Đội đặc nhiệm lừng danh SEAL 6 trục lợi từ chiến dịch tìm diệt Bin Laden

Robert O’Neill (phải) và Matthew Bissonnette trong cuộc ganh đua trở thành nhân vật chính trong vụ tiêu diệt Osama Bin Laden.
Robert O’Neill (phải) và Matthew Bissonnette trong cuộc ganh đua trở thành nhân vật chính trong vụ tiêu diệt Osama Bin Laden.
(PLO) -Sau những quy định nhằm “tái lập kỷ cương” của Phó Đô đốc William McRaven - chỉ huy mới của Lực lượng Tác chiến phối hợp Đặc biệt (JSOC), hành vi giết chóc bừa bãi trong các đơn vị của SEAL 6 đã giảm đáng kể.

Thế nhưng, một số điểm yếu “cố hữu” trong hành động như thiếu cẩn trọng, bao che đồng đội, thậm chí là trục lợi từ việc là thành viên của SEAL 6 vẫn diễn ra trong một số chiến dịch, trong đó có những vụ “qua mặt” cả McRaven.

Việc các thành viên SEAL 6 vẫn “tự tung tự tác” trong khi thực hiện nhiệm vụ xuất phát từ thực tế là trong nhiều cuộc giải cứu, nhất là các nhân vật cấp cao, SEAL 6 nhận lệnh từ đích thân Tổng thống Barack Obama. Trong nhiều vụ như vậy, McRaven chỉ nhận được báo cáo sau khi mọi việc đã xong xuôi đâu vào đấy. 

Biển thủ tiền và ngộ sát con tin

Một trong những vụ giải cứu khá nổi tiếng mà SEAL 6 nhận lệnh trực tiếp từ Tổng thống Barack Obama là giải cứu Thuyền trưởng Richard Phillips của con tàu thương mại “Maersk Alabama” hồi tháng 4/2009 do bị cướp biển bắt giữ tại vùng biển Ấn Độ Dương. 

Các tay súng bắn tỉa của Biệt đội Đỏ đã hạ 3 tên đang bắt giữ Phillips trên một con xuồng cứu hộ. Nhưng McRaven - người chỉ huy chiến dịch, đã không hề ra lệnh cho những tay súng bắn tỉa nhả đạn, cả chỉ huy của SEAL 6 cũng vậy. Đội trưởng đội bắn tỉa đã hành động theo “quyền tấn công khẩn cấp” để giết chết những tên cướp biển.

McRaven chỉ được thông báo về vụ việc sau khi biết rằng Phillips đã được an toàn, và McRaven cảm thấy thực sự bị xúc phạm. Điều đáng nói hơn là sau chiến dịch này, số tiền 30.000 USD bằng tiền mặt được những tên cướp biển mang theo xuống xuồng lúc đó đã thất lạc.

Mối nghi ngờ đổ dồn vào các thành viên SEAL. FBI đã vào cuộc điều tra đối với 2 thành viên trong Biệt đội Đỏ, nhưng số tiền này không bao giờ xuất hiện trở lại và các thành viên SEAL cũng không ai bị buộc tội gì. 

Một vụ nổi tiếng khác là giải cứu nhân viên cứu hộ người Anh Linda Norgrove bị bắt cóc tại Afganistan hồi tháng 10/2010. Chiến dịch này được đặt mật danh là Anstruther và nhận được sự ủy thác của Thủ tướng Anh David Cameron.

Chiến dịch giải cứu này được giới lãnh đạo cao cấp rất quan tâm bởi Norgrove làm việc tại Afganistan với vai trò nhân viên cứu trợ của DAI – một tổ chức phi chính phủ của Mỹ, nhưng lại bí mật làm việc cho cơ quan tình báo MI6 của Anh.

