Dự án đường sắt tốc độ cao: Tranh cãi hai phương án 58,7 và 26 tỷ USD

Tàu cao tốc tại Nhật Bản
Tàu cao tốc tại Nhật Bản
(PLVN) - Sáng qua, hội thảo về giải pháp công nghệ cho dự án đường sắt tốc độ cao do Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường tổ chức đã diễn ra, với nhiều ý kiến trái chiều.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Vũ Đại Thắng giải thích về báo cáo thẩm định dự án đường sắt tốc độ cao gửi Thủ tướng vào đầu tháng 6.

Theo ông Thắng, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã đưa ra nhiều kịch bản phát triển đường sắt tốc độ cao, trong đó có phương án tốc độ 350 km/h với tổng vốn đầu tư 58,7 tỷ USD. Nhưng qua xem xét, Bộ KH&ĐT thấy rằng kịch bản đường sắt tốc độ thấp hơn (200 km/h) khả thi hơn kịch bản tốc độ cao (350 km/h) về nguồn vốn, trần nợ công... Vì thế Bộ đã báo cáo Thủ tướng, đề nghị thành lập Hội đồng thẩm định xem xét cụ thể các kịch bản, trong đó có kịch bản tổng vốn đầu tư dự án chỉ khoảng 26 tỷ USD áp dụng cho đường sắt tốc độ 200 km/h.

“Không có chuyện Bộ KH&ĐT đưa ra phương án cắt giảm tổng mức đầu tư dự án mà Bộ GTVT đề xuất. Chúng tôi đưa ra kịch bản khác nên công nghệ và điều chỉnh tổng mức đầu tư khác nhau”, ông Thắng nói và cho biết Hội đồng thẩm định sẽ xin ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học để có phương án phù hợp trình Thủ tướng. 

Do đường sắt tốc độ cao là dự án phức tạp, có nhiều tranh cãi, ông Thắng cho biết Hội đồng thẩm định sẽ phải thuê tư vấn nước ngoài thẩm tra nên thời gian thẩm định sẽ phải kéo dài hơn. Dự kiến Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao vào kỳ họp tháng 5/2020. 

Lãnh đạo Bộ KH&ĐT chia sẻ, cá nhân rất mong muốn Việt Nam có tuyến đường sắt tốc độ cao như của Nhật Bản, nhưng nhìn lại từ năm 2010 đến năm 2019, GDP tăng lên 250 tỷ USD, trong khi tổng vốn đầu tư của dự án đường sắt tốc độ cao chiếm gần 1/4 GDP. Ngoài ra, khả năng tiếp cận công nghệ của Việt Nam sau 10 năm vẫn không khác trước đây. “Chúng ta mới chủ động được xi măng, sắt đá sỏi và con người, còn lại chưa có gì nhiều hơn so với năm 2010”, ông Thắng nói.

Tại hội nghị, GS Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT bảo lưu ý kiến xây dựng tuyến đường sắt mới khổ đường ray 1,435 m, chạy chung tàu hàng và tàu khách với tốc độ 200 km/h, bởi nếu nâng công suất 24 đôi tàu trên khổ đường 1m trong tương lai thì vẫn không thể cạnh tranh được với đường bộ. Trong khi đó, nhiều nước trong khu vực đã nâng tốc độ đường sắt như Thái Lan, Malaysia khiến chi phí vận chuyển hàng hóa giảm, cạnh tranh mạnh với Việt Nam. 

Ngoài ra, GS Khuê cho rằng đầu tư đường sắt 200 km/h sẽ giúp doanh nghiệp trong nước tiếp cận được công nghệ hơn so với tàu tốc độ trên 300 km/h. “Đường sắt đô thị mà chúng ta còn ngồi chơi xơi nước, thì đường sắt tốc độ cao không thể chuyển giao công nghệ được, chi phí mua sắm phương tiện và vận hành khai thác rất lớn”, ông Khuê nói.

Đồng quan điểm, ông Lê Bộ Lĩnh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, nhấn mạnh cần phát triển vận tải hàng hóa đường sắt để cải thiện chi phí logistic. Khả năng đáp ứng vận tải hàng không còn rất lớn, nếu 26 sân bay được kết nối tốt thì còn tăng trưởng cao nên hành khách đi Bắc - Nam sẽ không đi tàu tốc độ cao. “Nhu cầu chưa bức xúc để đầu tư đường sắt cao tốc chạy riêng. Chúng ta nên kết hợp vận chuyển hàng hóa và hành khách với tốc độ trung bình 200 km/h”, ông Lĩnh nêu quan điểm.

