Bí mật của đội đặc nhiệm lừng danh SEAL 6: Cuộc đối đầu với CIA

Các thành viên SEAL 6 không ngại nổ súng vào giữa đầu kẻ thù dù đối phương không có khả năng gây nguy hiểm.
Các thành viên SEAL 6 không ngại nổ súng vào giữa đầu kẻ thù dù đối phương không có khả năng gây nguy hiểm.
(PLO) -Những hoạt động của đội đặc nhiệm SEAL 6 luôn được giữ bí mật một cách tuyệt đối, và những thông tin liên quan đến SEAL 6 cũng luôn được giữ kín không khác gì “bí mật quốc gia”. Nhưng có lần, những hành vi tàn bạo vượt quá giới hạn của các thành viên SEAL 6 suýt bị đưa ra ánh sáng bởi nhân viên của cơ quan có hành tung cũng bí ẩn chẳng kém: CIA. 

Tại tầng hai trong cơ quan đầu não của SEAL 6 ở Dam Neck, có một hệ thống máy tính lưu trữ dữ liệu về tất cả những nhiệm vụ mà đội đã thực hiện trong suốt một thập kỷ qua.

Theo quy trình, các chỉ huy sau khi thực hiện nhiệm vụ trở về sẽ giao ổ cứng lưu trữ cho nhân viên kỹ thuật để chuyển thành các bản báo cáo dạng Power Points và ảnh về các chiến dịch thực hiện tại nước ngoài của SEAL 6.

Cơ sở dữ liệu này còn có cả hình ảnh và những thông tin liên quan của những người đã bị các thành viên SEAL 6 giết chết trong quá trình thực thi nhiệm vụ. 

Giết người chỉ là … trò chơi

Trong cơ sở dữ liệu này có một số bức ảnh - nhất là các bức ảnh được chụp từ năm 2005 đến 2008 - rất khủng khiếp, trong đó các chiến binh bị súng trường bắn vỡ sọ, não văng ra ngoài hoặc bị một vết đạn súng lục xuyên thủng giữa trán. Những chiến binh này có thể bị giết lúc giao đấu, hoặc bị bắn ở cự ly gần lúc sắp chết khi SEAL 6 kiểm tra tàn cuộc sau khi giao đấu. 

Trong nội bộ SEAL 6, việc tiêu diệt những kẻ thù khi họ đã bị thương được gọi bằng một từ lóng là “môn bơi xuồng”. Những bức ảnh này là một bằng chứng rõ ràng cho thấy tình trạng bạo lực quá mức cần thiết khi SEAL 6 phải thực hiện các chuỗi nhiệm vụ có độ rủi ro cao, mệt mỏi đến kiệt sức trong thời gian ở Iraq và Afganistan. “Về mặt quân sự, không có lý do gì để bắn vỡ sọ kẻ thù khi chúng không còn khả năng gây nguy hiểm. Đó đơn giản như một “môn thể thao” – một cựu thành viên SEAL 6 nói. 

Một chỉ huy của SEAL 6 cho biết, lần đầu tiên anh biết tới việc thành viên SEAL 6 bắn vỡ đầu các chiến binh là vào năm 2004, nhưng đó là điều rất hiếm khi xảy ra và cũng chỉ là những tai nạn không cố ý trên chiến trường. Thế nhưng, sự việc này diễn ra thường xuyên trong năm 2007 khi các thành viên SEAL 6 thỉnh thoảng nói đùa với nhau rằng họ đã bắn một “phát đạn xuất sắc”.

Việc thiếu kỷ luật trên chiến trường không giới hạn ở một đơn vị cụ thể nào. Bạo lực bất hợp pháp, vi phạm các quy tắc khi thực hiện nhiệm vụ, xâm phạm thi thể kẻ thù… đã nhanh chóng lan rộng trong tất cả các biệt đội của SEAL 6. 

Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tại Afganistan, SEAL 6 có những quy tắc nghiêm ngặt như không bắn người không có vũ trang, nếu bắn người không có vũ trang thì phải chứng minh được đối tượng có hành động thù địch.

Đô đốc William McRaven – người từng cố gắng tái lập kỷ cương trong SEAL 6.
Đô đốc William McRaven – người từng cố gắng tái lập kỷ cương trong SEAL 6. 

Tất cả các chỉ huy và thành viên của SEAL 6 đều luôn tự hào về khả năng thẩm định của mình, rằng họ chỉ nã đạn vào đối tượng khi thực sự bị coi là mối đe dọa. Nếu một thành viên SEAL 6 không chứng minh được điều đó, họ sẽ lập tức bị điều động ra khỏi đội. Khi những quy tắc đó biến đổi theo thời gian, các thành viên SEAL 6 được xử lý rất nhẹ nhàng khi họ bắn những người không có vũ trang.

Ví dụ, vào năm 2007, một tay súng bắn tỉa của Biệt đội Vàng đã bị cho ra khỏi lực lượng sau khi giết 3 người không có vũ trang trong hai lần thực hiện chiến dịch khác nhau, trong đó có 1 trẻ em. Anh này sau đó được điều động sang các đội SEAL thông thường khác. Dù bị trừng phạt bằng cách đưa ra khỏi đội, song các thành viên SEAL 6 hầu như không bao giờ bị điều tra về các hành vi của mình. 

Sự bất bình của CIA

Đầu năm 2008, căng thẳng bắt đầu gia tăng giữa đội đặc nhiệm SEAL 6 và CIA xung quanh các chiến dịch tại Afganistan. Các sĩ quan bán quân sự của CIA thuộc một đơn vị bí mật dưới sự điều hành của Chương trình Omega làm việc rất mật thiết cùng SEAL 6.  Các đơn vị nhỏ gồm các thành viên của SEAL 6, CIA và binh sĩ Afganistan thực hiện các nhiệm vụ bí mật theo một điều khoản đặc biệt giữa Mỹ và Afganistan. 

Cuối năm đó, các thành viên của CIA cùng tham gia một chiến dịch với Biệt đội Vàng gần Jalalabad. Theo một thành viên CIA trực tiếp chứng kiến vụ việc, CIA đã yêu cầu các thành viên SEAL 6 bắt sống, thay vì giết chết các chiến binh.

Trong một lần đột kích trước lúc bình minh, một nhóm nhỏ của Biệt đội Vàng đã chọc thủng tuyến bảo vệ của một khu trại vốn là nơi trú ẩn của các phần tử nổi dậy. Các phần tử này đang có mục tiêu tấn công một căn cứ của Mỹ. Họ phát hiện bên trong có 6 chiến binh. Dù được yêu cầu bắt giữ, song các thành viên SEAL 6 đã tiêu diệt toàn bộ 6 chiến binh này. 

Các thành viên CIA tham gia chiến dịch này đã rất tức giận vì bị mất cơ hội thẩm vấn kẻ tình nghi “Đây là những kẻ đang điều hành một mạng lưới gần căn cứ của chúng tôi. Chúng tôi đã có thể khai thác thêm những thông tin tình báo”. Trong khi đó, bên ngoài khu trại, các thành viên SEAL 6 đã nhanh chóng cho nhau xem những bức ảnh. “Họ cười rất tươi. Có lẽ với họ, việc “xử” những kẻ địch trong tình huống như vậy chẳng khác nào một trò vui” – một cựu nhân viên CIA kể lại. 

Không lâu sau chiến dịch đó, một nhân viên bán quân sự của CIA là Richard Smethers, đồng thời là một thành viên SEAL 6 giải ngũ, đã phàn nàn với cấp trên của mình tại Kabul về cách hành xử tàn bạo của các thành viên SEAL 6.

