Những bí mật của đội đặc nhiệm lừng danh SEAL 6

Trung úy Vic Hyder – một ví dụ điển hình cho “những tội lỗi được che giấu” của SEAL 6
Trung úy Vic Hyder – một ví dụ điển hình cho “những tội lỗi được che giấu” của SEAL 6
(PLO) -Không một đơn vị nào trong quân đội Mỹ nổi danh hơn SEAL 6 về sự thành công cũng như tính chất anh hùng, được biết đến với nhiều biệt danh khác như DevGru, Biệt đội 6, Biệt đội Hành động, Đội đặc nhiệm Xanh…. 
 

Những chỉ huy của SEAL 6 đều là những người tinh hoa nhất, trong khi những thành viên trong đội thuộc tốp 10% xuất sắc nhất trong toàn lực lượng SEAL. Họ được huấn luyện để sống sót trong mọi tình huống, và khi cần thiết có thể hi sinh vì đồng đội. Và tinh thần đồng đội ấy được phát huy ngay cả khi họ biết những hành động của một cá nhân là sai trái. 

Thiệt mạng chỉ vì chiếc radio

Trước cuộc tấn công vào đoàn xe bị lầm tưởng là chở Bin Laden chạy trốn trong chiến dịch Mục tiêu Kim ngưu, Hyder đã từng giết người khi chưa xác định rõ đối tượng có phải là kẻ thù nguy hiểm hay không. Vào tháng 1/2002, đơn vị của Hyder lần đầu thực hiện nhiệm vụ đột kích tại chiến trường Afganistan.

Trong chiến dịch lần đó, Hyder dẫn đầu một nhóm binh sĩ thuộc đội Đỏ (SEAL 6 chia thành 3 đội Đỏ, Vàng và Xanh, mỗi đội có phù hiệu riêng) thực hiện nhiệm vụ trong đêm là bắt giữ các chiến binh tình nghi là Al Qaeda trong một khu lều trại. Sau khi đảm bảo an toàn cho một số con tin bị bắt giữ và cách ly khu vực, Hyder và các đồng đội chờ đợi trực thăng tới và đưa họ đi.

Trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ, đội SEAL báo cáo là có một số đạn pháo nhỏ bắn vào khu vực cách ly từ các vị trí bên ngoài song không ai bị thương. Sau 90 phút, khi chiếc trực thăng gần tới điểm hẹn trước, một binh sĩ trong đội SEAL cảnh báo Hyder rằng có một người đàn ông lớn tuổi nằm dưới một rãnh sâu gần đó và đang tiến về phía vị trí của đội SEAL 6. 

Trong một cuộc phỏng vấn sau này, Hyder cho biết người đàn ông đã tiếp cận đến vị trí của anh ta khi tay vẫn nhét dưới nách và không để ý đến cảnh báo của đội SEAL 6 yêu cầu dừng lại. Hyder nhận định người đàn ông không hiểu tiếng Anh và có thể nhìn không rõ lắm. Lý do là người đàn ông này không có kính nhìn đêm giống như các thành viên đội SEAL

. “Anh ta cứ thế tiến về phía chúng tôi. Tôi ước chừng anh ta đã tới gần tới mức anh ấy đã nằm trong khu vực có thể gây thương vong cho chúng tôi bằng lựu đạn” – Hyder nói. Điều này khiến Hyder khá lo ngại bởi một tuần trước đó, một phiến quân đã từng cho nổ một quả lựu đạn giấu sau lưng khi tiếp cận các nhân viên CIA khiến họ bị thương nặng.

Khi người đàn ông còn cách khu vực cách ly khoảng 15m, Hyder quyết định nổ súng và vật trong tay anh ta văng ra, là một chiếc radio nhỏ chứ không phải một quả lựu đạn! Với vai trò chỉ huy lực lượng trên mặt đất trong chiến dịch ở Kandahar, Hyder đã không bị quy kết trách nhiệm gì khi SEAL 6 xem xét tổng kết chiến dịch hành động.

Các nguyên tắc hành động trên chiến trường của SEAL cho phép chỉ huy nổ súng vào bất cứ ai mà anh ta cho là mối đe dọa, dù đối tượng ở thời điểm đó có vũ trang hay không.

Tuy nhiên, theo đánh giá của một số thành viên đội trinh sát Red Team của SEAL 6, trong đó có Neil Roberts (chính là thành viên đầu tiên của SEAL 6 thiệt mạng tại Afganistan từ sau sự kiện khủng bố 11/9), người đàn ông này lẽ ra không phải chết, và thực sự không thể coi anh ta là một mối đe dọa như lời biện hộ của Hyder. 

Người đàn ông bị giết nhầm vì chiếc radio
Người đàn ông bị giết nhầm vì chiếc radio

Quy trình “xử lý nội bộ”

Một buổi sáng sau khi thực hiện chiến dịch Mục tiêu Kim ngưu, đội SEAL 6 tập hợp tại Căn cứ không quân Bagram. Mục tiêu của cuộc họp là để thảo luận những sự việc đã xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hyder và một số chỉ huy khác không tham dự cuộc họp. Các thành viên của SEAL 6 đã mổ xẻ hành vi xâm phạm thi thể của Hyder với người đàn ông Afganistan bị “giết nhầm” ngày trước đó và vấn đề lớn nhất được đặt ra là “đạo đức trên chiến trường”.

