Đột kích tìm diệt Bin Laden và cuộc cạnh tranh không khoan nhượng

Cuộc đột kích tiêu diệt Bin Laden của SEAL 6 được mô phỏng trong bộ phim “Anh hùng trong bóng tối”.
Cuộc đột kích tiêu diệt Bin Laden của SEAL 6 được mô phỏng trong bộ phim “Anh hùng trong bóng tối”.
(PLO) -Tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden là chiến dịch nổi tiếng nhất của SEAL 6 và cũng là đặc biệt nhất khi hoạt động của họ không được giữ bí mật như truyền thống trước đây. Đáng nói là qua thông tin đến với công chúng, người ta có thể nhận thấy những sai lầm của các thành viên SEAL 6 – dù ở mức độ nặng hay nhẹ - vẫn xảy ra khi thực hiện nhiệm vụ cực kỳ quan trọng này. 

Những sai lầm trong chiến dịch tiêu diệt Bin Laden thể hiện qua cuộc cạnh tranh gay gắt của hai thành viên trong đội là Robert O’Neill và Matthew Bissonnette. Điều này cũng xuất phát từ những thứ bị coi là “văn hóa” của SEAL 6 trong một thời gian dài như lừa dối, đề cao cá nhân, không tuân thủ các quy trình tác chiến…, ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh một biệt đội chiến đấu huyền thoại về tính kỷ luật và đầy danh dự.  

Cạnh tranh “từ trong trứng nước”

23 thành viên SEAL 6 được tuyển chọn tham gia chiến dịch tiêu diệt Bin Laden đã phải chuẩn bị trong suốt tháng 4/2011, luyện tập trên 2 mô hình mô phỏng khu nhà Bin Laden trú ẩn với kích thước y như thật. Về mặt chiến thuật, chiến dịch đột kích này không có gì phức tạp, nhưng sự quan trọng của nó nằm ở đối tượng của chiến dịch: Bin Laden – kẻ thù số 1 của nước Mỹ.

Không giống như hàng trăm cuộc đột kích mà SEAL 6 đã thực hiện tại Iraq và Afganistan, khi mà việc lên kế hoạch và triển khai chỉ mất vài giờ, lần này, họ có hàng tuần để chuẩn bị. Họ có thông tin chi biết về nơi Bin Laden trú ẩn do CIA cung cấp, biết chính xác họ có thể tìm thấy hắn ta ở vị trí nào. Vấn đề lớn nhất là thời gian, được quyết định bởi lượng nhiên liệu trên hai chiếc trực thăng Black Hawks sao cho đảm bảo thời gian bay đến và bay về. 

John Brennan, cố vấn cao cấp về vấn đề chống khủng bố của Tổng thống Barack Obama khi đó đưa ra ý kiến rằng rằng cuộc đột kích này nhằm  bắt giữ hoặc tiêu diệt Bin Laden. Thế nhưng, các thành viên SEAL 6 đều hiểu rõ ràng rằng họ phải giết Bin Laden và không đưa ra một phương án bắt giữ hoặc kêu gọi đầu hàng nào. Một cựu chỉ huy của chiến dịch sau này kể lại: “Họ hiểu rằng nhiệm vụ là xông vào, giết chết và mang xác của Bin Laden về”. 

Khoảng gần một tuần trước khi thực hiện chiến dịch, Bisonnette và O’Neill đã có cuộc đấu khẩu tại căn cứ ở Dam Neck về việc ai sẽ là người sau này được bán “câu chuyện của người trong cuộc” về lần đột kích này. Cuộc đấu khẩu căng thẳng đến mức một số đồng đội cùng thực hiện nhiệm vụ đã phải can gián cả hai người.

Một cựu chỉ huy SEAL 6 cho biết O’Neill và Bissonnette ban đầu đồng ý sẽ cùng hợp tác trong một dự án xuất bản sách hoặc sản xuất phim sau khi cuộc đột kích kết thúc, nhưng sau đó thì họ lại bất đồng.