Ông Nguyễn Chỉ Sáng, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, cho rằng Việt Nam cần tính toán để trong 10 năm phải có đường sắt tốc độ cao, thời gian đầu tư phải đưa vào luận giải để chọn phương án. Với góc nhìn doanh nghiệp, ông Sáng khẳng định nếu xây dựng tàu tốc độ 200 km/h thì các doanh nghiệp trong nước sẽ làm được toa tàu, đường ray, điện động lực, xây dựng hạ tầng... không phải phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài.

Trước những ý kiến “bênh vực” kịch bản xây dựng đường sắt tốc độ 200 km/h, ông Phạm Hữu Sơn, Tổng Giám đốc TEDI, đại diện liên danh tư vấn phương án đề xuất đường sắt tốc độ 350 km/h, cho biết tư vấn bám sát chiến lược phát triển đường sắt Bắc - Nam của đất nước. Giai đoạn đầu khai thác tàu tốc độ 200 km/h, giai đoạn sau 350 km/h.

“Chiến lược đặt ra đến năm 2050 nên các chuyên gia không nên xem xét với con mắt hiện tại. Đơn vị tư vấn đã ghi nhận xu hướng nhiều nước trên thế giới là tách tàu hàng và tàu khách, không chỉ chạy 300 km/h mà còn đến 400-500 km/h”, ông Sơn nói và cho rằng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam gắn liền 20 tỉnh, thành, không chỉ phục vụ hai thành phố lớn Hà Nội, TP HCM. Thế giới đã chứng minh cự ly 300-800 km, đường sắt tốc độ cao “hoàn toàn có thể cạnh tranh với hàng không”.

Ngoài ra, với công suất khai thác 25 đôi tàu đến năm 2050 trên đường sắt khổ 1m được nâng cấp, tương ứng 12 triệu tấn/năm, cùng với 150 đôi tàu khách trên tuyến đường sắt tốc độ cao được xây mới, đường sắt sẽ đảm bảo năng lực đáp ứng cho tương lai. “Đầu tư đường sắt tốc độ cao là cơ hội trả lại thị phần cho ngành đường sắt, đảm bảo tính cạnh tranh với các loại hình khác”, ông Sơn nói.

Trước đó, Liên danh tư vấn TEDI - TRICC - TEDIS đã nghiên cứu 3 phương án phát triển đường sắt Bắc - Nam:

Phương án 1: Nâng cấp khổ đường 1m để chạy tàu khách và tàu hàng.

Phương án 2: Nâng cấp đường 1m thành khổ đường đôi 1,435 m chạy chung cả tàu khách tốc độ 200-300 km và tàu hàng chạy 120-160 km/h.

Phương án 3: Nâng cấp khổ đường 1m để chạy tàu hàng và xây dựng mới đường sắt tốc độ cao 350 km/h trên khổ đường đôi 1,435 m.

Sau khi xem xét, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng báo cáo nghiên cứu khả thi theo phương án 3, lộ trình xây dựng theo 2 giai đoạn với tổng vốn đầu tư 58,7 tỷ USD. 

Trong văn bản gửi Thủ tướng về dự án đường sắt cao tốc trục Bắc - Nam đầu tháng 6, Bộ KH&ĐT cho rằng, các chuyên gia nước ngoài ước tính tổng vốn đầu tư dự án này chỉ khoảng 26 tỷ USD áp dụng cho đường sắt tốc độ 200 km/h. Phương án này khả thi hơn đường sắt cao tốc 350 km/h.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chủ trì.

Không yêu cầu ký quỹ đủ tiền trước giao dịch là giải pháp ngắn hạn

(PLVN) - Liên quan đến nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, một trong những điểm mới tại dự thảo Thông tư do Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài chính đang soạn thảo là tiêu chí không yêu cầu phải có đủ tiền khi đặt lệnh mua cổ phiếu của Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp ngắn hạn…

Đọc thêm

Vướng mắc trong thực hiện bảo trì đường bộ

Sửa chữa bảo trì tại QL32. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hệ thống đường quốc lộ trên cả nước cần thường xuyên bảo trì, sửa chữa. Thế nhưng hiện nay, công tác bảo trì đường bộ đang gặp vướng mắc, khiến tỷ lệ giải ngân vốn bảo trì ở mức thấp, đồng nghĩa với việc, nhiều tuyến đường chưa được sửa chữa kịp thời.

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.