QTV - Sau thành công ban đầu từ việc chuyển đổi trên 401ha vùng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản tại huyện Đông Triều (giai đoạn 2003 – 2006), UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phê duyệt cho Đông Triều thực hiện chuyển đổi thêm 242,62ha. Dự án đã đi được gần 1/3 thời gian triển khai nhưng việc đầu tư cơ sở hạ tầng mới chỉ thực hiện 3.054m đê bao, các hạng mục khác vẫn chỉ dừng ở phần quy hoạch chi tiết.
Việc chuyển đổi thêm 242,62ha được thực hiện tại xã: Tân Việt, Hồng Thái Đông, Hoàng Quế và Yên Đức. Thời gian thực hiện Dự án từ tháng 10/2007 đến năm 2011 với tổng kinh phí 44 tỷ 516 triệu đồng. Trong đó ngân sách là nhà nước là 21 tỷ 808 triệu đồng, phần còn lại là vốn của các hộ tham gia vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản.
Gia đình ông Phạm Văn Trầm ở thôn Nội Hoàng, xã Hoàng Quế là một trong số những hộ tham gia việc chuyển đổi. Năm 2009, ông Trầm đã đầu tư 1,5 tỷ đồng để đào 2 ao nuôi cá nước ngọt trên diện tích 2,5 hecta mặt nước. Ao đã đào xong nhưng những hạng mục chính mà dự án sẽ đầu tư gồm: đê bao, kênh cấp, tiêu nước chính, cống chính vào các ao nuôi, đường, điện... lại diễn ra chậm chạp. Để có thể bắt tay vào vụ nuôi cá, gia đình ông Trầm đã phải tự bỏ tiền để xây cống thoát nước với chi phí 40 triệu đồng. Mong muốn của ông là Nhà nước sớm đầu tư cho khu vực này đường điện để dùng máy bơm và sục nước nuôi cá.
Trên thực tế khi chuyển đổi, nuôi trồng thủy sản cho thu nhập cao hơn từ 3 - 5 lần so với cấy lúa. Nguồn thu từ nuôi trồng thủy sản đã mang lại diện mạo mới cho các vùng quê, đời sống của nhân dân được nâng cao. Chính vì thế mà các hộ dân tham gia chuyển đổi ngày càng nhiều.
Ngay như xã Hoàng Quế, trong khi các hạng mục cơ bản đầu tư cho 48 hecta thuộc vùng dự án đang được triển khai một cách ì ạch thì rất nhiều hộ dân đã mạnh dạn làm đầm có quy mô ở khu vực phía ngoài vùng dự án.
Ông Nguyễn Trọng Thu - Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Hoàng Quế, Đông Triều cho rằng: việc triển khai các hạng mục của dự án tại xã Hoàng Quế là rất chậm khiến cho công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn bởi bà con ở đây lại có nhu cầu chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản rất nhiều.
Nguyên nhân việc chuyển đổi đất cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản giai đoạn từ 2007 đến 2011 ở Đông Triều diễn ra chậm là do Dự án được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt từ tháng 10/2007 nhưng đến cuối 2009, tổng nguồn ngân sách tỉnh cấp cho Dự án mới được 2 tỷ 746 triệu đồng. Vì vậy Ban Quản lý dự án và công trình huyện Đông Triều cũng chỉ đầu tư được 2.144m đê bao thuộc xã Hoàng Quế và 910m đê bao thuộc xã Tân Việt, các hạng mục còn lại vẫn đang chờ kinh phí.
Ông Nguyễn Xuân Mậu - Giám đốc Ban Quản lý dự án và công trình huyện Đông Triều cho biết: UBND huyện Đông Triều đã báo với tỉnh về tình hình triển khai dự án và tháng 3/2010, tỉnh đã cấp thêm 5 tỷ 150 triệu đồng để huyện triển khai các hạng mục tiếp theo. Nếu sang năm 2011, dự án được quan tâm cấp đủ nguồn kinh phí còn lại chắn chắn chúng tôi sẽ thực hiện xong.