Trong suốt vụ đột kích trong đêm tại khu vực Kunar ở phía bắc Afganistan, Biệt đội Bạc của SEAL 6 đã giết chết một số kẻ đang giam giữ Norgrove, nhưng chẳng may lại giết luôn cả Norgrove. Chỉ huy chiến dịch này đã được báo cáo rằng chiếc áo gắn bom tự sát đã bị một kẻ bắt cóc kích nổ, và bản báo cáo gửi McRaven cũng viết rằng Norgrove đã bị những kẻ bắt cóc sát hại. 

Nhưng sau đó, một sĩ quan của JSOC đã xem lại đoạn băng do một chiếc máy bay không người lái ghi lại được, cho thấy một thành viên SEAL 6 đã ném một vật thể và nó phát nổ gần vị trí mà thi thể của Norgrove được tìm thấy. Một trong hai thành viên SEAL chứng kiến vụ việc cuối cùng đã thừa nhận sự cố này. 

Vụ kỷ luật hy hữu

Sau một cuộc điều tra phối hợp của Anh và Mỹ về nguyên nhân thất bại của chiến dịch, thành viên SEAL 6 ném quả lựu đạn khiến Norgrove tử vong đã bị trừng phạt. Nhưng sau khi trở lại căn cứ ở Dam Neck, William McRaven còn quyết định toàn bộ 3 thành viên đã cố che giấu vụ việc sẽ bị điều động khỏi SEAL 6.

Đây có thể coi là vụ kỷ luật chưa từng có tiền lệ ở SEAL 6 - nơi mà các thành viên thường cho mình quyền tự xử lý những vấn đề liên quan đến các vi phạm kỷ luật. Đối với các thành viên SEAL 6, hình phạt nặng nhất với họ chính là bị đuổi khỏi lực lượng trước mặt các đồng đội.

Theo một sĩ quan cấp cao của JSOC, chiến dịch giải cứu Norgrove như một lời cảnh báo cứng rắn của McRaven tới các thành viên SEAL 6. Dù vậy, hai trong số 3 thành viên bị điều động đi nơi khác cuối cùng vẫn được cho quay trở lại SEAL 6 sau một thời gian. 

Trong thế giới của SEAL 6, khi mà các thành viên không bao giờ đối mặt với những xét xử về các hành vi tội ác – dù họ vẫn thường bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, giết người bừa bãi, thậm chí cả tham nhũng – việc McRaven xử lý kỷ luật 3 thành viên trong chiến dịch giải cứu Norgrove là một động thái nghiêm trọng.

Nơi trú ẩn của Bin Laden – khởi nguồn của chiến dịch nổi tiếng nhất của SEAL 6.
Nơi trú ẩn của Bin Laden – khởi nguồn của chiến dịch nổi tiếng nhất của SEAL 6. 

McRaven sau đó còn tổ chức một cuộc họp với một nhóm lớn các sĩ quan chỉ huy cấp cao trong lực lượng để phê phán hành động nói dối để của các thành viên SEAL 6 – dù đó là để bảo vệ danh dự đồng đội. Mc Raven cũng nhắc nhở toàn bộ các thành viên phải luôn luôn tuân thủ các quy định của đội cũng như những quy định pháp lý đối hành động trong chiến tranh. 

Dù vậy, trên thực tế, SEAL 6 vẫn liên tục gặt hái những chiến công vang dội trên chiến trường và nhiệm vụ được giao cho đội gia tăng một cách chóng mặt. Bởi vậy, bất chấp sự chỉ đạo của McRaven, SEAL 6 vẫn không chịu sự giám sát nội bộ gắt gao nào về các hành vi vượt quá giới hạn của các thành viên. Việc này thực ra cũng gây hại cho chính các thành viên SEAL 6 về mặt tâm lý mà họ không thực sự nhận ra.