Các thành viên SEAL 6 tranh luận căng thẳng để trả lời hàng loạt câu hỏi: họ sẽ đối xử như thế nào với đối phương sau khi bại trận? Liệu họ có nên tiếp tục trả thù cho Roberts? Những việc làm của Hyder với người đàn ông đã bị anh ta kết liễu cuộc đời có chấp nhận được hay không? Gần 40 thành viên tham gia cuộc họp hôm đó đã đi đến kết luận rằng hành động của Hyder có thể bị xem là tội ác chiến tranh và đó không phải là cách hành xử của một thành viên SEAL 6. 

Mối quan hệ giữa Hyder với các thành viên SEAL 6 sau đó khá căng thẳng. Mặc dù về mặt cấp bậc, Hyder vẫn là chỉ huy, song nhiều thành viên SEAL tỏ ý không nể phục Hyder ra mặt do hành động mà họ cho là “không có kinh nghiệm khi ra quyết định” – từ việc hủy hoại thi thể đối phương tới việc giết nhầm thường dân do đánh giá nhầm là “mối đe dọa”.

Tuy nhiên, các thành viên của SEAL 6 đã không báo cáo lại hành vi của Hyder với cấp trên. Sự việc của Hyder đã trở thành một mẫu hình của quy trình hoạt động bí mật và im lặng của đội SEAL 6 sau này. Theo đó, các thành viên SEAL 6 tự xử lý những vấn đề tương tự và không coi hành động giết người bừa bãi  vào danh mục thông tin phải báo cáo chính thức với cấp trên. 

“Những thành viên SEAL tin rằng họ có thể tự mình đưa ra những quy tắc kỷ luật mà họ cho rằng tương đương hoặc thậm chí ưu việt hơn hệ thống pháp lý để xử lý các hành vi phạm tội trong đội của mình. Họ có một quy trình nội bộ mà họ cho là hiệu quả và họ không có ý định hợp tác với các cơ quan điều tra bên ngoài, trừ khi họ buộc phải làm như vậy” – Susan Raser, một sĩ quan về hưu thuộc Đơn vị điều tra Tội phạm Hải quân nói.

Raser là người từng tiến hành nhiều cuộc điều tra với SEAL 6 và các đội SEAL khác. Với kinh nghiệm của mình, Raser cho rằng dù các thành viên  SEAL 6 hành động sai trái thì họ cũng không bao giờ bị các đồng đội tố cáo.

SEAL 6 trong một lần thực hiện chiến dịch tại Afganistan
SEAL 6 trong một lần thực hiện chiến dịch tại Afganistan 

Hào quang che mờ tội lỗi

Được hình thành từ không quá 200 thành viên của đội SEAL khi chiến tranh Afganistan bắt đầu, Đội SEAL 6 được biết đến ít hơn trong số các đơn vị đặc nhiệm tinh nhuệ của Hải quân Mỹ.

Được thành lập năm 1980 và đóng quân tại Trung tâm huấn luyện Dam Neck thuộc Căn cứ Hải quân Oceana gần bờ biển Virginia, SEAL 6 luôn tự hào vì không phải tuân theo cách thức hoạt động của các đơn vị quân đội thông thường. Khi SEAL 6 lần đầu tiên được triển khai đến Afghanistan hồi tháng 1/2002, lực lượng này chia làm 3 đơn vị: Đỏ, Xanh và Vàng, mỗi đơn vị có phù hiệu riêng. 

Những thông tin mà mọi người biết đến về Đội SEAL 6 trong các chương trình tin tức nóng hổi, các cuốn sách ăn khách hay trong các thước phim hấp dẫn của Hollywood đều tập trung lột tả tính chất anh hùng của lực lượng này, với trung tâm là nhiệm vụ tìm diệt Bin Laden và giải cứu các nhân vật cấp cao.

Thế nhưng, câu chuyện về Trung úy Vic Hyder chính là một ví dụ - dù là ít ỏi – về những góc tối, những câu chuyện đáng buồn của SEAL 6. Điều đáng nói hơn là góc tối này đều được lờ đi. Tiếng tăm và tầm vóc của SEAL 6 giúp các thành viên của đội bị phán xét ít hơn nhiều so với các đơn vị khác nếu như họ có hành động tương tự.

Những người dám nói về thực tế đang diễn ra trong nội bộ đội đặc nhiệm lừng danh này thường yêu cầu được giấu tên, bởi mọi thông tin nhỏ nhất của SEAL 6 đều được giữ bí mật chẳng khác nào “bí mật quốc gia”. Một số người thì lo sợ bị trả đũa khi nói ra những điều chống lại chính những đồng đội của mình.

Theo các nguồn tin này, dù là theo quan điểm cá nhân của họ hay là theo các quy tắc của luật pháp quốc tế, lực lượng đặc nhiệm SEAL 6 không thể và không bao giờ để mình có thể bị khép vào việc vi phạm tội ác chiến tranh – dù hành động của họ trên chiến trường có sai trái thế nào chăng nữa. 

Trở lại câu chuyện của Vic Hyder, không lâu sau khi trở về từ Afganistan, Hyder rời khỏi Đội đặc nhiệm SEAL 6 và sau đó được thăng chức lên Trung tá Hải quân. Hyder còn được trao tặng Huân chương Sao bạc nhờ những đóng góp trong nỗ lực giải cứu Roberts tại Takur Ghar năm nào.

Sự thăng tiến của Hyder là một minh chứng rõ ràng cho lời nói của một thành viên SEAL 6: “Sẽ chẳng có ai tố giác cả, và khi bạn chiến thắng trên chiến trường, đương nhiên bạn sẽ chẳng bao giờ nhận phần thua trong bất cứ cuộc điều tra nào”!

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.