Nhân dân các xã của huyện Đông Triều hy vọng việc đầu tư sẽ sớm được hoàn thiện để họ yên tâm đầu tư lâu dài, mặt khác các hộ mới sẽ mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vào vùng dự án chuyển đổi.
Hải Hà
Việc chuyển đổi thêm 242,62ha được thực hiện tại xã: Tân Việt, Hồng Thái Đông, Hoàng Quế và Yên Đức. Thời gian thực hiện Dự án từ tháng 10/2007 đến năm 2011 với tổng kinh phí 44 tỷ 516 triệu đồng. Trong đó ngân sách là nhà nước là 21 tỷ 808 triệu đồng, phần còn lại là vốn của các hộ tham gia vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản.
Các hạng mục của vùng chuyển đổi sang NTTS ở xã Hoàng Quế vẫn còn chờ kinh phí |
Gia đình ông Phạm Văn Trầm ở thôn Nội Hoàng, xã Hoàng Quế là một trong số những hộ tham gia việc chuyển đổi. Năm 2009, ông Trầm đã đầu tư 1,5 tỷ đồng để đào 2 ao nuôi cá nước ngọt trên diện tích 2,5 hecta mặt nước. Ao đã đào xong nhưng những hạng mục chính mà dự án sẽ đầu tư gồm: đê bao, kênh cấp, tiêu nước chính, cống chính vào các ao nuôi, đường, điện... lại diễn ra chậm chạp. Để có thể bắt tay vào vụ nuôi cá, gia đình ông Trầm đã phải tự bỏ tiền để xây cống thoát nước với chi phí 40 triệu đồng. Mong muốn của ông là Nhà nước sớm đầu tư cho khu vực này đường điện để dùng máy bơm và sục nước nuôi cá.
Một đầm nuôi ngoài vùng chuyển đổi |
Trên thực tế khi chuyển đổi, nuôi trồng thủy sản cho thu nhập cao hơn từ 3 - 5 lần so với cấy lúa. Nguồn thu từ nuôi trồng thủy sản đã mang lại diện mạo mới cho các vùng quê, đời sống của nhân dân được nâng cao. Chính vì thế mà các hộ dân tham gia chuyển đổi ngày càng nhiều.
Ngay như xã Hoàng Quế, trong khi các hạng mục cơ bản đầu tư cho 48 hecta thuộc vùng dự án đang được triển khai một cách ì ạch thì rất nhiều hộ dân đã mạnh dạn làm đầm có quy mô ở khu vực phía ngoài vùng dự án.
Ông Nguyễn Trọng Thu - Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Hoàng Quế, Đông Triều cho rằng: việc triển khai các hạng mục của dự án tại xã Hoàng Quế là rất chậm khiến cho công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn bởi bà con ở đây lại có nhu cầu chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản rất nhiều.
Nguyên nhân việc chuyển đổi đất cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản giai đoạn từ 2007 đến 2011 ở Đông Triều diễn ra chậm là do Dự án được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt từ tháng 10/2007 nhưng đến cuối 2009, tổng nguồn ngân sách tỉnh cấp cho Dự án mới được 2 tỷ 746 triệu đồng. Vì vậy Ban Quản lý dự án và công trình huyện Đông Triều cũng chỉ đầu tư được 2.144m đê bao thuộc xã Hoàng Quế và 910m đê bao thuộc xã Tân Việt, các hạng mục còn lại vẫn đang chờ kinh phí.
Ông Nguyễn Xuân Mậu - Giám đốc Ban Quản lý dự án và công trình huyện Đông Triều cho biết: UBND huyện Đông Triều đã báo với tỉnh về tình hình triển khai dự án và tháng 3/2010, tỉnh đã cấp thêm 5 tỷ 150 triệu đồng để huyện triển khai các hạng mục tiếp theo. Nếu sang năm 2011, dự án được quan tâm cấp đủ nguồn kinh phí còn lại chắn chắn chúng tôi sẽ thực hiện xong.
Nhân dân các xã của huyện Đông Triều hy vọng việc đầu tư sẽ sớm được hoàn thiện để họ yên tâm đầu tư lâu dài, mặt khác các hộ mới sẽ mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vào vùng dự án chuyển đổi.
Hải Hà