy ra một số vụ phá rừng trên lâm phần của Cty; như tại tiểu khu 388, xã Đắk Ring; tiểu khu 400, xã Măng Bút.

Nhiệt điện Hải Phòng hủy thầu gói thầu mua than cám có giá hơn 1.311 tỷ đồng sau gần 5 tháng đấu thầu

Trụ sở Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng.
(PLVN) - Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng vừa có quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cung cấp than cám 6a.14 phục vụ sản xuất có giá gói thầu hơn 1.311 tỷ đồng. Lý do hủy thầu được thông báo là do tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. 

Tiếp vụ khu du lịch Ba Khan Village Resort không có giấy phép xây dựng nhưng đã đi vào hoạt động: Có thể yêu cầu ngừng hoạt động

Khu du lịch xây dựng hoàng tráng kiên cố, nhưng chính quyền địa phương không hề hay biết. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Liên quan đến khu du lịch Ba Khan Village Resort (Mai Châu, Hoà Bình) rộng 4ha đi vào hoạt động, thu tiền khi chưa được cấp phép xây dựng, chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, Luật sư Nguyễn Huy Long, Giám đốc Công ty Luật Legal Gate Việt Nam cho biết, về việc này các cơ quan chức năng có thể kiểm tra tình trạng hoạt động hợp pháp của công ty, có thể yêu cầu ngừng hoạt động, buộc áp dụng hình phạt hoặc yêu cầu Chủ đầu tư thực hiện các thủ tục cần thiết để hợp pháp hóa hoạt động.

Bắc Ninh: Nhiều bất cập trong việc thực hiện Dự án đường tỉnh 295 huyện Yên Phong

Quá trình thi công đã xảy ra tình trạng sụt lún rất nguy hiểm.
(PLVN) - Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 295 (ĐT.295) có tổng mức đầu tư gần 80 tỷ đồng, do Ban quản lý các dự án xây dựng huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) làm chủ đầu tư, Công ty xây dựng Việt Đức (TNHH) là nhà thầu thi công chính. Tuy nhiên, việc chấp hành pháp luật trong quá trình triển khai, thực hiện dự án có nhiều điểm bất cập khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng…

Bài 3: “Cần nghiêm trị” trong vụ khai thác vàng trái phép tại Mường Tè (Lai Châu)

Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Bày tỏ quan điểm trong vụ Báo Pháp luật Việt Nam phản ánh việc khai thác vàng trái phép tại bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến nhấn mạnh: Tài nguyên khoáng sản là bảo vật quốc gia, là nguồn lực của nhà nước. Nếu ai đó tự ý khai thác, không được phép của Nhà nước là vi phạm pháp luật, cần phải nghiêm trị.

Hưng Yên: Xã Đình Cao chỉ đạo khắc phục thiếu sót sau phản ánh của Báo PLVN

UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên).
(PLVN) -  Sau khi Báo PLVN đăng tải bài viết “Dự án 78 tỷ đồng ở Hưng Yên: Ai sai người đó chịu trách nhiệm". Ngày 02/11/2023, chủ đầu tư dự án là UBND xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên) đã có văn bản phản hồi Báo PLVN và chỉ đạo các đơn vị thực hiện dự án nhanh chóng khắc phục những vấn đề thiếu sót mà Báo PLVN phản ánh.

"Vàng tặc" lộng hành tại Mường Tè, Lai Châu

Hình ảnh "hầm vàng tặc" được các đối tượng dựng lên để nguỵ trang. Nguồn ảnh MC
(PLVN) - Khu rừng sản xuất trên địa bàn bản Bó, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu từ lâu được người dân đồn thổi là nơi có trữ lượng vàng sa khoáng lớn. Cũng chính ở đây, đã từ nhiều tháng qua, các đối tượng đã lợi dụng việc thuê đất trồng rừng sản xuất nhưng thực chất đã biến nơi đây thành nơi khai thác vàng trái phép. Nhận được thông tin phản ánh của người dân, nhóm phóng viên đã về đây để tìm hiểu xác minh sự việc. Sau nhiều ngày quan sát và ghi nhận thực tế, phóng viên phát hiện một khu mỏ khai thác vàng trái phép quy mô lớn. Ẩn sau các tán lá rừng là một đường dây khai thác vàng rất chuyên nghiệp và hoạt động liều lĩnh.