Một cựu chỉ huy của SEAL 6 nói: “Đêm này qua đêm khác, giết người khác hoặc chính mình bị giết. Đó thực sự là một sự tàn bạo. Không ai chuẩn bị cho họ những thiệt hại lâu dài về mặt tinh thần. Và đó thực sự là cái giá phải trả khi họ chấp nhận đứng trong hàng ngũ của lực lượng được bao bọc bởi ánh hoàng quang này!”

Kiếm lời từ thân phận “thành viên SEAL 6”

Ngoài những hành động như giết người bừa bãi, xâm phạm thi thể đối phương, che giấu tội lỗi…, còn có một điều mà ít người biết về sự cạnh tranh gay gắt giữa các thành viên bởi SEAL 6 luôn nổi tiếng về tinh thần đồng đội rất cao. Cuộc đột kích nổi tiếng khắp thế giới tiêu diệt thủ lĩnh Al Qaeda Osama Bin Laden là một minh chứng rõ nét.

Từ thời điểm Tổng thống Obama thông báo về kết quả của chiến dịch trên tivi, rất nhiều cá nhân cũng như tổ chức tìm cách kiếm lời từ câu chuyện này, trong đó mấu chốt nhất phải là nhân vật đã nổ phát đạn quyết định xóa sổ kẻ bị người Mỹ căm thù nhất.

Hai thành viên khác nhau của SEAL 6 là Robert O’Neill và Matthew Bissonnette đều được cho là người đã giết chết Bin Laden. Các thông tin mà hai thành viên này bằng cách nào đó rò rỉ cho công chúng tiết lộ rất nhiều chi biết về những gì đã xảy ra trong chiến dịch đặc biệt nhất và cũng nổi tiếng nhất của quân đội Mỹ.

Cả O’Neill và Bissonnette đều muốn vẽ lên hình tượng rất đẹp của người quan trọng nhất – là người đã kết liễu cuộc đời Bin Laden để thỏa mãn trí tò mò của công chúng. Với họ, đây thực sự là một cuộc chạy đua.  

Sự nghiệp của O’Neill và Bissonnette là sự soi chiếu lẫn nhau. Họ cùng gia nhập Biệt đội Đỏ cùng thời gian, cùng được tặng “chiếc rìu nhuốm máu” dưới thời chỉ huy của Wyman Howard. Đều rất tài năng và có tinh thần cạnh tranh cao, cùng có ý tưởng về việc … kiếm lời từ việc là một thành viên SEAL 6. Đặc biệt, cả hai đều nổi tiếng trong đơn vị bởi khuynh hướng “tự nâng tầm bản thân” - điều không thật sự phù hợp với một môi trường hoạt động cần tính đồng đội cao như SEAL 6.

Thế nhưng, họ cũng có những điểm khác biệt cơ bản. Howard coi Bissonnette là hình mẫu điển hình của một thành viên SEAL 6: một binh sĩ được đào tạo bài bản trong trường quân đội và có những hiểu biết sâu sắc về các kỹ thuật và chiến thuật trên chiến trường.

O’Neill thì ngược lại, không được các đồng đội đánh giá cao về mặt nền tảng, nhưng lại là một tay súng bắn tỉa cừ khôi và cũng từng có một thời gian nằm trong đội ngũ chỉ huy của Biệt đội Đỏ. Trong chiến dịch tiêu diệt Bin Laden, Bissonnette làm việc chặt chẽ với CIA là các chỉ huy cấp cao của SEAL 6 trong suốt quá trình lên kế hoạch tấn công, và sẽ dẫn đầu một nhóm các binh sĩ tìm và tiêu diệt các tùy tùng của Bin Laden.

O’Neill được được chọn là trưởng một nhóm khác đảm bảo an ninh vòng ngoài, nhưng sau đó đã đổi vai trò cho chỉ huy một nhóm khác mà cả O’Neill và Bissonnette tin là có cơ hội được nã phát đạn đầu tiên vào Bin Laden. Và đó là thời điểm mà cuộc cạnh tranh để trở thành nhân vật trung tâm bắt đầu.../.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.