Các lần tập dượt với tần suất cao, kết hợp với việc Bissonnettes có vai trò trong việc lên kế hoạch cho trận đột kích đã giúp cả hai người có cơ hội tìm ra cách xuất hiện ở tầng 3 của khu nhà nhanh nhất – một vị trí thuận lợi để tiêu diệt Bin Laden. 

Bỏ quy tắc an toàn vì “phát súng lịch sử”

Ngày 1/5/2012, hai chiếc trực thăng tàng hình Black Hawk cất cánh từ Jalalabad, Afganistan hướng sang phía đông tiến thẳng đến Abbottabad. Chuyến bay kéo dài 90 phút, và khi chiếc Black Hawk chở theo Bisonnette tiếp cận đến gần bức tường khu nhà của Bin Laden, về một số vấn đề kỹ thuật, nó đã đâm xuống sân trong khu nhà của Bin Laden. Bissonnette và đồng đội trên chiếc trực thăng thoát chết trong gang tấc.

Sau khi đội SEAL 6 phá được cửa trước của ngôi nhà, ai đó từ bên trong đã nã vài vòng đạn từ phía một cửa sổ. Nhưng đó là loạt đạn duy nhất không phải của các thành viên SEAL trong suốt cuộc đột kích này. Một trong những đồng đội của Bissonnette nã đạn qua cửa trước và trúng giữa đầu một tay súng – sau này được nhận diện là Ahmed al Kuwaiti, cận vệ của Bin Laden. 

 Khi vợ của Kuwaiti xác nhận rằng Bin Laden đang ở trên tầng 3 của tòa nhà chính, Bissonnette và đồng đội lập tức di chuyển sang tòa nhà này. Khi vào được bên trong, các thành viên SEAL 6 di chuyển hết sức nhẹ nhàng. Trong khi đó, các đồng đội và O’Neill đã tiêu diệt cả anh trai và vợ của Kuwaiti ở tầng 1.

Sau khi phá được chiếc cổng sắt ngăn với cầu thang chính, các tay súng tấn công chủ chốt, trong đó có Bissonnette và O’Neill, theo sau một thành viên SEAL có mật danh là Red tiến lên gác. Red đối mặt với con trai của Bin Laden và tiêu diệt anh ta ngay khi vừa lên tới tầng 2. Những người theo sau lập tức ập vào các dãy hành lang và các phòng ở tầng 2.

O’Neill – người tuyên bố đã bắn phát súng cuối cùng vào Bin Laden, dù khi đó Bin Laden đã chết.
O’Neill – người tuyên bố đã bắn phát súng cuối cùng vào Bin Laden, dù khi đó Bin Laden đã chết. 

Sau đó cả Bissonnette và O’Neill nhanh chóng quay trở lại cầu thang. Mặc dù cả hai vẫn nên ở lại tầng hai cho đến khi đảm bảo khu vực này hoàn toàn an toàn, nhưng thay vào đó, khi thấy Red tiến lên tầng 3, cả hai người họ lập tức bám theo sau với hy vọng được “dây phần” trong việc hạ thủ Bin Laden. O’Neill bám sát Red hơn, trong khi Bissonnette bị bỏ lại một đoạn khá xa dưới cầu thang. 

Khi lên tới tầng 3, Red nhìn thấy Bin Laden đang đứng ngay cửa nhìn ra xung quanh. Hắn ta vẫn đang mặc bộ đồ ngủ và không mang theo vũ khí, xung quanh có mấy người phụ nữ. Red tiến lên trước và nổ hai phát đạn, một phát vào giữa ngực Bin Laden, một phát sượt qua đùi do Bin Laden đã ngã ngược vào phòng và nằm sõng soài dưới chân giường.

Red có thể nhìn thấy máu tuôn ra từ ngực của Bin Laden, nhưng anh vẫn chưa bước vào căn phòng. Khi hai cô con gái lớn nhất của Bin Laden bắt đầu la hét, Red dồn họ ra phía cửa – một hành động được các thành viên SEAL 6 trong đội đánh giá là rất anh hùng vì những cô con gái của Bin Laden đều đeo bom tự sát, và Red có thể chết nếu che chắn cho các đồng đội khi bom phát nổ. Nhưng Red giữ hai cô gái đủ lâu để đồng đội của anh có thể tiến vào bên trong căn phòng, trong đó có O’Neill. 