Trong khoảng thời gian vài tuần, một cuộc chiến đã nổ ra giữa Đội SEAL 6 và các nhân viên CIA ở Afganistan. Thế nhưng, các chỉ huy SEAL 6 nhanh chóng can thiệp, thỏa thuận với văn phòng CIA ở Kabul. Biệt đội Vàng được bố trí để trở lại Mỹ, và SEAL 6 hứa sẽ kiềm chế các thành viên của mình; đổi lại, Smethers cũng bị đưa trở lại Mỹ. 

Đô đốc William McRaven trong một lần thực thi nhiệm vụ cùng các thành viên SEAL 6.
Đô đốc William McRaven trong một lần thực thi nhiệm vụ cùng các thành viên SEAL 6. 

Tái lập kỷ cương

Việc Smethers đe dọa tiết lộ các hành vi của SEAL 6 diễn ra cùng thời điểm Phó Đô đốc William McRaven trở thành chỉ huy mới của Lực lượng Tác chiến phối hợp Đặc biệt (JSOC). McRaven trở thành nhân vật đầu tiên của SEAL thuộc Hải quân Mỹ dẫn dắt JSOC, cũng là người đã quá quen thuộc với tình trạng của Dam Neck là các thành viên trong đội đặc nhiệm SEAL 6 không tôn trọng các quy định trên chiến trường. 

Chỉ 8 tháng sau khi tiếp quản JSOC, McRaven bắt đầu tìm cách “hãm phanh” SEAL 6 trước những hành động quá hung hăng của mình. Ông ra lệnh tạm đình chỉ toàn bộ những chiến dịch của SEAL cũng như của JSOC trong thời gian 2 tuần trong tháng 2/2009. SEAL 6 đã phải đề ra những bộ quy tắc hướng dẫn mới cho quá thực hiện các chiến dịch.

Theo đó, các thành viên SEAL 6 sẽ phải kêu gọi đầu hàng trước khi xông vào một cơ sở mục tiêu. Mục đích của việc này là cho phép phụ nữ và trẻ em được ra khỏi nơi nguy hiểm trước khi SEAL 6 tấn công. Các thành viên SEAL 6 tỏ ra không thoải mái với quy định mới này vì cho rằng việc kêu gọi đầu hàng đã làm mất đi lợi thế chiến thuật về sự bất ngờ, thế nhưng vẫn phải chấp hành. 

Một quy tắc khác của McRaven là việc thu thập tài liệu sau chiến dịch nhằm đánh giá thương vong của quân địch phải được tiến hành kỹ càng hơn, phải thu thập tất cả những bức ảnh nhằm cho thấy rõ ai bị tiêu diệt, bức ảnh chụp toàn thân, đối tượng mục tiêu bị hạ thủ ở vị trí nào, mang theo vũ khí gì, điểm thuận lợi của thành viên SEAL khi nhả đạn cũng như các thông tin khác nhằm mô tả rõ ràng tình huống lúc đó.

Mục tiêu lớn nhất của các quy định này là bảo vệ các lực lượng Mỹ khỏi cáo buộc giết hại dân thường từ phía Chính phủ Afganistan. Các bức ảnh và tài liệu báo cáo này có thể được chia sẻ với quan chức địa phương để đánh giá về chiến dịch. Với việc phải thu thập nhiều tài liệu, các thành viên SEAL 6 sẽ có ít thời gian hơn để giết hại những đối tượng khác khi không thực sự cần thiết.

Kết quả là, những bức ảnh về giết chết kẻ thù khi không còn khả năng gây ra nguy hiểm đã xuất hiện ít dần trong các bản báo cáo nữa tại trụ sở Dam Neck. Thế nhưng, McRaven không ngờ rằng, các quy định mà ông đưa ra vẫn không thể kiềm chế những “cái đầu nóng” trong SEAL 6, thậm chí chính ông đã trực tiếp bị một thành viên “qua mặt” trong một chiến dịch sau này./.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.