O’Neill và hai hay ba thành viên SEAL 6 khác vượt qua Red để vào trong phòng, lúc đó, Bin Laden vẫn đang nằm dưới đất. O’Neill sải bước đến vị trí của Bin Laden, đứng phía trên xác chết, vãi một vòng đạn quanh phía đầu của Bin Laden với phát cuối cùng làm vỡ toác đỉnh đầu. Trước đó, các thành viên SEAL 6 đã nhận yêu cầu đặc biệt là tránh bắn Bin Laden vào mặt.

Việc O’Neill nã đạn vào đầu kẻ cầm đầu của Al Qaeda khiến việc nhận diện khó khăn hơn. Sau này O’Neill có giải thích rằng anh ta bắn Bin Laden vì không biết những phát đạn của Red đã đủ để tiêu diệt tên này hay chưa.

Trong khi O’Neill nhả đạn vào Bin Laden – hành động được cho là tốn thời gian quý báu của chiến dịch, các đồng đội của anh ta lục tìm các tài liệu và thông tin liên quan cho giới chức tình báo, để lại những người vẫn còn sống sót bên trong và trở về căn cứ ở Jalababad với thi thể của Bin Laden. 

Màn kịch tranh công

Các thành viên của Biệt đội Đỏ sau đó tập hợp tại một căn phòng biệt lập ở Căn cứ không quân Bagram và báo cáo tóm tắt quá trình thực thi nhiệm vụ với một luật sư quân đội. Chỉ huy của Biệt đội ghi âm lại lời tường thuật bằng một chiếc điện thoại di động. Bissonnette tuyên bố đã bắn và giết chết Kuwaiti và nã đạn vào Bin Laden lúc ở trên tầng 3.

Theo 3 nguồn tin được tiếp cận với bản báo cáo này, Bisonnette chưa bao giờ nổ súng vào Kuwaiti. Hai trong số các đồng đội của Bisonnette có mặt với anh ta lúc Kuwaiti bị giết tỏ ra rất tức giận trước sự dối trá này, tuy nhiên họ cũng không “độp” lại ngay khi vị luật sư vẫn còn có mặt ở đó. Một số đồng đội của Bissonnette sau đó có thông báo với cấp trên rằng Bisonnette đã nói dối về những hành động của mình trong chiến dịch. 

Trong quá trình tường thuật này, Red được xác nhận là đã bắn viên đạn khiến Bin Laden tử vong, còn O’Neill chỉ có những loạt đạn mang tính dự phòng sau Bin Laden đã ngã xuống sàn. Họ không bàn gì về việc có vũ khí hay không, cũng không nhắc gì đến việc một người vợ của Bin Laden đã được dùng làm lá chắn sống.

Theo lời các thành viên SEAL 6 sau này kể lại, cuộc đột kích là một trong những nhiệm vụ dễ dàng nhất mà họ từng tiến hành, bởi ngoại trừ loạt đạn của Kuwaiti – người đã bị hạ sát ngay từ đầu, đã chẳng có một cuộc đấu súng nào trong suốt cuộc đột kích. 

Một số thành viên SEAL 6 tham gia chiến dịch khi đó đã rất tức giận với Bissonnette và O’Neill vì họ đã không chú ý đến nhiệm vụ của mình sau khi con trai của Bin Laden bị bắn chết. Thay vì lục soát và đảm bảo an ninh ở tầng 2, cả hai chỉ chăm chăm tiến lên tầng 3 với hy vọng sẽ có được “phát súng lịch sử”.

Cả hai bị buộc tội đã phá vỡ quy trình tiêu chuẩn trong các cuộc đột kích để nhằm tạo cơ hội cho riêng mình, đó là những người đầu tiên nhìn thấy Bin Laden và giết chết hắn – kẻ thù số 1 của nước Mỹ...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.